Viêm niệu đạo là như thế nào? có lây không và cách chữa trị hiệu quả
Viêm niệu đạo là một trong những căn bệnh viêm nhiễm có khả năng lây nhiễm khá cao. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của viêm niệu đạo và đang thắc mắc viêm niệu đạo là như thế nào, có lây không và cách nào chữa hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết này và tìm hiểu thêm về các con đường lây truyền viêm niệu đạo và cách điều trị bệnh này.
Viêm niệu đạo là gì?
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại bộ phận niệu đạo thuộc đường tiết niệu hay còn gọi là ống dẫn nước tiểu. Niệu đạo với nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra khỏi cơ thể. Nếu ở nam giới thì niệu đạo cũng mang tinh dịch trong dương vật.
Viêm niệu đạo thường hình thành bởi các tác nhân gây nhiễm trùng qua đường tình dục như E.coli, Chlamydia, Mycoplasma, vi khuẩn Gram âm, Trichomonas, Gram dương hoặc nấm candida, các loại vi khuẩn kỵ khí,… Các bệnh lý này thường gặp ở đàn ông trẻ, đã có sinh hoạt tình dục.
Các loại vi khuẩn, virus khác không lây truyền qua đường tình dục cũng có thể là nguyên nhân gây viêm niệu đạo. Đôi khi các nhiễm trùng bàng quang hoặc tuyến tiền liệt, hoặc các tổn thương sau phẫu thuật có thể có ảnh hưởng đến niệu đạo, gây nhiễm trùng niệu đạo.
Để phân biệt các loại viêm niệu thì nếu có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo thì có hai loại là viêm niệu đạo không do lậu và viêm niệu đạo do lậu. Còn nếu xét về mức độ, giai đoạn, tình trạng nhiễm bệnh thì người ta chia ra là viêm niệu đạo mãn tính và cấp tính.
Có dấu hiệu nào để nhận biết bệnh viêm niệu đạo?
Để biết được có mắc viêm niệu đạo không thì chúng ta cũng cần tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết của bệnh. Các triệu chứng viêm niệu đạo có thể gồm:
- Chất dịch tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo có dạng trong hoặc nhầy.
- Ở nam giới, có thể bị đỏ, căng tức, ngứa hoặc bị sưng ở đầu dương vật, lỗ sáo và phần bìu. Có dịch nhầy chảy ra vào buổi sáng.
- Ở nữ giới, vùng kín bị ngứa ngáy và nóng rát, khí hư ra nhiều, đặc lại, có mùi hôi, đổi sang màu xanh trắng hoặc ngả vàng.
- Khi quan hệ tình dục người bệnh có thể bị đau ở bộ phận sinh dục, giảm ham muốn.
- Đau bụng dưới, đau xương mu, đau thắt lưng
- Có thể bị nổi hạch bẹn, sốt, mệt mỏi
- Cảm thấy nhiệt độ cơ thể cao, bị sốt.
- Bất thường khi đi tiểu, thậm chí có thể tiểu ra máu.
- Cảm giác đau hoặc rát bỏng khi tiểu tiện, tiểu nhiều lần không hết
- Bị ngứa, khó chịu ở niệu đạo, ống dẫn tiểu
Đôi khi bệnh nhân bị viêm niệu đạo giai đoạn đầu cũng có thể không nhận thấy bất cứ các triệu chứng nào bên trên.
Viêm niệu đạo có biến chứng như thế nào?
Bệnh viêm niệu đạo ban đầu không gây sốt hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh có diễn biến xấu và lây lan đến đường tiết niệu, các cơ quan sinh dục khác hoặc đến mạch máu thì sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu:
- Hẹp niệu đạo, tiểu tiện khó: Bệnh viêm niệu đạo có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến phần da của niệu đạo, viêm nhiễm gây nên sẹo xấu, khi đó sẹo này gây cản trở và sẽ làm hẹp niệu đạo, gây khó khăn trong việc đi tiểu của người bệnh.
- Gây ra chứng viêm nhiễm: Do những viêm nhiễm trong niệu đạo xâm nhập được tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn và tinh hoàn, ống dẫn tinh, nên dễ dàng gây ra các biến chứng như viêm tuyến tiền liệt, áp xe niệu đạo, viêm bàng quang, rò niệu đạo…
- Dẫn đến suy thận mãn tính: Viêm niệu đạo là rất dễ chuyển sang mãn tính, tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn có thể gây ra tổn thương thận, suy thận mãn tính. Theo nhiều thống kê cho thấy, 25% số người bệnh bị suy thận mãn tính đều do bệnh viêm niệu đạo gây nên.
- Ảnh hưởng đến chức năng sinh dục, có thể gây ra vô sinh: Viêm niệu đạo không được chữa trị, có thể gây viêm tuyến tiền liệt, đồng thời làm cho thành phần dịch ở tuyến tiền liệt bị biến đổi, tác động đến thời gian dịch hóa của tinh dịch, làm giảm sức sống của tinh trùng, dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Viêm niệu đạo có lây không?
Bản thân viêm niệu đạo là bệnh lây truyền qua đường tình dục nên câu trả lời cho viêm niệu đạo có lây không thì chắc chắn là có khả năng. Do đó việc lây truyền bệnh viêm nhiễm tại niệu đạo đối với các cặp vợ chồng rất dễ xảy ra, thậm chí còn có thể lây nhiễm chéo nếu có quan hệ với nhiều bạn tình.
Trong đó, các con đường lây truyền viêm niệu đạo thường gặp là:
Lây lan do sử dụng chung đồ dùng
Các loại vi khuẩn, nấm men hay các tác nhân gây viêm niệu đạo có thể tồn tại ngay ở môi trường bên ngoài. Khi tiếp xúc với dịch nhầy của người bệnh khi dùng chung chậu tắm, khăn tắm, bồn cầu, đồ lót bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bệnh.
Lây nhiễm qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su có thể bị lây nhiễm mầm bệnh viêm niệu đạo từ bạn tình. Trên thực tế, nếu vợ mắc viêm niệu đạo thì chồng cũng là đối tượng mắc bệnh và ngược lại, chồng cũng có thể lây cho vợ. Đây là lý do khiến các bác sĩ thường khuyên điều trị bệnh viêm niệu đạo kết hợp cho cả cặp đôi.
Đặc biệt đối với trường hợp viêm niệu đạo do lậu, bên cạnh bị lây nhiễm mầm bệnh viêm niệu đạo thì bạn còn có thể bị lây bệnh lậu khi quan hệ. Đôi khi rất khó để xác định được người bệnh bị mắc viêm niệu đạo trước hay mắc bệnh lậu rồi mới bị viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn lậu và làm quá trình điều trị kéo dài hơn.
Nhiều trường hợp xảy ra viêm nhiễm chéo giữa nhiều đối tượng bởi người bệnh quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình. Do đó, khi bệnh này có khả năng lây nhiễm cao thì càng trở nên phổ biến hơn.
Lây lan từ mẹ sang con
Có trường hợp những mẹ bầu mắc phải viêm niệu đạo trong quá trình mang thai hoặc không biết mình mắc bệnh trước khi mang thai. Lúc này mẹ có thể lây lan mầm bệnh sang con khi sinh theo phương pháp truyền thống. Các tác nhân viêm nhiễm có thể tấn công sang cơ thể non nớt của trẻ gây ra các bệnh về mắt thậm chí là mù lòa, bệnh da liễu, viêm đường hô hấp,…
Như vậy, không cần nghi ngờ viêm niệu đạo có lây không nữa. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh thì nên sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm và thông báo cho bạn tình về tình trạng này để cùng có phương án điều trị.
Điều trị viêm niệu đạo như thế nào hiệu quả?
Khi phát hiện bị mắc viêm nhiễm niệu đạo, bạn nên chủ động đi thăm khám và chữa trị tại một cơ sở y tế uy tín. Dựa vào từng tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị viêm niệu đạo phù hợp nhất.
Bệnh viêm niệu đạo không thể tự khỏi được mà cần được sử dụng các phương pháp loại bỏ các yếu tố lây nhiễm như thuốc kháng sinh đặc trị. Hiện nay các bác sĩ thường lựa chọn điều trị kháng sinh điều trị viêm niệu đạo đường uống hoặc đường tiêm, tùy thuộc vào tình trạng bệnh từng người.
Việc điều trị viêm niệu đạo cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Những người sốt cao, có triệu chứng tăng bạch cầu thì cần nâng nồng độ kháng sinh và đưa vào trực tiếp theo đường tiêm tĩnh mạch.
- Đối với giai đoạn sau của bệnh viêm niệu đạo, đã có hiện tượng bị nhiễm trùng máu, thì bác sĩ chú trọng nồng độ kháng sinh trong máu và đưa kháng sinh vào theo đường tiêm tĩnh mạch.
- Với những trường hợp viêm niệu đạo không do vi khuẩn lậu thì tốt nhất nên sử dụng thuốc kháng sinh đường uống.
- Không kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng thời điểm, cũng như không tự ý mua và sử dụng thuốc hay tự dừng thuốc…
- Thời gian điều trị viêm niệu đạo theo phác đồ thông thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày.
- Nên ngừng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh và kết hợp điều trị cùng các bạn tình để đảm bảo hiệu quả chữa trị, tránh tình trạng tái phát bệnh.
Như vậy bên trên là những kiến thức cơ bản mà bạn nên biết về bệnh viêm niệu đạo. Điều trị viêm niệu đạo theo đúng phác đồ tại cơ sở y tế chất lượng sẽ giúp hạn chế các biến chứng và tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị. Nếu cần tư vấn về phương pháp điều trị viêm niệu đạo có thể liên hệ với các bác sĩ qua số 0243.9656.999
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.