Viêm niệu đạo có thể có thai không? [Bác sĩ giải đáp]
Bệnh viêm niệu đạo có thể có thai không là thắc mắc của nhiều chị em, nhất là những người đang mắc phải bệnh lý này. Viêm niệu đạo ở nữ giới không chỉ gây triệu chứng đau đớn cùng biến chứng nghiêm trọng hơn ở nam giới. Vậy viêm niệu đạo có thai được không, cách chữa viêm niệu đạo như thế nào để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sẽ được các bác sĩ chia sẻ dưới đây.
Tổng quan bệnh viêm niệu đạo là gì?
Trước khi tìm hiểu bệnh viêm niệu đạo có thể có thai không, người bệnh cần hiểu được niệu đạo là gì và những nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo. Theo đó, niệu đạo là bộ phận trong đường tiết niệu nối từ bàng quang ra có chức năng đào thải nước tiểu ra ngoài.
Viêm niệu đạo xảy ra khi ống niệu đạo bị tổn thương hay do sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Viêm niệu đạo khiến người bệnh đau rát khi tiểu tiện, đi tiểu buốt rát, tiểu khó đồng thời kích thích bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu rất ít, nước tiểu màu vàng đục, thậm chí có lẫn máu, mủ trong nước tiểu.
Bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới khác biệt với bệnh viêm đường tiết niệu. Do bệnh viêm đường tiết niệu không gây ảnh hưởng đến niệu đạo mà chỉ gây nhiễm trùng đường niệu. Do hai bệnh lý này có các triệu chứng tương tự nhau nhưng phác đồ điều trị sẽ có sự khác nhau.
Triệu chứng bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới
Ngoài vấn đề viêm niệu đạo có thể có thai không, người bệnh cũng lo lắng không biết triệu chứng bệnh viêm niệu đạo là gì để sớm đi thăm khám và điều trị. Các bác sĩ cho biết, các triệu chứng viêm niệu đạo thường gặp phải bao gồm:
- Lỗ niệu đạo sưng đau, có cảm giác ngứa ngáy, đau rát nhất là khi tiểu tiện và ma sát với quần áo
- Âm đạo chảy dịch mủ
- Đi tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu khó.
- Nước tiểu trở nên đục màu, chuyển màu vàng, thậm chí có lẫn máu hoặc mủ.
- Ra nhiều khí hư bất thường, khí hư loãng như nước ở dạng mủ kèm mùi hôi khó chịu.
- Đau nhức vùng bụng dưới, đau ở khu vực giữa hậu môn và vùng kín.
- Cơ thể mệt mỏi kèm theo sốt, ớn lạnh, buồn nôn…
Viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho biết, viêm niệu đạo không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu kéo dài không điều trị dứt điểm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, chức năng bài tiết và cả khả năng sinh sản của người bệnh.
- Viêm nhiễm cục bộ: Các tác nhân có hại tấn công vào các bộ phận xung quanh, dẫn đến viêm bàng quang, viêm cổ tử cung, viêm niệu quản…
- Gây bí tiểu, hẹp niệu đạo: Sau khi hồi phục, khu vực niệu đao viêm nhiễm có thể dẫn đến sẹo gây hẹp lòng niệu đạo, gây khó khăn trong việc vận chuyển nước tiểu ra ngoài,.
- Gây vô sinh: Biến chứng nặng nề nhất của bệnh viêm niệu đạo. Ở nữ giới, vi khuẩn gây viêm nhiễm có thể tấn công diện rộng gây viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng…giảm khả năng thụ thai.
- Gây rò/ áp xe niệu đạo: Viêm niệu đạo nặng có thể hình thành nên các ổ áp xe, lỗ rò, thậm chí gây vỡ niệu đạo.
- Nguy cơ nguy thận: Viêm niệu đạo tái phát nhiều lần có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, viêm nhiễm lây lan gây viêm thận, thậm chí gây suy thận. Số liệu thống kê có đến 25% bệnh nhân suy thận mạn là do biến chứng từ viêm niệu đạo.
Bị viêm niệu đạo có thể có thai không?
Lý giải vấn đề viêm niệu đạo có thể có thai không, các bác sĩ cho biết: Nữ giới mắc viêm niệu đạo vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên như đã chia sẻ phía trên, viêm niệu đạo là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.
Đối với nữ giới, viêm niệu đạo không được kiểm soát sớm và dứt điểm có thể dẫn đến nguy cơ tắc ống dẫn trứng, từ đó gia tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cũng như tình trạng hiếm muộn vô sinh. Khi hệ thống cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng…có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ rụng trứng, khiến chị em khó canh ngày để thụ thai.
Ngoài ra, các biến chứng của bệnh viêm niệu đạo còn làm giảm chất lượng trứng khiến quá trình làm tổ khó khăn hơn. Các triệu chứng viêm niệu đạo còn gây cản trở việc quan hệ tình dục, lâu dần dẫn đến giảm ham muốn, không muốn quan hệ, giảm khả năng thụ thai.
Ngay cả những trường hợp có thai tự nhiên, các triệu chứng viêm niệu đạo khi mang thai cũng khiến mẹ bầu gặp phiền toái, mệt mỏi, khó chịu….ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo còn có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai, động thai, sinh non…cùng nguy cơ viêm thận, nhiễm trùng thận…
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh viêm niệu đạo cần điều trị khỏi bệnh trước khi mang thai. Đồng thời để không còn lo lắng viêm niệu đạo có mang thai được không, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa và chữa bệnh theo phác đồ chỉ định của bác sĩ.
Bị viêm niệu đạo nên làm gì để không bị vô sinh?
Viêm niệu đạo có thể có thai không? Người mắc bệnh viêm niệu đạo vẫn có thể mang thai nhưng khả năng thụ thai bị giảm đi cùng nhiều nguy cơ biến chứng viêm nhiễm khác. Do đó khuyến cáo bệnh nhân cần đi thăm khám kịp thời, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để nhanh chóng chữa khỏi bệnh.
Thông thường, phác đồ điều trị bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới sử dụng kháng sinh là chủ yếu, bao gồm thuốc uống hoặc thuốc tiêm theo đơn. Một số loại thuốc chữa viêm niệu đạo được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Thuốc kháng sinh Azithromycin dạng uống, 1 liều duy nhất.
- Thuốc kháng sinh Ofloxacin dạng uống, 2 lần/ ngày x 7 ngày.
- Thuốc kháng sinh Levofloxacin đường uống, 1 lần/ ngày x 7 ngày.
- Thuốc kháng sinh Doxycycline đường uống, 2 lần/ ngày x 7 ngày.
- Thuốc kháng sinh Erythromycin đường uống, 4 lần/ ngày x 7 ngày.
Liều lượng thuốc sử dụng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để chữa bệnh tại nhà, tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc viêm niệu đạo, bệnh nhân cần thay đổi lối sống sinh hoạt, có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh tật.
- Uống nhiều nước từ 2 – 2,5l nước mỗi ngày, tăng tần suất và lượng nước tiểu để tăng đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Cùng với đó, bệnh nhân có thể bổ sung nước hoa quả, nước canh chứa nhiều vitamin, chất xơ để tăng đề kháng cho cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là vitamin C để giảm triệu chứng viêm hiệu quả.
- Kiêng quan hệ tình dục đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn, tránh tình trạng lây nhiễm chéo hay vi khuẩn có cơ hội tấn công gây viêm nhiễm.
- Không được nhịn tiểu vì có thể gây kích thích bàng quang khiến tình trạng viêm nhiễm gia tăng cùng nguy cơ suy thận.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước muối âm hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, nhất là sau khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục.
- Tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ chỉ định, uống thuốc đúng giờ đủ liều để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên đây đã giải đáp về vấn đề viêm niệu đạo có thể có thai không và cách điều trị bệnh viêm niệu đạo, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ khả năng sinh sản. Để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn, vui lòng gọi trực tiếp hotline 0243.9656.999 để được giải đáp.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.