Bệnh trĩ ngoại ở bà bầu nguy hiểm không, có đẻ thường được không?
Trĩ ngoại ở bà bầu khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, mẹ bầu thường mặc cảm, khó chịu, suy giảm chất lượng cuộc sống. Không những thế nhiều mẹ bầu còn lo ngại bị bệnh trĩ có sinh thường được không? Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bị trĩ khi mang thai, từ đó có biện pháp can thiệp và chữa trĩ hiệu quả cho mẹ bầu, bạn đừng nên bỏ qua thông tin bài viết dưới đây.
Đặc điểm và nguyên nhân gây trĩ ngoại ở bà bầu
Bệnh trĩ là sự hình thành do các đám rối tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức và không còn khả năng đàn hồi. Bệnh trĩ có nhiều loại, nhưng có 2 loại phổ biến nhất là trĩ nội và trĩ ngoại.
Nếu búi trĩ nằm ở trên đường lược là bệnh trĩ nội, các búi trĩ được bao bọc quanh lớp niêm mạc ở hậu môn. Thông thường mẹ bầu khi mắc trĩ ngoại ở giai đoạn đầu thường không thấy rõ triệu chứng kể cả khi chảy máu. Thời gian đầu khi mắc bệnh trĩ lượng máu chỉ dính 1 ít ở trên phân nhưng sau sẽ chảy nhiều hơn.
Căn cứ vào kích thước của búi trĩ mà chia bệnh trĩ ngoại thành các cấp độ khác nhau.
- Trĩ ngoại độ 1: Giai đoạn đầu búi trĩ mới hình thành nên kích thước nhỏ. Người bệnh sẽ không thấy rõ các triệu chứng bệnh mà chỉ thấy hơi đau rát hậu môn.
- Trĩ ngoại độ 2: Kích thước búi trĩ to dần lên và tăng kích thước mỗi lần đi đại tiện nhưng sau đó chúng có thể tự co lại. Mẹ bầu sẽ thấy có triệu chứng đi ngoài ra máu, đau rát, khó chịu mỗi lần đi đại tiện.
- Trĩ ngoại độ 3: Kích thước búi trĩ ngày càng to, đồng thời khó chịu mỗi khi đi lại nhiều hoặc làm việc nặng, cảm giác đau rát, chảy máu cũng diễn ra nhiều hơn.
- Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ thường xuyên ở bên ngoài hậu môn. Mẹ bầu thường xuyên thấy đau rát, khó chịu, chảy máu nhiều, nguy cơ bị hoại tử và tắc hậu môn cao.
Phụ nữ mang thai là đối tượng bị trĩ cao bởi quá trình mang thai bị tăng áp lực ổ bụng. Hormone progesterone tăng làm giãn cơ ruột, khiến nhu động ruột co bóp gây táo bón và bệnh trĩ.
Mẹ bầu bị trĩ nguy hiểm đến mức nào?
Bệnh trĩ ngoại ở bà bầu gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến mức nào nếu chẳng may đang mang thai phát hiện búi trĩ xuất hiện nơi hậu môn. Có thể nói, trĩ không trực tiếp gây tử vong nhưng bệnh kéo dài gây đau đớn, ảnh hưởng tâm lý, tinh thần, sức khỏe người mẹ. Cụ thể:
- Chảy máu, đau buốt, khó chịu khi đại tiện
Mẹ bầu bị trĩ mỗi lần đại tiện rất sợ hãi bởi đại tiện khó, đau, chảy máu. Búi trĩ lòi ra ngoài không tự co lại được rất mất vệ sinh, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ.
Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu bị trĩ thường mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, cảm thấy khó chịu,… Vì vậy, mẹ cần đi khám khi xuất hiện triệu chứng để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khó sinh thường
Mẹ bầu bị trĩ khả năng sinh thường khó hơn mẹ bầu khỏe mạnh. Nếu bị trĩ nặng có thể phải chỉ định sinh mổ.
- Hoại tử búi trĩ
Mẹ bầu bị trĩ nặng rất dễ bị hoại tử búi trĩ nếu không vệ sinh đúng cách. Hoại tử búi trĩ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.
- Tác động tiêu cực tâm lý mẹ bầu
Mẹ bầu bị trĩ thường trong trạng thái khó chịu, đau đớn, khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, lo âu,… Chính điều này đã gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Bị bệnh trĩ ngoại ở bà bầu có nên đẻ thường không?
Bệnh trĩ ngoại ở bà bầu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý. Rất nhiều mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này đã thắc mắc bệnh trĩ ngoại có đẻ thường được không? Thực tế, bệnh trĩ giai đoạn đầu, mẹ bầu vẫn có thể đẻ thường. Tuy nhiên, khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, việc lựa chọn phương pháp mổ giúp tình trạng bệnh không chuyển biến xấu và tránh biến chứng nguy hiểm.
Mẹ bầu nên nhớ, mẹ không thể tự quyết định sinh thường hay sinh mổ, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Vì khi sinh, mẹ bầu mất một khoảng thời gian để rặn sinh. Điều này khiến tĩnh mạch phồng, sưng to, búi trĩ sa ra ngoài gây bất tiện cuộc sống, sinh hoạt sau này.
- Mẹ bầu bị trĩ ngoại cấp độ nhẹ (độ 1, độ 2): Là giai đoạn búi trĩ chưa sa ra ngoài hoặc sa ra ngoài nhưng tự co lên được. Trường hợp này, bác sĩ cho phép thai phụ sinh thường nếu sức khỏe thai phụ ổn định.
- Mẹ bầu bị trĩ ngoại cấp độ nặng (độ 3, độ 4): Là giai đoạn búi trĩ sa hẳn ra ngoài, không thể tự co lên. Thai phụ mắc bệnh giai đoạn này, bác sĩ chỉ định sinh mổ. Sinh thường, người mẹ có thể đối mặt với nguy hiểm, búi trĩ dễ bị vỡ gây chảy máu, ảnh hưởng tính mạng cả mẹ và bé.
Trong quá trình sinh con, việc rặn mạnh khi sinh thường làm co giãn cơ ở hậu môn, búi trĩ có thể gia tăng kích thước nhiều hơn, thậm chí không giảm về kích thước. Khiến bệnh chuyển nặng, gây nhiễm trùng búi trĩ, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt thai phụ.
Cách khắc phục triệu chứng trĩ ngoại cho mẹ bầu hiệu quả
Bệnh trĩ ngoại ở bà bầu gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Do đó cần chữa trị trĩ ngoại cho bà bầu bằng các phương pháp hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc và nhiều biện pháp giải quyết cũng như chữa khỏi triệt để bệnh trĩ ngoại cho bà bầu. Chỉ có ít trường hợp tái phát do chữa trị không đúng hoặc do bệnh nhân không tuân thủ biện pháp phòng ngừa.
Tùy thuộc mức độ bệnh trĩ, sau thăm khám, bác sĩ chỉ định liệu pháp thích hợp bằng nội khoa hay ngoại khoa, đảm bảo an toàn tránh ảnh hưởng sức khỏe mẹ và an toàn cho thai nhi.
Đối với trường hợp mẹ bầu mắc bệnh trĩ, nhất thiết mẹ bầu cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nhất mức độ. Khi được chỉ định điều trị cần tuân thủ phác đồ mà các bác sĩ đưa ra, đồng thời nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát bệnh. Song song việc điều trị theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu nên chú ý những vấn đề sau:
- Ăn nhiều chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau xanh, uống nhiều nước,… tránh tình trạng táo bón.
- Giữ thói quen tập thể dục: Nên vận động nhẹ nhàng bằng những bài tập đơn giản. Tốt nhất là tập yoga ngay cả khi bạn có ít thời gian.
- Tạo thói quen tốt khi đại tiện: Đi đại tiện vào đúng khung giờ nhất định trong ngày và đại tiện khi có nhu cầu. Không nên ngồi đại tiện trong thời gian dài trong nhà vệ sinh, tránh táo bón để giảm áp lực cho hậu môn – trực tràng.
- Thực hiện bài tập Kegel: Kegel tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu: Thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Nên nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực lên trực tràng và tăng lưu lượng máu.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Đặc biệt sau khi đi đại tiện bạn nên dùng giấy vệ sinh mềm, không mùi.
- Không tự ý dùng thuốc: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc uống. Bởi thuốc tây có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiễm hơn.
- Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng đá hoặc túi chườm lạnh lên hậu môn vài lần/ ngày để hạn chế sưng tấy hậu môn. Nếu tắm, nên tắm nước ấm, ngâm hậu môn trong bồn tắm 10 – 15 phút.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh vi khuẩn khiến mẹ bị đau rát. Có thể sử dụng một số loại lá đông ý để xông và đắp như: Diếp cá, trầu không,…
Bệnh trĩ không thể tự cải thiện và tự khỏi nếu người bệnh không áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, nếu bệnh trĩ nặng, mẹ bầu cần đi thăm khám bác sĩ làm theo hướng dẫn. Không tự ý uống thuốc ở nhà, có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của bé.
Trên đây là những thông tin về bị trĩ ngoại ở bà bầu và cách xử lý cho mẹ bầu. Hy vọng bài viết mang đến những kiến thức tuyệt vời để mẹ bầu ứng dụng cho bản thân mình. Nếu còn lo lắng hoặc vấn đề cần được giải đáp bạn hãy liên hệ đến các bác sĩ sản phụ khoa hoặc chuyên khoa hậu môn để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.