Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 14/12/2022

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh không chỉ khiến bé gặp khó khăn mỗi lần đại tiện như đau rát, chảy máu hậu môn. Tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn khiến trẻ sợ hãi mỗi lần đại tiện. Không hỗ trợ chữa trị kịp thời, nứt kẽ hậu môn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

Tìm hiểu về nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý rất phổ biến ở khu vực hậu môn – trực tràng. Theo thống kê, 80% trẻ sơ sinh mắc bệnh này những năm đầu đời. Tương tự nứt kẽ hậu môn ở người lớn, căn bệnh này ở trẻ nhỏ là tình trạng niêm mạc ống hậu môn bị rách. Dù chỉ là tổn thương nhỏ nhưng khiến đại tiện khó khăn, máu lẫn trong phân. Căn bệnh hậu môn – trực tràng này ở trẻ khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, bất an.

  1. Đi tìm nguyên nhân trẻ sơ sinh nứt kẽ hậu môn

Trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, táo bón là tác nhân phổ biến nhất. Khi bị táo bón, phân cứng và to hơn bình thường. Khi đại tiện, niêm mạc hậu môn dễ bị tổn thương và dẫn tới nứt kẽ. Nếu trẻ bị táo bón kéo dài sẽ hình thành tâm lý sợ hãi mỗi lần đại tiện. Từ đó, tăng nguy cơ táo bón mãn tính, ảnh hưởng toàn bộ hệ tiêu hóa của trẻ.

nguyên nhân trẻ sơ sinh nứt kẽ hậu môn

Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh còn do những tác nhân chính sau:

  • Thói quen rặn mạnh khi đại tiện khiến lực đẩy để tống phân qua ống hậu môn mạnh hơn. Từ đó tăng áp lực cho niêm mạc hậu môn hình thành vết rách.
  • Viêm nhiễm hậu môn – trực tràng hoặc viêm loét đại tràng,… cũng hình thành bệnh nứt kẽ hậu môn
  • Thực tế, khoảng 80% trẻ bị nứt kẽ hậu môn không xác định được chính xác nguyên nhân
  1. Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn thường có triệu chứng nhận biết rất rõ ràng, cha mẹ rất dễ phát hiện. Điển hình như:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu, sợ hãi mỗi lần đại tiện
  • Sau mỗi lần đại tiện, phân của trẻ rất cứng, tạo thành khối lớn, có lẫn máu bọc ở bên ngoài
  • Nếu bệnh kéo dài, trẻ lớn tuổi hơn sẽ thường xuyên nhịn đại tiện để tránh cảm giác đau đớn
  • Hậu môn của trẻ ngứa, kích ứng
  • Nếu kiểm tra hậu môn sẽ xuất hiện vết rách tại vùng da ống hậu môn

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Thông thường, nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh tự lành sau vài tuần nếu trẻ hết táo bón. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài trên 6 tuần, nguy cơ chuyển mãn tính rất cao. Đây là một biến chứng khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn.

Thực tế, nứt kẽ hậu môn có thể tái phát sau khi được chữa khỏi, làm tổn thương mô dọc. Ngoài ra, vết rách có thể xâm nhập lớp cơ vòng hậu môn khiến cơ co thắt. Từ đó, vết rách rộng hơn, khó lành hơn. Lúc này, trẻ phải điều trị bằng phẫu thuật mới khỏi dứt điểm bệnh.

Trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn nguy hiểm không?

Có thể nói, nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh không gây ra biến chứng nguy hiểm nếu chữa sớm. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh có thể khiến trẻ mệt mỏi, bứt rứt, cáu gắt, mất ngủ, da xanh xao,… Ngoài ra, vết rách sâu trong niêm mạc có thể khiến trẻ gặp khó khăn lúc nằm hoặc ngồi.

Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Trường hợp phụ huynh chủ quan để bệnh của trẻ kéo dài hoặc chữa trị sai phương pháp, tình trạng nứt kẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc chữa dứt điểm gặp khó khăn. Thậm chí, tăng nguy cơ viêm nhiễm, rối loạn cơ thắt ở hậu môn.

Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Thực tế, bệnh lý nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh có mức độ nhẹ hơn so với người trưởng thành. Tuy vậy, cha mẹ cũng không nên chủ quan, nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng càng sớm càng tốt. Đầu tiên, trẻ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống.

  1. Sử dụng thuốc tây y chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Thông thường, trẻ được bác sĩ chỉ định thuốc bôi để giảm triệu chứng đau rát, khô ở hậu môn. Một số loại thuốc điển hình: Thuốc vaseline, thuốc paracetamol, kem chứa oxit kẽm,… Những thuốc này có tác dụng làm dịu vùng hậu môn bị nứt, dưỡng ẩm, sát trùng, phục hồi mô da bị tổn thương, hạn chế ngứa, đau rát,…

thuốc tây y chữa nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Khuyến cáo: Hầu hết thuốc tây y đều có tác dụng phụ đi kèm, có thể gây kích ứng da của trẻ. Tốt nhất cha mẹ nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý giảm liều lượng hoặc tăng liều lượng, không tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa hết liệu trình,…

  1. Trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh bằng thuốc dân gian

Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây y, đối với bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ, phụ huynh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc dân gian có ưu điểm là lành tính, nguyên liệu dễ tìm kiếm,…

  • Dầu dừa: Tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu niêm mạc hậu môn, ức chế vi nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm trùng,… Cách thực hiện: Vệ sinh sạch hậu môn của trẻ, thoa dầu dừa và đợi khô, áp dụng 2 – 3 lần/ngày.
  • Lá kinh giới: Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, hạn chế và nhanh chóng hồi phục vết nứt hậu môn,… Cách thực hiện: Rửa sạch lá kinh giới, đun sôi với nước rồi đổ ra chậu. Cho trẻ xông hơi khoảng 15 phút. Khi nước ấm thì ngâm rửa hậu môn.

Khuyến cáo: Trẻ bị nứt kẽ hậu môn áp dụng các bài thuốc dân gian chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh mức độ nhẹ, không có tác dụng trị dứt điểm bệnh. Nếu trường hợp nứt kẽ hậu môn nứt độ nặng, xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để bác sĩ kiểm tra, thăm khám.

Cách phòng bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Thực tế, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt không những giúp nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh lành nhanh hơn, còn giảm nguy cơ bệnh tái phát. Vì vậy, cha mẹ hãy tham khảo những giải pháp dưới đây để áp dụng cho con em mình.

  • Để giảm triệu chứng đau và ngứa ở hậu môn, ngâm rửa hậu môn trong nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 – 30 phút.
  • Ăn nhiều chất xơ hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ 2 lít nước/ ngày. Có thể ép rau xanh với trái cây cho trẻ uống để cung cấp khoáng chất, nước, hạn chế táo bón. Tuy nhiên, cần tăng lượng chất xơ cho trẻ một cách từ từ để tránh tình trạng đầy bụng.
  • Hạn chế đồ ăn gây tiêu chảy hay táo bón như đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ngọt, thực phẩm cay nóng, hải sản (tôm, sò, mực,…).
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt có gas, soda,… Khuyến khích trẻ sử dụng sữa chua, sữa đậu nành,… để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng,…
  • Phụ huynh có thể sử dụng men vi sinh trộn với thức ăn để tăng hoạt động của đường ruột ở trẻ, hạn chế nguy cơ rối loạn hệ tiêu hóa
  • Không nên để trẻ nằm một chỗ hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nên cho trẻ vận động để tăng nhu động ruột, máu lưu thông, nhuận tràng, đại tiện dễ dàng,…
  • Nhắc trẻ đi đại tiện không được rặn quá mạnh để tránh gây áp lực làm rách ống hậu môn

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin về bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả. Có thể nói, với trẻ nhỏ, dù mắc phải bệnh gì cũng có nguy cơ đe dọa sức khỏe nghiêm trọng và ảnh hưởng sự phát triển toàn diện. Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Bác sĩ CK II khoa Ngoại tiêu hóa

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, trong đó có 7 năm giữ chức vụ Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa - bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội và 8 năm đương nhiệm chức vụ PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Đặt hẹn bác sĩ
  • BS.CKI Ngô Việt Thành

    Chuyên khoa: Ngoại – Tiết niệu

    Chuyên gia y tế quốc tế và công tác tại Cộng Hòa Angola.

    Phó khoa Ngoại tại bệnh viện Phổi Trung Ương.

    2216 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKII Trịnh Tùng

    Chuyên khoa: Ngoại khoa

    Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

    Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

    Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

    3647 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKI Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa: Sản phụ khoa

    Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

    Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.

    Gương mặt bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc năm 2020.

    4258 lượt đặt Đặt hẹn ngay
Phản hồi của bệnh nhân phòng khám
ANH NGÔ VĂN THUẬN Lái xe taxi - Thái Nguyên
Tôi bị trĩ nội ám ảnh suốt 1 năm trời không biết kể khổ cùng ai. Cuối cùng không chịu được nữa, nhờ có sự động viên và sự tận tình chữa trị của các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội mà tôi đã không còn bị trĩ nữa. Niềm vui này chỉ biết chia sẻ cùng nhân viên phòng khám và những người cũng đang bị như tôi, chúc mọi người sớm khỏi bệnh!
CHỊ LÊ NGỌC BÍCH Kế toán - Hưng Yên
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.
ANH NGUYỄN VĂN HÒA Công nhân - Nam Định
Công việc của tôi khá vất vả, thường xuyên bê vác vật nặng nên sau khi bị đi ngoài ra máu, tôi đã đi khám tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội và được biết mình bị trĩ ngoại cấp độ 2. Và thật may mắn sau 9 tháng điều trị tôi không hề thấy dấu hiệu của bệnh trĩ tái phát. Rất cảm ơn các bác sỹ và chúc mọi người cũng được may mắn như tôi!
CHỊ PHẠM THANH TÂM NV thu ngân - Hà Nội
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.