Trĩ ngoại ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng và không biết phải làm thế nào. Hiện nay có khá nhiều quan niệm cho rằng trẻ em thì không bị trĩ tuy nhiên đó là một ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Do rất nhiều nguyên nhân từ cách chăm sóc trẻ chưa khoa học, hay cho trẻ ăn một chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý cũng đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị trĩ sớm. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này mời bạn đọc cùng theo dõi qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em hiện nay không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Đây là tình trạng chảy máu khi đi đại tiện, sa búi trĩ cùng với các triệu chứng đau rát và ngứa ngáy tại hậu môn. Bệnh trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ và ở mỗi cấp độ sẽ gặp các triệu chứng khác nhau.
Trẻ em bị trĩ ngoại có thể nhận biết các cấp độ bệnh qua những dấu hiệu sau:
- Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1: ở giai đoạn này bé sẽ thấy tình trạng hậu môn bị cộm do các búi trĩ đã sa ra viền ngoài hậu môn. Cha mẹ phát hiện và điều trị cho trẻ ở giai đoạn này sẽ rất dễ dàng.
- Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2: búi trĩ hình thành, phát triển ngoằn ngoèo ra ngoài hậu môn từ các tĩnh mạch.
- Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3: búi trĩ phát triển với kích thước lớn khiến hậu môn bị tắc, búi trĩ sẽ bị cọ xát mỗi khi trẻ đi đại tiện dẫn tới tình trạng chảy máu, đau đớn cho trẻ.
- Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4: búi trĩ có hiện tượng bị viêm nhiễm khiến bị đau rát và ngứa ngáy hậu môn ngay cả khi không đi đại tiện.
Trẻ mắc bệnh trĩ ngoại có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một số những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị trĩ ngoại như sau:
- Do chế độ ăn uống hàng ngày chưa cân bằng hợp lý dẫn tới thiếu chất xơ. Trẻ nhỏ thường không thích ăn các loại rau củ, cha mẹ nếu không để ý và quan tâm trẻ sẽ dễ bị táo bón dẫn đến nguy cơ bị trĩ.
- Do thói quen ngồi bô để đại tiện của trẻ trong khoảng thời gian quá lâu gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn khiến búi trĩ dễ dàng được hình thành. Cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen đi đại tiện khoa học hơn.
- Do các cơ hậu môn của trẻ còn yếu, dây chằng hậu môn và trực tràng chưa liên kết chặt chẽ đồng thời xương cùng và trực tràng lại cùng nằm trên 1 đường thẳng khiến trực tràng bị đẩy lên, làm tăng nguy cơ bị trĩ ở trẻ nhỏ.
Những dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ ngoại ở trẻ em
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em cần phải được cha mẹ phát hiện sớm để có những giải pháp can thiệp kịp thời. Một số những dấu hiệu điển hình đặc trưng của bệnh trĩ ngoại ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần nắm rõ như sau:
- Gặp khó khăn khi đại tiện: bất cứ trẻ nhỏ nào khi bị trĩ ngoại đều có dấu hiệu táo bón, khó đi đại tiện. Cha mẹ để ý có thể thấy trẻ ngồi rất lâu khi đại tiện, nhăn nhó khó chịu khi vệ sinh, đây là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo trẻ có nguy cơ bị bệnh trĩ.
- Đại tiện ra máu: trĩ khiến trẻ phải rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện để đưa phân ra ngoài điều này sẽ gây áp lực tới hậu môn. Lúc này cha mẹ để ý có thể thấy máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh.
- Búi trĩ sa ngoài hậu môn: dù là trẻ em hay người lớn khi bị trĩ đều sẽ thấy dấu hiệu này. Khi búi trĩ còn nhỏ có thể tự thụt vào khi trẻ không đi vệ sinh nhưng đến khi búi trĩ phát triển với kích thước lớn sẽ không còn khả năng tự thụt vào nữa. Tình trạng này khiến bé phải khó chịu và đau đớn hơn nhiều.
Dựa vào những dấu hiệu nhận biết trên cha mẹ cần phải đặc biệt để ý và quan tâm đến trẻ nhất khi trẻ có dấu hiệu sợ đi đại tiện, quấy khóc khi đại tiện,…
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại ở trẻ em
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em cần phải được phòng ngừa đúng cách để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Cha mẹ cần lưu ý về một số vấn đề trong cách chăm trẻ như sau:
- Cha mẹ cần bổ sung thêm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ trong thực đơn ăn uống hàng ngày, mỗi ngày cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày đặc biệt sau mỗi lần đi đại tiện xong bởi hậu môn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nếu trẻ tự vệ sinh không sạch sẽ sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Khi con lớn cha mẹ cần hướng dẫn cho con biết vệ sinh đúng cách.
- Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày cho trẻ. Đi vệ sinh cố định vào 1 thời điểm trong ngày có thẻ khiến nhu động ruột trẻ hoạt động tốt hơn, đại tiện dễ dàng hơn, ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ.
- Có thể bổ sung thêm một ít mật ong vào thực phẩm ăn uống hàng ngày bởi dùng mật ong sẽ giúp kích thích nhuận tràng tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón ở trẻ.
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em điều trị như thế nào?
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em để có thể khắc phục một cách hiệu quả chúng ta cần phải dựa trên những dấu hiệu bệnh mà trẻ đang gặp phải để cải thiện. Khi phát hiện trẻ bị trĩ ngoại cha mẹ càng cần phải lưu ý hơn đến việc giữ vệ sinh tại hậu môn của trẻ, nên dùng nước ấm để rửa hậu môn sau khi bé đi đại tiện xong.
Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám kịp thời. Đồng thời để khắc phục tình trạng bệnh trĩ ngoại cha mẹ nên tham khảo kết hợp với một số giải pháp này như sau:
- Sử dụng bài thuốc từ cây kinh giới để xông hơi hậu môn giúp quá trình lưu thông máu được cải thiện hơn.
- Để bé nằm ngửa lên giường sau đó dùng gốc bàn tay phải áp vào phần bụng trẻ, thực hiện xoa từ bụng trên bên phải sang trái rồi xuống bụng dưới bên phải. Thực hiện thao tác xoa, day, xoay, đẩy liên tục nhưng không làm quá mạnh. Mỗi lần thực hiện massage trong khoảng 10 phút, mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần sẽ giúp trẻ đi đại tiện dễ hơn. Vì vậy trẻ bị trĩ việc xoa bụng nhẹ nhàng cũng sẽ giúp con được nhuận tràng tốt hơn, dễ đi đại tiện hơn.
- Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả trái cây tươi để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Sử dụng một số loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, cây họ đậu cũng có thể làm giảm triệu chứng trĩ ngoại.
- Cho trẻ uống đủ nước.
- Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày một lần vào cùng 1 thời điểm.
- Hướng dẫn trẻ vận động và tập thể dục, hạn chế ngồi 1 chỗ quá lâu.
Đối với bệnh trĩ ngoại ở trẻ thông thường sẽ không được chỉ định phẫu thuật, phương án phẫu thuật được coi là phương án cuối cùng được chỉ định khi các phương pháp nội khoa khác không đem lại hiệu quả.
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em là căn bệnh không thể chủ quan và xem nhẹ. Cha mẹ ngay khi thấy trẻ nhỏ có những dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại như đã kể trên có thể đưa con tới phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng để được các bác sĩ thăm khám chính xác cụ thể.
Hy vọng bài viết chia sẻ trên đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh trĩ ngoại phiền toái này. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần trao đổi thêm vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.