TOP 5 thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em được bậc cha mẹ ưa chuộng nhất hiện nay
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em nào mang lại hiệu quả tốt và an toàn là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ khi con cái mình bị nứt hậu môn. Trong bài viết sau đây, các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ tới bạn đọc các loại thuốc được review tốt trong điều trị nứt kẽ hậu môn.
Vài nét chính về bệnh nứt hậu môn ở trẻ em
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em được sử dụng để giải quyết tình trạng xuất hiện những vết rách hoặc nứt trên niêm mạc ống hậu môn của trẻ, gây ra cảm giác đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện.
Nguyên nhân chính khiến trẻ em bị nứt kẽ hậu môn là tình trạng táo bón trong thời gian dài, những khối phân lớn, cứng và khô khiến trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện. Vì vậy, bé luôn phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, làm tăng áp lực lên niêm mạc hậu môn khiến chúng bị kéo căng quá mức, cộng thêm cọ xát với phân cứng dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
Ngoài ra, có một vài yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn như: Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, bị dị tật ở cơ vòng hậu môn hoặc bị nhiễm khuẩn, viêm hoặc có khối u ở hậu môn – trực tràng.
Bôi thuốc gì cho trẻ bị nứt kẽ hậu môn?
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em thường được dùng để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Đối với trường hợp nứt kẽ hậu môn cấp tính, điều cần làm là khắc phục tình trạng táo bón bằng thuốc làm mềm phân, đồng thời bổ sung nhiều chất xơ và cho trẻ uống nhiều nước để đại tiện dễ hơn.
Để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh nứt niêm mạc hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi sau cho bé:
- Thuốc kháng sinh Tetracyclin bôi nứt kẽ hậu môn
Đây là một loại thuốc bôi có phổ kháng khuẩn rộng, được sử dụng để làm giảm hiện tượng ngứa ngáy, viêm nhiễm ở hậu môn và ngăn không cho vết nứt lan rộng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần cẩn trọng khi bôi Tetracyclin cho bé, không dùng cho trẻ bị dị ứng với thành phần của thuốc.
- Bôi Anusol – HC cho bé giảm đau nứt hậu môn
Đây được xem là một loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho bé hiệu quả, với thành phần chính là kẽm oxit, pramoxine, dầu khoáng… thuốc có tác dụng làm tăng lưu lượng máu đến vết nứt hậu môn để giúp giảm đau và nhanh chóng chữa lành tổn thương.
- Thuốc mỡ cho trẻ bị nứt kẽ hậu môn Nitroglycerin
Loại thuốc bôi nứt hậu môn cho trẻ nhỏ này có công dụng làm giãn các mạch máu, tăng cường lưu thông máu ở hậu môn – trực tràng để giảm áp lực lên các vết nứt, nhờ đó hỗ trợ chữa lành thương tổn và giảm đau đơn khi đi đại tiện.
- Proctolog – Kem bôi chữa rạn hậu môn cho trẻ
Thuốc bôi trị nứt hậu môn cho trẻ Proctolog có thành phần chính là ruscogenines và trimebutine hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, hạn chế chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý việc sử dụng Proctolog cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng vì thuốc này chỉ được chỉ định để điều trị trong thời gian ngắn.
- Healit Gel giúp cải thiện nứt hậu môn ở trẻ
Gel bôi này có tác dụng ngừa viêm nhiễm, giảm nhanh đau đớn và chảy máu, bảo vệ các mô mới hình thành, thu nhỏ kích thước vết nứt.
Healit gel an toàn cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi…
Hướng dẫn sử dụng chung cho thuốc bôi trị nứt hậu môn ở trẻ
Các bậc cha mẹ khi dùng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em cần chú ý thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn của bé, sau đó dùng khăn mềm lau khô.
Bước 2: Lấy một lượng thuốc vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ rồi thoa một lớp mỏng lên vết nứt hậu môn. Sử dụng thuốc khoảng 2-3 lần/ ngày theo đúng hướng dẫn trên bao bì.
Trong quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn cho trẻ em bằng thuốc bôi, để giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn, phụ huynh có thể giúp trẻ ngâm phần hậu môn trong nước muối ấm để giảm đau ngứa.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi biểu hiện của con trong lần đầu bôi thuốc để xem có xuất hiện tác dụng phụ như dị ứng, đau đầu,… hay không. Sau khi bôi thuốc khoảng vài giờ, các tác dụng phụ của thuốc thường sẽ tự biến mất.
Để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế gặp tác dụng phụ, các bậc phụ huynh tốt nhất không nên tự ý mua thuốc bôi nứt kẽ hậu môn để dùng cho trẻ mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.
Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc bôi trị nứt hậu môn
Ngoài việc dùng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em, cha mẹ lưu ý cần điều trị bệnh từ căn nguyên bằng cách cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống cho trẻ, cụ thể như sau:
- Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ, quả tươi, hoặc cho trẻ uống thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố, sữa hạt.
- Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm gây hại đến hệ tiêu hóa như đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng.
- Ngoài dùng thuốc bôi chữa nứt hậu môn, cha mẹ nên cho con uống đủ nước mỗi ngày và ăn sữa chua để giúp làm mềm phân, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý thay tã cho trẻ thường xuyên để giữ hậu môn khô ráo, sạch sẽ.
- Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên khuyến khích con vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, cha mẹ có thể thực hiện động tác xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ và giúp trẻ tạo thói quen đi đại tiện đều đặn 1 lần/ ngày để không bị táo bón.
- Có thể kết hợp bôi thuốc trị nứt kẽ hậu môn với việc cho trẻ ngâm hậu môn trong nước muối ấm từ 10-15 phút để sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau và ngứa hậu môn. Nếu trẻ bị khô da, cha mẹ có thể bôi một số loại kem dưỡng ẩm lành tính như dầu dừa, vaseline để làm dịu vết nứt hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ nếu không can thiệp kịp thời sẽ diễn biến thành mãn tính và khiến việc điều trị khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Vì vậy, khi thấy bé có biểu hiện táo bón, tiêu chảy lâu ngày, khó đi đại tiện kèm theo chảy máu, đau rát hậu môn, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), thông qua thăm khám lâm sàng và điều tra tiền sử bệnh lý, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ là cấp tính hay mãn tính, từ đó sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau:
- Đối với nứt kẽ hậu môn cấp tính, bác sĩ sẽ ưu tiên phương pháp điều trị bảo tồn bằng thuốc kết hợp với cân bằng chế độ dinh dưỡng.
- Đối với trường hợp mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng phương pháp HCPT II để chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả, hồi phục nhanh và hạn chế tái phát.
Có thể nói, muốn sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn cho trẻ em thì trước tiên cần đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, các bậc phụ huynh vui lòng gọi đến hotline 0243.9656.999 để được tư vấn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.