Thực đơn cho người nứt kẽ hậu môn: Ăn gì và kiêng gì?
Thực đơn cho người nứt kẽ hậu môn gồm những gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này quan tâm. Một phần tác nhân dẫn tới nứt kẽ hậu môn là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy, để trị dứt điểm cũng như giảm triệu chứng bệnh. Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, việc ăn uống khoa học cũng là vấn đề hết sức quan trọng.
I. Cập nhật thực đơn cho bệnh nhân nứt kẽ hậu môn
Trước khi tìm hiểu thực đơn cho người nứt kẽ hậu môn, chúng ta nên tìm hiểu nứt kẽ hậu môn là gì? Đây là căn bệnh phổ biến liên quan đến khu vực hậu môn – trực tràng. Hình thành do niêm mạc hậu môn bị viêm loét, tạo thành vết nứt từ 0.5 – 1cm.
Dù vết nứt nhỏ nhưng cũng khiến bệnh nhân đối mặt với những cơn đau, ngứa, chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện.
Có 2 mức độ nhận biết bệnh:
- Bệnh nứt kẽ hậu môn cấp tính: kéo dài dưới 6 tuần
- Bệnh nứt kẽ hậu môn mãn tính: kéo dài từ 6 tuần trở lên.
Có nhiều tác nhân hình thành nứt kẽ hậu môn: Táo bón, co thắt cơ vòng, viêm nhiễm,… Để giải quyết triệt để căn bệnh này, bên cạnh thăm khám, điều trị theo phác đồ bác sĩ. Bệnh nhân cần quan tâm tới chế độ ăn uống sao cho hợp lý để bệnh không có cơ hội phát triển.
II. Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì tốt nhất?
Thực đơn cho người nứt kẽ hậu môn là những món nào nên ăn? Để phòng tránh táo bón, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể… Chế độ dinh dưỡng là một trong những cách hữu hiệu giúp người bệnh cải thiện triệu chứng nứt kẽ hậu môn.
1. Nên ăn khoai lang khi bị nứt kẽ hậu môn
Khoai lang được chia thành nhiều loại khác nhau: khoai lang tím, khoai lang mật, khoai lang bí… Mỗi loại khoai có sự khác nhau về thành phần hóa học. Về cơ bản, đây là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất xơ…
Tác dụng: Giảm chứng táo bón, nhuận tràng, làm mềm phân. Giúp cho việc đi đại tiện của bệnh nhân trở nên dễ dàng, không gây tổn thương hậu môn, giảm cơn đau rát khi đại tiện…
Một số chất dinh dưỡng trong khoai lang như vitamin nhóm B, khoáng chất,… giúp sản sinh máu, giúp vết thương ở niêm mạc hậu môn lành nhanh chóng.
Cách sử dụng: Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn nên ăn khoảng 16 – 500g khoai lang mỗi ngày. Có thể thay đổi khẩu bị bằng cách hấp, luộc, nấu canh, kho cá,…
2. Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn rau xanh
Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể bỏ qua khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn. Bệnh nhân nên bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn hàng ngày: rau má, rau dền, rau mồng tơi, rau cải bó xôi, rau cải xoăn, bắp cải…
Rau xanh, rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau củ tươi giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Cơ thể tăng sức đề kháng, phòng chống viêm nhiễm hiệu quả.
Đối với bệnh nhân nứt kẽ hậu môn, ăn rau xanh chứa nhiều chất xơ giúp đường ruột hút nước, làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón. Đại tiện dễ dàng, giảm đau rát, giảm tổn thương ở niêm mạc hậu môn.
Chất dinh dưỡng trong rau xanh giúp ổ viêm loét hậu môn nhanh lành, giảm viêm sưng…
- [Niêm yết] Chi phí chữa nứt kẽ hậu môn tại Hà Nội giá bao nhiêu
- Thực đơn cho người nứt kẽ hậu môn: Ăn gì và kiêng gì?
- # Biến chứng bệnh nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
- Các thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn: Dùng sao cho đúng?
- 6 cách chữa nứt kẽ hậu môn dân gian cho hiệu quả bất ngờ
- Các bác sỹ chữa nứt kẽ hậu môn giỏi và nổi tiếng ở Hà Nội
3. Thực đơn cho bệnh nhân nứt kẽ hậu môn – Chuối
Chuối là loại trái cây quen thuộc với mọi người, có nhiều giống chuối khác nhau: chuối tiêu, chuối sứ, chuối chà bột, chuối tây…
Tác dụng: Chuối rất thơm ngon, bổ dưỡng. Chuối chứa nhiều chất xơ, giúp bệnh nhân nứt kẽ hậu môn phòng ngừa, giảm táo bón. Bên cạnh đó, chuối giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già.
Chuối chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chuối sản sinh máu, phòng tránh thiếu máu, giúp vết thương mau lành. Chuối bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, kích thích nhanh lành vết thương, giảm sưng viêm…
Cách sử dụng: Có thể ăn từ 1 – 2 quả chuối chín hàng ngày để tình trạng nứt kẽ hậu môn nhanh chóng thuyên giảm.
Ngoài việc sử dụng chuối tươi, bệnh nhân có thể dùng thêm nước ép chuối, sinh tố chuối, chè chuối…
4. Nên ăn gì khi bị nứt kẽ hậu môn – Táo
Tác dụng: Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi người. Táo tươi chứa một số chất giúp kích thích ruột, nhuận tràng.
Táo chứa nhiều chất xơ, giúp ruột hút nước, làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón… Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn nên thường xuyên ăn táo để giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón, giảm đau rát khi đại tiện.
Táo cũng chứa nhiều vitamin, giúp vết viêm loét hậu môn nhanh lành, giảm tình trạng sưng viêm.
Cách sử dụng: Ngoài việc ăn táo tươi, bệnh nhân có thể sử dụng sinh tố táo, nước ép táo, salad táo… để không bị nhàm chán.
5. Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Thiếu máu là một trong những tác nhân khiến vết viêm loét khó lành. Người bệnh nứt kẽ hậu môn cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất sắt và khoáng chất như: thịt bò, thịt lợn, gan động vật, trứng, cá biển… giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng…
Bên cạnh việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất sắt… Người bệnh nứt kẽ hậu môn cần uống nhiều nước, tăng cường sử dụng trái cây tươi, uống nước ép trái cây để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, giảm sưng viêm, làm mềm phân, vết nứt kẽ hậu môn mau lành…
III. Kiêng ăn gì khi mắc bệnh nứt kẽ hậu môn?
Thực đơn cho người nứt kẽ hậu môn bên cạnh một số thức ăn, thực phẩm dinh dưỡng, trái cây tươi nên ăn. Người bệnh nứt kẽ hậu môn cần kiêng kỵ việc tiêu thụ một số thực phẩm gây hại, khiến triệu chứng bệnh nặng thêm.
1. Bị nứt kẽ hậu môn nên kiêng thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng được liệt vào danh sách thức ăn có hại cho hệ tiêu hóa. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cay nóng là tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày. Cản trở hoạt động tiêu hóa, khiến đại tiện khó khăn hơn, cảm giác đau đớn khi đại tiện, hình thành nứt kẽ hậu môn.
Vì vậy, bệnh nhân nứt kẽ hậu môn nên hạn chế tối đa hoặc tốt nhất, loại bỏ hoàn toàn đồ ăn cay nóng khỏi thực đơn hàng ngày, kể cả trong và sau điều trị để tránh nguy cơ tái phát.
2. Nên kiêng thức ăn quá mặn, quá nhiều dầu mỡ
Thức ăn quá mặn, chứa quá nhiều dầu mỡ khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn ngày càng trầm trọng hơn.
Chất mặn có tính hút nước, khiến cơ thể mất nước, phân trở nên khô cứng, khó khăn cho việc đại tiện… Bên cạnh đó, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch khá cao.
Thức ăn quá nhiều dầu mỡ gây rối loạn hệ tiêu hóa. Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, nhất là những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn.
Giải pháp: Nên giảm lượng muối và dầu mỡ trong chế biến thức ăn để hỗ trợ cho việc điều trị nứt kẽ hậu môn. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý khác.
IV. Nên làm gì khi bị nứt kẽ hậu môn
Bên cạnh việc quan tâm thực đơn cho người nứt kẽ hậu môn nhằm đẩy lùi triệu chứng bệnh. Thì bệnh nhân nứt kẽ hậu môn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý nhất để bệnh nhanh khỏi:
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Vệ sinh hậu môn hàng ngày bằng nước muối ấm pha loãng
- Khi đi vệ sinh, hạn chế ngồi lâu một chỗ, tránh rặn mạnh tạo áp lực lên thành hậu môn khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh, đặc biệt là tránh quan hệ đường hậu môn.
- Tránh khiêng, vác đồ nặng
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đúng giờ.
Tóm lại, thực đơn cho người nứt kẽ hậu môn như nên ăn gì và kiêng gì hay thói quen sinh hoạt là hoàn toàn cần thiết với mọi người. Điều này góp phần hỗ trợ cho việc phòng bệnh cũng như chữa bệnh hiệu quả.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.