Cắt trĩ bằng phương pháp pph: Ưu – nhược điểm và quy trình thực hiện
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp cắt trĩ PPH có những ưu điểm, nhược điểm riêng, người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện.
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH không phải là phương pháp mới hiện nay. PPH được áp dụng khá phổ biến tại nhiều bệnh viện và các phòng khám với những ưu điểm đặc biệt trong điều trị trĩ, đồng thời cũng tồn tại nhiều hạn chế nhất định.
Dưới đây là một số thông tin về ưu điểm, nhược điểm, quy trình thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH mà người bệnh có thể tham khảo.
I. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là gì?
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là thực hiện loại bỏ búi trĩ bằng cách thắt búi trĩ để ngăn máu lưu thông tới búi trĩ, khiến búi trĩ từ từ rụng. Sau khi búi trĩ rời ra, các bác sĩ sử dụng kẹp PPH để khâu búi trĩ một cách tự động.
Quá trình cắt trĩ bằng PPH được thực hiện thông qua kính hiển vi nhằm hỗ trợ bác sĩ định vị được vị trí búi trĩ chuẩn xác hơn, tránh gây các sai sót trong quá trình phẫu thuật.
Hiện nay, phương pháp PPH không phải là phương pháp mới về cắt trĩ. Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến tại các bệnh viện và phòng khám.
II. Ưu – nhược điểm của phương pháp PPH
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH được thực hiện dựa trên nguyên lý hoạt động của máy khâu. Chính vì vậy phương pháp này đem lại hiệu quả nhất định trong điều trị trĩ và vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
1. Ưu điểm
Các ưu điểm của phương pháp PPH trong phẫu thuật trĩ:
- Thực hiện nhanh chóng: Phương pháp PPH tác động trực tiếp vào búi trĩ và loại bỏ chúng trong thời gian ngắn.
- Xác định được vị trí búi trĩ: Do thực hiện thông qua kính hiển vi nên các bác sĩ có thể dễ dàng xác định vị trí của búi trĩ để tiến hành loại bỏ chúng, hạn chế ảnh hưởng tới các mô lành tính.
- Vết cắt đẹp, hạn chế chảy máu nhờ vào nguyên lý khâu tự động của phương pháp PPH.
- Phương pháp PPH được áp dụng phổ biến, vì vậy người bệnh có thể dễ dàng đăng ký cắt trĩ bằng phương pháp này.
2. Nhược điểm
Bên cạnh các nhược điểm nói trên, cắt trĩ bằng phương pháp PPH tồn tại nhiều hạn chế như:
- Sau phẫu thuật người bệnh sẽ cảm thấy rất đau, đồng thời có thể bị chảy dịch hậu môn và gặp phải một số biến chứng không mong muốn, trong đó có tình trạng hẹp hậu môn vĩnh viễn. Hẹp hậu môn sẽ khiến việc đại tiện của người bệnh về sau gặp khó khăn, gây đau rát, thậm chí táo bón mạn tính hoặc tổn thương hậu môn.
- Phương pháp PPH không áp dụng cho cắt trĩ ngoại, chỉ có thể thực hiện trong cắt trĩ nội.
- Chi phí cắt trĩ bằng PPH khá cao, người bệnh có thể phải nằm viện dài ngày sau khi thực hiện.
- Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và tay nghề giỏi, bởi phương pháp PPH yêu cầu độ chính xác cao trong việc xác định búi trĩ, nếu không sẽ gây ra sai sót khi cắt.
3. So sánh hiệu quả của PPH với HCPT II
HCPT II và PPH cùng là phương pháp cắt trĩ, tuy nhiên xét về hiệu quả thì HCPT II vượt trội hơn hẳn:
- Về quá trình thực hiện: Phương pháp HCPT II và phương pháp PPH cùng có chi phí thực hiện cao, cần đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại. Trong đó phương pháp HCPT II cắt trĩ bằng nguyên lý xâm lấn tối thiểu nên ít gây đau hoặc không đau, còn PPH vẫn gây ra tình trạng đau đớn.
- Về sau điều trị: Phương pháp PPH và HCPT II cùng để lại vết cắt nhỏ, tuy nhiên thời gian khô vết thương của PPH lâu hơn so với HCPT II. Nguyên nhân là do phương pháp HCPT II thực hiện cắt trĩ mà không ảnh hưởng tới các mô lành tính xung quanh, định vị búi trĩ chính xác hơn so với PPH.
- Về đối tượng thực hiện: PPH chỉ áp dụng với người bệnh trĩ nội, còn phương pháp HCPT II áp dụng được với mọi bệnh nhân mắc trĩ ở các cấp độ khác nhau. Chính vì vậy, phương pháp HCPT II có thể điều trị được trĩ vòng, trĩ hỗn hợp còn phương pháp PPH thì không thể.
Vì vậy, việc thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH đôi khi không thể do người bệnh tự quyết định mà phải dựa trên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
III. Quy trình thực hiện cắt trĩ bằng PPH
Người bệnh có thể tham khảo quy trình thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH sau đây.
1. Thăm khám trước khi cắt trĩ bằng PPH
Trước khi cắt trĩ bằng PPH, người bệnh bắt buộc phải trải qua bước thăm khám, bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng để lập hồ sơ người bệnh (Có từng cắt trĩ trước đó không, có tiền sử bệnh lý hay dị ứng không…)
- Thực hiện nội soi hậu môn – trực tràng để xác định tình trạng bệnh là trĩ gì và trĩ độ mấy…
- Thực hiện các xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…
Việc thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh lý trước khi cắt trĩ nhằm xác định chính xác người bệnh có đủ điều kiện để thực hiện cắt trĩ bằng PPH hay không. Đối với trường hợp không phải trĩ nội, các bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp khác để cắt trĩ.
2. Chuẩn bị trước khi cắt trĩ
Sau khi thăm khám và được chỉ định thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH, người bệnh sẽ được làm các thao tác chuẩn bị bao gồm:
- Sát trùng khu vực hậu môn nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
- Tiêm thuốc gây tê tại chỗ để quá trình thực hiện cắt trĩ diễn ra hiệu quả hơn.
3. Thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Sau khi sát trùng, gây tê, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt trĩ bằng PPH. Đầu tiên, bác sĩ sử dụng thiết bị vô trùng để mở lỗ hậu môn, xác định vị trí búi trĩ và đưa máy kẹp PPH vào vị trí đó để cắt bỏ lần lượt các búi trĩ.
Sau khi kẹp và loại bỏ búi trĩ, bác sĩ tiếp tục tiến hành khâu nối niêm mạc để định hình ống hậu môn, giúp hậu môn trở lại hình dạng ban đầu, đồng thời kết thúc quá trình cắt trĩ bằng PPH.
Quá trình cắt trĩ bằng PPH được diễn ra trong khoảng 30 phút. Nhờ vào gây tê, người bệnh có thể cảm thấy ít đau hoặc không đau. Tuy nhiên khi hết thuốc tê, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau rõ ràng hơn do hậu môn là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh và là nơi rất nhạy cảm.
4. Chăm sóc sau khi cắt trĩ bằng PPH
Đây là bước quan trọng mà hầu hết người bệnh đều chủ quan. Sau khi thực hiện cắt trĩ, người bệnh có thể phải lưu viện vài ngày và được về nhà nằm nghỉ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc vết mổ, sử dụng thuốc sau mổ… để ngăn ngừa các biến chứng như chảy dịch, xuất huyết hậu môn, hẹp hậu môn, rò hậu môn, sưng tấy hoặc áp xe ở hậu môn…
Bên cạnh đó, cần kiêng quan hệ tình dục sau khi mổ trĩ khoảng 2 – 4 tuần, vệ sinh khu vực hậu môn đúng cách để tránh nhiễm trùng, có chế độ ăn uống phù hợp để ngăn ngừa táo bón. Đồng thời cần tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra lại vết mổ và hiệu quả cắt trĩ bằng PPH (đã loại bỏ hết búi trĩ hay chưa, vết mổ khô hay vẫn chảy dịch…). Việc tái khám còn giúp các bác sĩ kiểm tra xem có các triệu chứng bất thường sau khi mổ trĩ bằng PPH hay không, từ đó đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời.
Trên đây là các thông tin về cắt trĩ bằng phương pháp PPH và những ưu điểm, nhược điểm, quy trình thực hiện của phương pháp này. Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích trên, người bệnh sẽ có thêm kiến thức để lên kế hoạch đi khám và điều trị trĩ sao cho hiệu quả nhất.
Để được tư vấn cụ thể, tìm hiểu thêm các phương pháp cắt trĩ khác đang được áp dụng hiện nay, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay tại đây. Các bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp trong thời gian nhanh nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.