Giải đáp từ chuyên gia về bệnh trĩ ngoại là gì và giải pháp điều trị tận gốc
Bệnh trĩ ngoại là gì, có biểu hiện ra sao và điều trị bằng cách nào? Bệnh trĩ nói chung được chia thành 2 loại chính là trĩ ngoại và trĩ nội. Trong khuôn khổ nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể thông tin trĩ ngoại là thế nào cũng như sự khác biệt với bệnh trĩ nội giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh.
Chuyên gia lý giải bệnh trĩ ngoại là gì
Định nghĩa về bệnh trĩ ngoại là gì? Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – CKII trong lĩnh vực hậu môn trực tràng cho biết:
Trĩ ngoại thuộc một dạng bệnh về hậu môn trực tràng với biểu hiện đặc trưng là xuất hiện búi trĩ ở vùng hậu môn. Các búi trĩ chính là phần tĩnh mạch hậu môn bị sưng phồng do chịu áp lực đè nén trong thời gian dài. Khác với bệnh trĩ nội, búi trĩ ngoại phát sinh ngay cửa hậu môn và rất dễ phát hiện từ giai đoạn đầu.
Bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng hình thành từ những thói quen trong cuộc sống hàng ngày, kể đến gồm có:
- Táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày khiến các tĩnh mạch hậu môn bị chảy áp lực khi phải cố sức để đẩy phân ra ngoài.
- Thường xuyên dung nạp chất béo, đồ ăn cay nóng, ăn không đủ rau xanh với trái cây tươi, ít uống nước dễ gây rối loạn đại tiện (táo bón hoặc tiêu chảy), là yếu tố tăng cao nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Thói quen đại tiện lâu, nhất là những người hay quen đọc báo hoặc chơi game khi đi vệ sinh sẽ khiến cho tĩnh mạch trực tràng chịu áp lực nghiêm trọng.
- Lười vận động, ngồi lâu một chỗ hay thói quen nhịn đại tiện cũng là yếu tố thuận lợi cho búi trĩ hình thành và phát triển.
- Người bị béo phì, tăng cân đột ngột hoặc phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất lớn bởi sự gia tăng cân nặng nhanh chóng sẽ tạo áp lực nghiêm trọng lên vùng hậu môn trực tràng và dẫn đến hình thành bệnh trĩ.
- Ngoài ra, tuổi già, người mắc bệnh viêm trực tràng mãn tính, xơ gan, xơ động mạch, huyết áp cao,… cũng là những đối tượng có khả năng bị mắc bệnh trĩ.
Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh trĩ ngoại là gì?
Biểu hiện bệnh trĩ ngoại là gì? Trĩ ngoại hình thành ngay cửa hậu môn, dưới đường lược nên người bệnh hoàn có thể nhận biết được triệu chứng bệnh ngay từ khi mới khởi phát.
- Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng giúp bạn có thể phát hiện bệnh trĩ ngoại từ sớm. Khi đại tiện, phân sẽ cọ xát vào thành hậu môn và gây hiện tượng chảy máu. Ban đầu, máu sẽ dính một ít khi dùng giấy vệ sinh. Lâu ngày nếu không chữa trị thì máu có thể chảy thành giọt hay phun thành tia.
- Có cảm giác vướng víu tại hậu môn. Do búi trĩ xuất hiện tại cửa hậu môn nên bạn có thể sờ, nhìn thấy và cảm giác vướng víu ở hậu môn.
- Khi búi trĩ xuất hiện, nó sẽ kèm theo hiện tượng chảy dịch nhày khiến vùng hậu môn trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm và ngứa ngáy.
Theo đánh giá của bác sĩ Trịnh Tùng thì đây chỉ là những dấu hiệu bệnh nhẹ. Mức độ khó chịu của các biểu hiện có thể tăng dần theo thời gian nếu như không được chữa trị kịp thời.
Khác với bệnh trĩ nội chi làm 4 cấp độ, bệnh trĩ ngoại sẽ được phân chia theo biểu hiện, thường gặp gồm 2 dạng sau:
- Trĩ ngoại mô liên kết: Hay còn gọi cách khác là trĩ da thừa, xảy ra khi mô liên kết ở vùng hậu môn bị suy yếu, không chịu được áp lực đè nén. Từ đó làm giãn mô, hình thành búi trĩ kèm mẩu da thừa tại nếp gấp hậu môn.
- Trĩ ngoại huyết khối: Tình trạng này xảy ra do cục máu đông tồn tại trong búi trĩ ngoại gây tắc mạch máu. Khiến búi trĩ bị sưng phồng, gây viêm và cảm giác đau đớn cực độ.
Trĩ ngoại có tự khỏi hay gây nguy hiểm gì không?
Trĩ ngoại là gì và có thể tự khỏi không? Như đã chia sẻ ở trên, trĩ ngoại nói riêng và bệnh trĩ nói chung là hiện tượng phình giãn tĩnh mạch và hình thành cấu trúc dạng búi trĩ. Vậy nên, bệnh không thể tự khỏi nếu không có biện pháp chuyên khoa đặc trị.
Bệnh trĩ thường ít gây khó chịu và biến chứng trong giai đoạn đầu. Điều này khiến phần lớn người bệnh chủ quan không có biện pháp phòng ngừa chữa trị. Đến khi bệnh diễn ra lâu ngày, không chỉ khiến triệu chứng tăng lên khó chịu mà còn dẫn đến vô vàn biến chứng nguy hiểm:
- Trĩ ngoại tắc mạch: Xảy ra sau khi búi trĩ bị vỡ, gây xuất huyết và hình thành cục máu đông. Tình trạng này khiến búi trĩ bị sưng viêm và đau đớn vô cùng.
- Thiếu máu mãn tính: Mỗi lần đại tiện, di chuyển hay ma sát với quần áo đều khiến búi trĩ bị chảy máu. Điều này không chỉ gây đau nhức mà còn dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính nếu không điều trị kịp thời. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể xanh xao, dễ bị hoa mắt,…
- Nghẹt búi trĩ: Biến chứng này thường gặp phải khi bệnh nhân ở giai đoạn nặng. Búi trĩ trở nên sưng to, khi cơ thắt hậu môn co thắt mạnh gây phù nề và đau đớn.
- Hoại tử búi trĩ: Trường hợp bị nghẹt búi trĩ và trĩ ngoại tắc mạch nếu không điều trị triệt để sẽ khiến viêm nhiễm gia tăng. Đồng thời khả năng tuần hoàn máu tại đó bị trì trệ. Từ đó gây ra biến chứng hoại tử búi trĩ hay nghiêm trọng hơn là hoại tử hậu môn.
- Rối loạn chức năng hậu môn: Nhiều người bị bệnh trĩ do cảm thấy bị đau rát, sợ chảy máu sinh ra tâm lý ngại đại tiện hoặc có đại tiện nhưng không hết. Về lâu dài có thể gây ra rối loạn chức năng hậu môn và cả hệ tiêu hóa.
- Viêm nhiễm cơ quan sinh dục: Hậu môn và cơ quan sinh dục có cấu tạo nằm gần nhau. Nên nếu vệ sinh hậu môn không cẩn thận, tình trạng viêm nhiễm búi trĩ có thể lan sang vùng sinh dục, nhất là khi dịch búi trĩ chảy ra nhiều thì nguy cơ bị viêm nhiễm càng nặng.
Không những gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt thường ngày mà bệnh trĩ còn là nỗi ám ảnh tâm lý của nhiều người. Có những người vì bệnh trĩ tại hậu môn quá đau nhức mà đứng ngồi không yên. Chưa kể, hậu môn ngứa ngáy, chảy dịch mùi hôi còn khiến người bệnh tự ti tại tiếp xúc với mọi người xung quanh, lãnh cảm với chuyện tình dục.
Trĩ ngoại phải điều trị thế nào mới triệt để?
Biện pháp điều trị trĩ ngoại là gì? Các bác sĩ khuyến khích cần chữa bệnh trĩ càng sớm càng tốt. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn.
Trường hợp bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể dùng thuốc tây y giúp hỗ trợ làm teo búi trĩ và làm giảm nhanh các triệu chứng đau ngứa do bệnh trĩ gây ra. Cùng với đó, cần kết hợp với lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh để hiệu quả điều trị diễn ra tích cực, phòng ngừa tái phát.
Khi búi trĩ đã phát triển đến một kích thước nhất định và có nguy cơ biến chứng thì can thiệp ngoại khoa là biện pháp điều trị bệnh trĩ hữu hiệu nhất.
Tại Hà Nội, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng là một trong top 5 địa chỉ sáng giá chuyên khám chữa bệnh về hậu môn – trực tràng uy tín được Sở Y tế cấp phép hoạt động.
Để chữa bệnh trĩ hiệu quả, triệt để, phòng khám đã và đang ứng dụng cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II mang đến nhiều cải tiến vượt trội so với các phương pháp cũ:
- Lợi dụng tác động nhiệt sóng cao tần ở ngưỡng vừa phải nên hạn chế đau, ít gây chảy máu và đảm bảo thẩm mỹ sau thủ thuật.
- Thực hiện cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên vết cắt nhỏ, cục bộ, không ảnh hưởng đến vùng da lành tính xung quanh, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng tại hậu môn.
Quá trình khám và điều trị bệnh trĩ thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao , tiêu biểu kể đến như: PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam; Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa bệnh viện Xanh Pôn,…
Chính nhờ những yếu tố này, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng trở thành điểm đến tin tưởng của người dân không chỉ trong khu vực thủ đô mà còn có cả các tỉnh thành lân cận.
Qua những nội dung ở trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh trĩ ngoại là gì cũng như có biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. Liên hệ ngay qua hotline 0243 9656 999 nếu bạn vẫn còn những băn khoăn khác về bệnh trĩ hoặc cần tư vấn đặt lịch hẹn khám chữa bệnh.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.