Bác sĩ giải đáp: Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Người bệnh không được chủ quan với các triệu chứng bệnh trĩ, bởi nếu phát hiện muộn và điều trị sai cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không là lo lắng của đa số người khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu này. Bài viết sau đây dưới sự giải đáp của TS.BS Trịnh Tùng sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin về bệnh trĩ cũng như tính nguy hiểm của bệnh nếu không điều trị sớm và đúng cách.
I. Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không và nguy hiểm như thế nào? Vấn đề này đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm, đặc biệt là những bệnh nhân phải sống chung với trĩ trong nhiều năm liền.
Đa phần người bệnh đều có cái nhìn chủ quan với căn bệnh này, thường chỉ đi khám và điều trị khi bệnh đã ở mức độ nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và bệnh khó điều trị hơn trước.
Vậy, bệnh trĩ là gì và cần nhận biết bệnh trĩ thông qua các triệu chứng cơ bản nào?
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến ở hậu môn với tỷ lệ người mắc phải cao. Bệnh hình thành do sự tăng áp lực tại các tĩnh mạch trong ống hậu môn và trực tràng, gây chèn ép, phình các tĩnh mạch và sa ra ngoài tạo nên các búi trĩ.
Các bác sĩ bằng kiểm tra, thực hiện nội soi hậu môn trực tràng sẽ xác định vị trí của búi trĩ (nằm ở trên hay dưới đường lược trong hậu môn) để phân loại. Có 3 loại bệnh trĩ thường gặp nhất là trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
2. Các triệu chứng bệnh trĩ như thế nào?
Người bệnh có thể nhận biết mình đã mắc bệnh trĩ thông qua những triệu chứng điển hình sau đây:
a. Chảy máu hậu môn hay còn được gọi là đại tiện ra máu
Là triệu chứng mà 99% bệnh nhân mắc trĩ đều gặp phải ngay từ giai đoạn đầu của trĩ. Khi đó, người bệnh sẽ phát hiện các đốm máu dính trên giấy vệ sinh ngay sau khi đi đại tiện. Khi búi trĩ ngày càng to, sưng lớn và xung huyết sẽ gây chảy máu nặng hơn, máu nhỏ giọt liên tiếp hoặc phun thành tia. Nhiều trường hợp máu đông trong ống hậu môn và khi đại tiện thì bị đẩy ra ngoài thành những cục máu đông lớn. Tình trạng chảy máu do trĩ có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện.
b. Có cục cứng hậu môn (sa búi trĩ)
Ban đầu người bệnh có thể không có triệu chứng này. Để phát hiện búi trĩ bắt buộc phải thực hiện nội soi hậu môn trực tràng. Tuy nhiên nếu không đi khám sớm, búi trĩ nằm trong ống hậu môn sẽ phát triển ngày càng lớn và sa ra ngoài. Lúc đầu, sau khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ tự co lại sau vài ngày. Dần dần, búi trĩ lớn và không thể tự co vào trong được, nằm hẳn bên ngoài hậu môn.
c. Đau rát hậu môn trong và sau đại tiện
Do sự tồn tại của búi trĩ và hậu môn là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh nên tình trạng đau rát hậu môn là không thể tránh khỏi. Nhiều người bệnh do quá đau nên rất sợ việc đi đại tiện, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Sự đau đớn có thể khiến bệnh nhân không đi, đứng, nằm ngồi một cách tự nhiên được.
d. Chảy dịch, ngứa hậu môn
Các búi trĩ khiến cho hậu môn bị hở cơ vòng dẫn đến chảy dịch, thậm chí kèm theo phân. Điều này tạo nên môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm nhiễm hậu môn gây ngứa rát.
3. Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không?
Với các triệu chứng kể trên thì bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không? Theo TS.BS Trịnh Tùng – Nguyên PGĐ Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương, bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không phụ thuộc trực tiếp vào người bệnh.
Nếu bệnh nhân có tâm lý chủ quan, ngại đi khám khi có các biểu hiện bệnh trĩ nêu trên sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bệnh trĩ có diễn tiến nhanh chóng, khó lường, không chỉ xuất hiện 1 búi trĩ mà nhiều trường hợp còn bị cả trĩ nội và trĩ ngoại (gọi là trĩ hỗn hợp). Đặc biệt nhiều trường hợp tự ý mua thuốc đắp, thuốc bôi trĩ với mong muốn búi trĩ tự teo đi.
Tất cả những điều này khiến cho bệnh trĩ không những không thuyên giảm mà còn trở nên vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu búi trĩ bị nhiễm trùng, hoại tử dẫn đến nhiễm trùng máu.
Ngược lại, người bệnh không nên lo lắng bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không nếu có phương pháp đề phòng và biện pháp điều trị ngay từ khi nghi ngờ mình đã mắc bệnh.
Cũng theo TS.BS Trịnh Tùng, bệnh trĩ là bệnh có khả năng điều trị khỏi cao khi và chỉ khi người bệnh đi khám sớm, điều trị đúng cách, tuân thủ các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và không tự ý điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian hay bằng những bài thuốc không rõ nguồn gốc.
II. Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ – người bệnh chớ chủ quan
Bệnh trĩ phát triển nhanh chóng, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
1. Ung thư hậu môn – trực tràng
Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ mà người bệnh không nên chủ quan. Nếu nghi ngờ có các khối u bất thường trong ống hậu môn, trực tràng, người bệnh cần đi khám, kiểm tra, thực hiện nội soi hậu môn – trực tràng để xác định chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
2. Thiếu máu nghiêm trọng
Do triệu chứng đặc thù của trĩ là gây chảy máu hậu môn nên tình trạng thiếu máu là không thể tránh khỏi. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, tình trạng chảy máu diễn ra liên tục, cơ thể không đủ lượng máu cần thiết sẽ trở nên ốm yếu, xanh xao. mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.
3. Sa nghẹt búi trĩ
Do búi trĩ phát triển lớn, không có phương pháp loại bỏ kịp thời gây nên biến chứng sa nghẹt búi trĩ. Người bệnh khi đó sẽ rất khó khăn trong việc đi vệ sinh.
4. Tắc mạch búi trĩ
Sự hình thành các cục máu đông tại lòng mạch trĩ sẽ gây ra tình trạng tắc mạch búi trĩ. Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn dữ dội kèm viêm và phù nề ở niêm mạc hậu môn, khiến người bệnh không thể đi lại, nằm ngồi một cách bình thường.
5. Viêm nhiễm hậu môn và vùng da xung quanh
Tình trạng chảy dịch hậu môn kéo dài kèm với việc đi đại tiện, sự sa trĩ… đã khiến cho vùng da quanh hậu môn bị viêm nhiễm, tổn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy ấm ướt, ngứa ngáy, nót rát ở hậu môn. Các búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét, hoại tử.
Bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không một phần còn phải xem xét bệnh đang diễn tiến ở mức độ nào, đã gây ra những biến chứng gì. Nếu bệnh trĩ đang ở các cấp độ nặng từ độ 2 trở lên, búi trĩ đã xuất hiện những đốm đen có dấu hiệu hoại tử thì người bệnh cần đi khám và điều trị ngay. Các tình trạng biến chứng do trĩ gây ra nói trên nếu không được can thiệp kịp thời, đúng phương pháp có thể gây nhiễm khuẩn máu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Chính vì vậy, để có thể thoát khỏi bệnh trĩ một cách nhẹ nhàng, an toàn, hiệu quả, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được chủ quan với trĩ.
Trên đây là một số giải đáp của BS chuyên khoa Trịnh Tùng về vấn đề bệnh trĩ có nguy hiểm đến tính mạng không. Hi vọng với những thông tin hữu ích này, người đọc sẽ có thêm kiến thức về bệnh trĩ cũng như cách nhận diện bệnh và chủ động thăm khám, điều trị nếu nghi ngờ mình đã mắc trĩ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.