Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Các triệu chứng nhận biết bệnh trĩ

Ngày 25/06/2020

Bệnh trĩ là gì, bệnh trĩ có gây đau lưng không, các triệu chứng nhận biết bệnh trĩ… là những vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa về việc họ cảm thấy đau lưng. Vậy bệnh trĩ có gây đau lưng không và đâu mới là các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ mà người bệnh cần quan tâm? Phát hiện sớm bệnh trĩ thông qua các dấu hiệu sẽ góp phần giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.

I. Bệnh trĩ có gây đau lưng không?

Bệnh trĩ có gây đau lưng không là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm. Bởi một số trường hợp mắc trĩ cảm thấy đau tức ở vùng thắt lưng, lưng dưới, từ đó gặp khó khăn trong việc ngồi, nằm, đi đứng.

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?

Nếu người bệnh đang gặp phải tình trạng đau lưng khi mắc trĩ thì đừng bỏ qua những tư vấn từ TS.BS chuyên khoa Trịnh Tùng ngay sau đây.

1. Bệnh trĩ là gì?

Trước hết, người bệnh cần hiểu được bệnh trĩ là căn bệnh ở hậu môn trực tràng. Khi vùng hậu môn bị tăng áp lực sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu, sưng giãn các tĩnh mạch, dần dần hình thành những búi trĩ.

Theo thống kê từ Hội hậu môn Trực tràng Việt Nam, có tới trên 50% dân số Việt Nam sống chung với trĩ. Tuy là căn bệnh phổ biến, nhiều người mắc phải nhưng chúng ta không nên chủ quan với trĩ, bởi nếu phát hiện muộn và điều trị sai cách, bệnh trĩ sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.

2. Vậy bệnh trĩ có gây đau lưng không?

Nhiều bệnh nhân lầm tưởng tình trạng đau lưng do trĩ gây ra. Vậy bệnh trĩ có gây đau lưng không? Cũng theo TS.BS Trịnh Tùng, bệnh trĩ không gây đau lưng cho người bệnh. Các trường hợp đau lưng khi bị trĩ có thể do người bệnh đau ở hậu môn dẫn đến việc nằm, ngồi gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới vùng thắt lưng, lưng dưới gây đau mỏi.

Ngoài ra, các trường hợp mắc trĩ đồng thời với các bệnh lý khác sẽ gặp phải tình trạng đau lưng.

3. Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Bệnh trĩ không gây ra tình trạng đau lưng. Tuy nhiên người bệnh gặp phải triệu chứng này thì không nên chủ quan. Bởi đau lưng có thể do các bệnh sau gây ra:

  • Bệnh ở thận: Sỏi thận, sỏi niệu quản gây đau lệch ở cột sống, đau lưng, gây buồn nôn, mệt mỏi kèm theo tiểu ra máu.
  • Viêm niệu đạo: Gây tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng, đau bụng, tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.
  • U xơ tử cung ở nữ giới: Gây đau bụng dưới, đau lưng dưới, rong kinh hoặc kinh nguyệt bất thường, tiểu nhiều, tiểu đêm.
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung ở nữ giới: Gây ra tình trạng đau ở lưng thấp, đau bụng, xuất huyết bất thường, đau bụng kinh.
  • Viêm ruột thừa: Gây đau lưng thấp, đau bên phải bụng, kèm theo triệu chứng sốt, mệt mỏi.

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?

II. Các triệu chứng nhận biết bệnh trĩ

Người bệnh không cần lo lắng về vấn đề bệnh trĩ có gây đau lưng không, nhưng cũng không được chủ quan trước các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ. Việc phát hiện sớm bệnh trĩ và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm và đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

1. Đau rát hậu môn sau khi đi vệ sinh

Đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện được coi là dấu hiệu ban đầu cảnh báo người bệnh đang có nguy cơ mắc trĩ.

Ở giai đoạn nhẹ, các cơn đau chỉ xảy ra thoáng qua ngay sau khi đại tiện và sẽ tự hết. Nhưng khi bệnh trĩ đã phát triển ở các cấp độ nặng hơn, cơn đau rát ở hậu môn sẽ kéo dài âm ỉ cả ngày khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Đặc biệt các trường hợp trĩ nặng từ độ 3 trở lên, búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, tình trạng đau rát kéo dài ngay cả khi người bệnh không đi vệ sinh.

2. Đại tiện ra máu

Bên cạnh tình trạng đau rát hậu môn, người bệnh còn gặp phải triệu chứng đại tiện ra máu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, 99% người bệnh khi bị trĩ đều gặp phải tình trạng này. Đại tiện ra máu được coi là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ:

  • Trĩ độ 1: Máu có thể dính ở giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện.
  • Trĩ độ 2: Lúc này, tình trạng chảy máu sau khi đi vệ sinh rõ ràng hơn dưới dạng nhỏ giọt.
  • Trĩ độ 3 trở lên: Máu phun thành tia hoặc chảy máu nhiều, liên tục trong khi đi đại tiện. Các trường hợp nghiêm trọng sẽ bị chảy máu hậu môn cho dù không đi vệ sinh, dẫn đến mất máu, ngất xỉu.

chay-mau-hau-mon

3. Ngứa hậu môn

Quá trình đi vệ sinh cộng với chảy dịch nhiều ở hậu môn khiến khu vực này dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, từ đó dẫn đến ngứa.

Đặc biệt ở nữ giới, viêm nhiễm hậu môn do trĩ có thể dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa, gây ngứa rát vùng kín, khí hư bất thường.

4. Có cục cứng ở hậu môn

Rất nhiều bệnh nhân lầm tưởng cục cứng ở hậu môn là phần da thừa và không quan tâm đến chúng, cho đến khi các triệu chứng nói trên trở nên rõ rệt. Các cục cứng ở hậu môn chính là những búi trĩ bị sa ra ngoài.

Ban đầu, các búi trĩ khi sa ra ngoài có thể tự co lên được. Dần dần để búi trĩ co vào trong, người bệnh phải dùng tay đẩy lên. Đến khi búi trĩ quá lớn, bị sa hẳn ra ngoài hậu môn sẽ không thể tự co hay đẩy được vào bên trong.

Việc xuất hiện cục cứng ở hậu môn – hay còn được gọi là sa búi trĩ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, vướng víu, ngứa ngáy và đau đớn, nhất là khi đi lại, ngồi nhiều hoặc nằm một chỗ.

III. Các tác hại của bệnh trĩ người bệnh cần lưu ý

Bệnh trĩ là căn bệnh tế nhị nên nhiều bệnh nhân thường âm thầm chịu đựng các triệu chứng mà ngại đi khám và điều trị. Điều này khiến bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư hậu môn – trực tràng, hoại tử hậu môn.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh trĩ còn khiến người bệnh mệt mỏi, không tự tin trong cuộc sống, công việc bị cản trở, chất lượng đời sống tình dục giảm sút.

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đề phòng các tác hại nghiêm trọng của bệnh trĩ như:

  • Bệnh trĩ gây thiếu máu: Do tình trạng chảy máu sau đại tiện diễn ra liên tục. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu, cơ thể xanh xao, ốm yếu.
  • Nhiễm trùng máu: Búi trĩ phát triển lớn, nằm ngoài hậu môn rất dễ bị viêm, nhiễm trùng. Điều này gây ra nguy cơ nhiễm trùng máu cao, có thể gây tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
  • Sa nghẹt búi trĩ: Các búi trĩ sưng to, cứng và nằm chắn ngang ở ống hậu môn khiến cho người bệnh gặp nhiều đau đớn, khó khăn trong việc đại tiện.
  • Suy giảm chức năng hậu môn: Tình trạng trĩ lâu ngày khiến hậu môn giảm khả năng co thắt, các cơ quan xung quanh bị tổn thương, dẫn đến việc xì hơi và đại tiện mất tự chủ.

Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi gặp phải các triệu chứng nhận biết sớm bệnh trĩ. Hãy đi khám, thực hiện nội soi hậu môn trực tràng để xác định chính xác tình trạng mà mình gặp phải, từ đó điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số thông tin giải đáp về vấn đề “bệnh trĩ có gây đau lưng không” mà nhiều người bệnh đang quan tâm hiện nay. Tuy đau lưng không phải là triệu chứng của bệnh trĩ nhưng người bệnh không nên chủ quan với các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu nghi ngờ mình đã mắc trĩ mà chưa có thời gian đi khám, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa qua hotline X để được tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất.

 

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Thẻ: Bệnh trĩ
Bác sĩ CK II khoa Ngoại tiêu hóa

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, trong đó có 7 năm giữ chức vụ Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa - bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội và 8 năm đương nhiệm chức vụ PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Bạn có đang mắc bệnh trĩ? Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để biết bạn đang mắc loại trĩ nào?
  • Màu sắc của máu khi đại tiện?
  • Mức độ đau do trĩ?
  • Hậu môn có cục thịt không?
  • Biểu hiện khác
Chú ý: "Kết quả bài kiểm tra sẽ được gửi tới SĐT của bạn trong vòng 30' (Dưới hình thức SMS)"
Nếu không muốn chờ lâu, vui lòng click "Tư vấn online" hoặc click "Nhận đáp án" để biết kết quả
Đặt hẹn bác sĩ
  • BS.CKI Ngô Việt Thành

    Chuyên khoa: Ngoại – Tiết niệu

    Chuyên gia y tế quốc tế và công tác tại Cộng Hòa Angola.

    Phó khoa Ngoại tại bệnh viện Phổi Trung Ương.

    2216 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKII Trịnh Tùng

    Chuyên khoa: Ngoại khoa

    Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

    Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

    Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

    3647 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKI Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa: Sản phụ khoa

    Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

    Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.

    Gương mặt bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc năm 2020.

    4258 lượt đặt Đặt hẹn ngay
Phản hồi của bệnh nhân phòng khám
ANH NGÔ VĂN THUẬN Lái xe taxi - Thái Nguyên
Tôi bị trĩ nội ám ảnh suốt 1 năm trời không biết kể khổ cùng ai. Cuối cùng không chịu được nữa, nhờ có sự động viên và sự tận tình chữa trị của các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội mà tôi đã không còn bị trĩ nữa. Niềm vui này chỉ biết chia sẻ cùng nhân viên phòng khám và những người cũng đang bị như tôi, chúc mọi người sớm khỏi bệnh!
CHỊ LÊ NGỌC BÍCH Kế toán - Hưng Yên
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.
ANH NGUYỄN VĂN HÒA Công nhân - Nam Định
Công việc của tôi khá vất vả, thường xuyên bê vác vật nặng nên sau khi bị đi ngoài ra máu, tôi đã đi khám tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội và được biết mình bị trĩ ngoại cấp độ 2. Và thật may mắn sau 9 tháng điều trị tôi không hề thấy dấu hiệu của bệnh trĩ tái phát. Rất cảm ơn các bác sỹ và chúc mọi người cũng được may mắn như tôi!
CHỊ PHẠM THANH TÂM NV thu ngân - Hà Nội
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.