Bị ngứa hậu môn có phải bị giun không?
Ngứa hậu môn có phải bị giun không hay là do nguyên nhân nào khác là nỗi trăn trở của nhiều người khi gặp phải chứng bệnh phiền toái này. Trong bài viết này, các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng sẽ chia sẻ cho quý độc giả cách phân biệt ngứa hậu môn nhiễm giun kim và ngứa hậu môn do bệnh lý khác.
Tìm hiểu ngứa hậu môn do nhiễm giun kim là gì?
Để trả lời cho vấn đề ngứa hậu môn có phải bị giun không, các chuyên gia của Đa khoa Quốc tế Cộng đồng cho biết: Ngứa hậu môn không được coi là một bệnh mà đó là triệu chứng để nhận biết nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến là ngứa hậu môn do bị nhiễm giun kim. Một số đặc trưng của hiện tượng bị giun ngứa hậu môn có thể kể đến như sau:
Giun kim có màu trắng, dài khoảng 2-13 mm, thường ký sinh bên trong đường tiêu hóa của người bệnh, gây ra tình trạng đau bụng âm ỉ, đôi khi gây buồn nôn, chán ăn, ăn không tiêu, đi đại tiện ra phân nát hoặc phân lỏng, phân có thể dính kèm máu hoặc chất nhầy.
Đặc biệt, người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa hậu môn vào ban đêm khi đi ngủ. Lý do là vì, khi đi ngủ, nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến vùng hậu môn trở nên nóng và ẩm ướt, đó là môi trường lý tưởng để giun kim chui ra đẻ trứng quanh hậu môn. Do đó, nhiều người khi bị nhiễm giun kim sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu vùng hậu môn, dẫn đến mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun kim nhất, thường bị giật mình và khóc đêm vì ngứa ngáy, khó chịu.
Những nguyên nhân khác gây ngứa ngáy hậu môn
Vậy ngứa hậu môn có phải bị giun không hay do nguyên nhân nào khác? Các bác sĩ hậu môn trực tràng tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng cho rằng, tình trạng ngứa hậu môn không chỉ do giun kim gây ra mà còn nhiều nguyên nhân về bệnh lý và thói quen sinh hoạt có thể dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn. Cụ thể:
- Bệnh rò hậu môn
Rò hậu môn là tình trạng chảy dịch ra ngoài qua những vết rách trên niêm mạc hoặc ống hậu môn, gây kích ứng da, dẫn đến đau và ngứa hậu môn. Nguyên nhân của bệnh này do hậu môn bị tổn thương bởi các tác nhân như táo bón, tiêu chảy lâu ngày, giao hợp qua đường hậu môn, do ung thư, bệnh Crohn…
Do người bệnh bị trĩ
Ngứa hậu môn có phải bị trĩ không, câu trả lời là có khả năng cao. Trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch bên ngoài hoặc bên trong hậu môn – trực tràng bị phình to, gây cảm giác bỏng rát, ngứa ngáy.
- Do thành phần trong thuốc kháng sinh gây dị ứng
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng trong nhiều trường hợp, các hoạt chất trong thuốc có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trú ngụ trong đường ruột. Khi đó, môi trường vi sinh vật bị mất cân bằng, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Một vài người sau khi uống thuốc kháng sinh còn xuất hiện nhiễm trùng do nấm men khiến vùng da xung quanh hậu môn dễ bị kích ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Do bị nhiễm nấm men
Nấm Candida thường trú ngụ trong hệ tiêu hóa, sinh sôi ở ruột rồi di chuyển đển ống hậu môn gây nhiễm trùng. Loại nấm này phát triển mạnh nhất trong môi trường ấm nóng, ẩm ướt. Những đối tượng dễ nhiễm nấm Candida bao gồm phụ nữ mang thai, người thừa cân, béo phì; người đang sử dụng thuốc kháng sinh; người bị tiểu đường hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Do mắc bệnh xã hội
Một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây ngứa ngáy hậu môn, chẳng hạn như: mụn rộp sinh dục, lậu, sùi mào gà… Trong đó, mụn cóc do vi rút HPV là tác nhân gây ngứa hậu môn phổ biến nhất.
- Do thói quen vệ sinh hậu môn không đúng cách
Thói quen không vệ sinh kỹ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện có thể khiến chất thải bị sót lại trong các nếp gấp hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến người bệnh bị ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, một số thói quen vệ sinh không đúng cách như sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, xịt thơm, lau hậu môn quá mạnh… cũng có thể khiến vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng, từ đó tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, vitamin từ rau củ quả hoặc tiêu thụ nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng táo bón kéo dài, dẫn đến ngứa hậu môn. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều các đồ ăn từ sữa có thể gây tiêu chảy, hay lạm dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước có ga,… cũng là nguyên nhân gây kích ứng, ngứa hậu môn.
- Các bệnh da liễu
Bệnh vảy nến ở vùng da xung quanh hậu môn có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy hậu môn. Cơn ngứa thường rất dữ dội kèm theo cảm giác đau rát khi đi đại tiện. Tương tự, bệnh chàm làm tăng tiết bã nhờn cũng có thể là tác nhân gây ngứa hậu môn.
- Do bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh nhân mắc các vấn đề bệnh lý như tiểu đường, bạch cầu, ung thư hạch, suy thận, bệnh gan,… hoặc nhão cơ vòng hậu môn gây rỉ dịch thường xuyên có thể bị ngứa ngáy hậu môn.
Phương pháp nào hiệu quả để khắc phục chứng ngứa ngáy hậu môn?
Vậy là vấn đề ngứa hậu môn có phải bị giun không đã được giải đáp, chắc hẳn người bệnh còn thắc mắc không biết nên chữa ngứa hậu môn ở đâu và bằng cách nào? Ngứa hậu môn muốn điều trị khỏi cần được phát hiện sớm, vì vậy người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, điển hình là Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại kết quả khả quan nhất cho người bệnh.
Hiện tại, phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT II tại phòng khám được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao bởi độ an toàn và hiệu quả của nó trong việc điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng gây ngứa hậu môn. Điều trị ngứa hậu môn bằng phương pháp này giúp rút ngắn thời gian điều trị và hồi phục, ít đau, ít chảy máu, không để lại sẹo và đặc biệt hạn chế biến chứng và tái phát.
Những lưu ý để phòng tránh ngứa hậu môn
Ngoài ngứa hậu môn có phải bị giun không, chúng ta cũng cần biết nên làm gì khi bị giun ngoáy hậu môn. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để phòng ngừa tình trạng ngứa hậu môn:
- Mặc quần áo, đồ lót thoải mái, làm từ chất liệu thoáng mát, co giãn, thấm mồ hôi.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và vitamin để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách, nhất là sau khi đi nặng. Bạn nên dùng nước muối ấm rửa hậu môn để làm dịu cơn ngứa, tránh dùng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh.
- Không nên gãi hậu môn nếu không sẽ khiến tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, thậm chí gây viêm nhiễm, lở loét.
Cuối cùng, hy vọng thông qua bài biết này, quý độc giả đã có cho mình lời giải đáp cho vấn đề ngứa hậu môn có phải bị giun không cũng như phân biệt được các nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Từ đó, bạn sẽ có biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp nếu không may mắc phải tình trạng này. Mọi thắc mắc về các bệnh hậu môn – trực tràng hay có nhu cầu hẹn lịch khám, quý độc giả vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được tư vấn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.