Nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không? Có chữa khỏi được không?
Nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không đang là vấn đề được nhiều người bệnh mắc phải quan tâm tìm hiểu. Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý hậu môn trực tràng có tỷ lệ mắc chỉ đứng sau bệnh trĩ, triệu chứng không quá nghiêm trọng khiến nhiều người bệnh chủ quan xem nhẹ không điều trị dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy biến chứng bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào? Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao để nhanh khỏi? cùng đi tìm câu trả lời ngay dưới đây.
Tìm hiểu nứt kẽ hậu môn là như thế nào?
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xung quanh niêm mạc hậu môn xuất hiện các vết rách gây đau đớn, ngứa ngát cho người bệnh. Nguyên nhân gây các vết nứt chủ yếu do táo bón khiến người bệnh phải cố gắng rặn phân cứng dẫn đến nứt, rách. Nứt kẽ hậu môn thường kèm theo bên ngoài là mảng da thừa, búi trĩ hay u nhú bị phì đại tiện.
Nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không cần căn cứ vào diễn biến của bệnh. Theo đó, nứt kẽ hậu môn được chia thành 2 giai đoạn bao gồm:
- Nứt kẽ hậu môn cấp tính
Bắt đầu là sự hình thành các vết loét nông nhỏ, đầu to ở viền ngoài và nhỏ dần ở bên trong. Các vết nứt gây chảy máu hậu môn (máu không lẫn với phân), hậu môn đau rát và ngứa ngáy gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của bệnh nhân.
Nứt kẽ hậu môn cấp tính không thể tự khỏi nhưng có thể điều trị dứt điểm, nếu không sớm điều trị bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến giai đoạn mạn tính.
- Nứt kẽ hậu môn mạn tính
Các vết nứt kẽ hậu môn lan rộng và ăn sâu vào niêm mạc gây ra những cơn đau thắt hậu môn, cơn đau sẽ tăng lên, thậm chí kéo dài hàng giờ nhất là khi bệnh nhân bị táo bón và đại tiện… Hậu môn chảy máu nhiều hơn khiến người bệnh bị thiếu máu, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không?
Nứt hậu môn có ảnh hưởng gì không? Nứt kẽ hậu môn tự lành không? Đa số các trường hợp nứt kẽ hậu môn không tự lành được mà cần can thiệp điều trị. Nếu vẫn tiếp tục chủ quan kéo dài bệnh không điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không?
- Gây thiếu máu
Chảy máu hậu môn do nứt kẽ hậu môn kéo dài khiến cơ thể thường xuyên mất máu và dẫn đến bệnh thiếu máu mãn tính. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy kiệt, xanh xao, thậm chí ngất xỉu…
- Viêm nhiễm hậu môn
Phần dưới của vết nứt do tiếp xúc trực tiếp với phân, nước tiểu nên rất dễ bị viêm nhiễm, hình thành các khối da thừa gây phù nề sưng viêm mạch máu. Lâu dầu, các khối da thừa sẽ bị xơ hóa, kéo theo các vết nứt càng loét sâu đến lớp cơ thắt hậu môn. Lúc này, việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và phải can thiệp ngoại khoa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hậu môn.
- Hoại tử hậu môn
Khi các vết nứt ăn sâu vào lớp cơ thắt hậu môn thì việc hình thành các ổ áp xe quanh hoặc giữa hai cơ thắt hậu môn là hệ quả tất yếu. Các ổ áp xe vỡ mủ ra ngoài và tích tụ lại gây hoại tử hoặc hình thành các lỗ rò, đường rò hậu môn – bệnh lý nguy hiểm gây chảy mủ viêm nhiễm, khó điều trị nhưng dễ tái phát.
- Nhiễm trùng máu
Các vết nứt khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, nếu việc vệ sinh không đảm bảo rất dễ dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết nứt hậu môn. Không những vậy, vi khuẩn có thể theo vết thương xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu – một biến chứng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Phải làm sao để hết nứt kẽ hậu môn?
Nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không, như đã giải đáp phía trên, nứt kẽ hậu môn thường không tự lành mà cần phải tiến hành điều trị, nếu không có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy cách chữa bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào an toàn, nhanh khỏi?
1. Dùng thuốc đặc trị nứt kẽ hậu môn
Thuốc giúp giảm nhanh cơn đau, khó chịu và giúp vết nứt hậu môn mau lành hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thăm khám chuyên khoa để xác định rõ tình trạng bệnh và nhận sự tư vấn điều trị từ bác sĩ. Một số loại thuốc được chỉ định điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm: Proctolog, Nitroglycerin, Tetracycline, anusol-Hc,…
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn điều trị kèm một số loại thuốc dưới đây để chữa lành vết thương nhanh chóng:
- Thuốc làm mềm phân: Duphalac, Bisacodyl…giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, cải thiện đại tiện, giúp nhuận tràng sạch ruột.
- Thuốc giảm đau chứa thành phần Paracetamol: Anusol-Hc, Lidocain, oxit kẽm bôi ngoài da.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi xuất hiện viêm nhiễm, sưng đau, chảy dịch vết nứt. Một số loại thuốc chống viêm được sử dụng bao gồm Cephalexin, Cefixim, Cefadroxil, Cefazolin,…
Cảnh báo: Người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà mà không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý điều trị bằng thuốc khiến bệnh trầm trọng hơn, gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
2. Can thiệp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không? Nếu nứt kẽ hậu môn để lâu đã chuyển biến nặng, tiến triển giai đoạn mãn tính hoặc không đáp ứng thuốc điều trị theo việc can thiệp phẫu thuật là điều cần thiết. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những vết nứt mãn tính thì phẫu thuật mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với các phương pháp khác.
- Nong hậu môn để nới cơ vòng hậu môn.
- Phẫu thuật mở cơ vòng hậu môn, tiến hành tạo vết cắt trong lòng cơ vòng với chiều dài tương đương kích thước vết nứt.
- Tiến hành tiểu phẫu cắt nứt, sau đó khâu lại. Phương pháp này sử dụng dao phẫu thuật và cắt phần vết nứt. Kỹ thuật này thường được kết hợp với kỹ thuật mở cơ vòng hậu môn và sử dụng thêm thuốc kháng viêm.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng hiện đang là địa chỉ chuyên khoa Hậu môn trực tràng uy tín hàng đầu ở Hà Nội, được Sở Y tế cấp phép thăm khám, điều trị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn/ rò hậu môn,…được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Phụ trách chuyên môn Phòng khám là Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng (Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền TW) cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu như PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam…
3. Cách phòng ngừa nứt kẽ hậu môn đơn giản, hiệu quả
Như vậy, trả lời cho vấn đề nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không, nếu chủ quan không điều trị ngay từ đầu thì việc phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của nứt kẽ hậu môn là không thể tránh khỏi. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây.
- Không nên rặn quá mạnh, nhất là với người đang bị táo bón vì rất dễ gây nứt kẽ hậu môn. Nếu khó đi nên thụt tháo phân với nước muối sinh lý.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau đại tiện để tránh tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm hậu môn.
- Tại thói quen đại tiện theo khung giờ cố định, không nhịn đại tiện vì có thể gây táo bón mạn tính.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, chú ý bổ sung chất xơ từ rau xanh và hoa quả.
- Uống nhiều nước, ít nhất 1,5l mỗi ngày để giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa.
- Luyện tập thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt cần chú ý khi xuất hiện triệu chứng bất thường ở hậu môn.
Trên đây là giải đáp vấn đề nứt kẽ hậu môn để lâu có sao không và cách điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Để đặt lịch tư vấn và khám bệnh, vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn 0243.9656.999, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.