Cách nhét búi trĩ vào trong hậu môn để không bị lòi ra ngoài
Khi bị lòi búi trĩ, nhiều người tìm cách nhét búi trĩ vào trong hậu môn. Vậy cần thực hiện đẩy búi trĩ vào như thế nào sao cho an toàn, không đau và không bị sa ra ngoài?
Để búi trĩ không nằm ngoài hậu môn tránh gây đau đớn, chảy máu, người bệnh cần áp dụng đúng cách nhét búi trĩ vào trong. Dưới đây là một số cách đẩy búi trĩ vào trong mà người bệnh có thể tìm hiểu.
Tình trạng sa búi trĩ
Tình trạng sa búi trĩ hay còn được gọi là bị lòi trĩ, bị lòi dom… chính là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Bên cạnh tình trạng đau rát hậu môn, chảy máu hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài cảnh báo bệnh trĩ đã ở mức độ nguy hiểm:
- Ở cấp độ 1: Khi mới mắc bệnh, búi trĩ còn nhỏ và nằm bên trong hậu môn.
- Cấp độ 2: Búi trĩ phát triển lớn và sa hẳn ra ngoài. Tuy nhiên ở giai đoạn này búi trĩ vẫn có khả năng tự co lên được. Tình trạng búi trĩ sa ra ngoài sẽ diễn ra thường xuyên nếu người bệnh không có phương án điều trị kịp thời.
- Cấp độ 3: Búi trĩ lúc này đã phát triển gấp đôi so với cấp độ 2 và các triệu chứng bệnh trĩ ngày càng nặng. Búi trĩ không thể tự co vào trong được mà nằm ngoài hậu môn. Lúc này, người bệnh cần áp dụng cách nhét búi trĩ vào trong.
- Cấp độ 4: Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh trĩ bởi các triệu chứng trở nên trầm trọng, người bệnh không thể nhét búi trĩ vào trong theo cách thông thường mà bắt buộc phải thực hiện cắt bỏ búi trĩ. Bên cạnh đó, người bệnh đối diện với các biến chứng do trĩ gây ra như ung thư hậu môn – trực tràng, thiếu máu, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn, viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ, hoại tử hậu môn.
Cách nhét búi trĩ vào trong
Khi búi trĩ bị sa ra ngoài và không thể tự co lên được, người bệnh có thể áp dụng cách nhét búi trĩ vào trong như sau:
Bước 1: Vệ sinh tay và hậu môn trước khi đẩy búi trĩ vào trong
- Vệ sinh hậu môn: Người bệnh nên sử dụng nước muối loãng pha ấm để rửa nhẹ nhàng khu vực hậu môn, sau đó dùng khăn mềm lau khô.
- Vệ sinh tay: Người bệnh cũng cần rửa tay sạch bằng xà phòng và tránh để móng tay dài để không gây tổn thương hậu môn.
Bước 2: Thực hiện cách đẩy búi trĩ vào trong
- Người bệnh ngồi xổm hoặc ngồi ở tư thế cảm thấy dễ chịu nhất sau đó dùng tay nhẹ nhàng đẩy búi trĩ vào trong ống hậu môn.
- Sau khi dùng cách làm búi trĩ thụt vào trong, người bệnh từ từ khép chặt hậu môn, ngồi khoảng vài phút rồi đứng dậy đi lại nhẹ nhàng. Có thể nằm nghỉ để búi trĩ không sa ra ngoài.
Lưu ý khi nhét búi trĩ vào trong hậu môn
Người bệnh khi áp dụng cách nhét búi trĩ vào trong hậu môn cần lưu ý:
- Cách nhét búi trĩ vào trong nói trên chỉ áp dụng với trường hợp búi trĩ nhỏ, chưa bị viêm nhiễm. Nếu búi trĩ quá lớn, người bệnh không nên cố tình áp dụng các cách làm búi trĩ thụt vào trong. Bởi điều này có thể gây đau đớn cho người bệnh, làm tổn thương búi trĩ khiến búi trĩ dễ bị nhiễm trùng, tắc mạch, hoại tử.
- Để búi trĩ không tiếp tục sa ra ngoài, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nên kiêng các thực phẩm cay nóng, bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí.
- Việc đẩy búi trĩ vào trong chỉ là cách làm tạm thời, người bệnh bắt buộc phải điều trị bệnh trĩ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh không tái phát.
Cách cách chữa bệnh trĩ
Bên cạnh việc thực hiện cách nhét búi trĩ vào trong, người bệnh cần tích cực điều trị bệnh trĩ để làm xẹp, co và rụng búi trĩ.
Cách làm xẹp búi trĩ
Có rất nhiều cách làm xẹp búi trĩ, trong đó sử dụng một số loại lá như diếp cá, lá trầu không hoặc dược liệu được nhiều người áp dụng bởi cách làm đơn giản, dễ thực hiện và các nguyên liệu dễ tìm mua với chi phí rẻ.
Một số cách làm xẹp búi trĩ phổ biến như:
Làm xẹp búi trĩ bằng rau diếp cá
Chỉ cần khoảng 300gr lá diếp cá rửa sạch, đem giã nát hoặc xay nhỏ rồi bọc vào khăn sạch để đắp lên khu vực hậu môn.
Rau diếp cá sẽ phát huy tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy, làm mát khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu, đồng thời làm teo, xẹp búi trĩ.
Lá trầu không làm co búi trĩ
Theo y học hiện đại, trong lá trầu không chứa hàm lượng tinh dầu lớn có tác dụng sát khuẩn, cầm máu và làm se búi trĩ.
Chính vì vậy, người bệnh có thể dùng lá trầu không sắc cùng một ít nước và muối hạt để xông hậu môn. Có thể xông hậu môn mỗi ngày khoảng 2 lần, mỗi lần 15 phút để đạt hiệu quả như mong muốn.
Cách làm xẹp búi trĩ từ dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng làm dịu đi sự khó chịu mà búi trĩ gây ra, giúp búi trĩ mềm và xẹp, chống sưng, đau, ngứa. Người bệnh có thể dùng tăm bông thấm một chút dầu dừa và bôi trực tiếp vào búi trĩ, có thể thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Cách làm co, teo búi trĩ từ tỏi
Tỏi không chỉ là một gia vị phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một loại kháng sinh tự nhiên. Bởi trong tỏi có chứa hàm lượng Allicin cao. Allicin có khả năng chống khuẩn, kháng viêm, làm lành các tổn thương và làm co, teo búi trĩ.
Người bệnh có thể dùng nước cốt tỏi (bằng cách giã nát hoặc xay tỏi chắt lấy nước) bôi lên khu vực hậu môn bị trĩ để sát khuẩn và làm co, xẹp búi trĩ.
Tuy nhiên cần lưu ý không nên lạm dụng tỏi bởi điều này có thể gây tác dụng phụ như bỏng rát hậu môn, sưng đau, phù nề búi trĩ.
Cách làm rụng búi trĩ
Các cách nhét búi trĩ vào trong, mẹo làm xẹp, co, teo búi trĩ… chỉ mang tính tạm thời trong điều trị trĩ. Để búi trĩ không sa ra ngoài gây đau rát, vướng víu, đồng thời ngăn các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần thực hiện điều trị trĩ triệt để.
Phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ là giải pháp hiệu quả, an toàn nhất đối với người bệnh trĩ.
Tuy nhiên đa phần người bệnh lo sợ việc cắt trĩ sẽ gây đau đớn, phải nằm viện dài ngày, tốn kém thời gian cũng như chi phí điều trị. Tình trạng này chỉ xảy ra khi người bệnh thực hiện cắt trĩ bằng các phương pháp cổ điển đang được áp dụng phổ biến như PPH, Logo..
Hiện nay, kỹ thuật cắt trĩ mới HCPT II chính là giải pháp vàng dành cho người bệnh trĩ. HCPT II là cách làm rụng búi trĩ nhanh nhất, đơn giản nhất và hiệu quả nhất với những ưu điểm vượt trội như:
- Tác động trực tiếp vào búi trĩ mà vẫn đảm bảo an toàn các mô lành tính xung quanh. Vì vậy quá trình thực hiện ít đau hoặc không đau, không gây chảy máu.
- Để lại vết cắt nhỏ sau khi loại bỏ búi trĩ, không hình thành sẹo về sau, đảm bảo tính thấm mỹ.
- Quá trình thực hiện chỉ từ 20 – 30 phút, sau đó người bệnh có thể ra về trong ngày mà không cần nằm viện dài ngày.
- Đảm bảo tiết kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị so với các phương pháp khác.
- Phương pháp HCPT II áp dụng được với mọi loại bệnh trĩ, có hiệu quả lâu dài, không tái phát và không gây biến chứng.
Chính vì vậy, kỹ thuật HCPT II đang là phương pháp điều trị bệnh trĩ hàng đầu mà nhiều bác sĩ đầu ngành về hậu môn trực tràng áp dụng, đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi trĩ một cách nhanh chóng, an toàn và không đau đớn.
Trên đây là một số cách nhét búi trĩ vào trong cũng như phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, triệt để nhất. Người bệnh khi bị sa búi trĩ, bên cạnh việc đẩy búi trĩ vào trong hậu môn cần phải đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc áp dụng đúng phương pháp điều trị không chỉ ngăn búi trĩ sa ra ngoài mà còn triệt để loại bỏ các triệu chứng đau đớn khó chịu khác do trĩ gây ra, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.