7 Nguyên nhân trẻ bị ngứa hậu môn và cách khắc phục hiệu quả [Tìm hiểu]
Trẻ bị ngứa hậu môn là hiện tượng không hiếm gặp, thường liên quan đến bệnh lý hoặc vấn đề vệ sinh hàng ngày. Bé bị ngứa hậu môn không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ. Vậy trẻ em bị ngứa hậu môn là bệnh gì, có nguy hiểm không và bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngứa hậu môn?
Hiện tượng trẻ bị ngứa hậu môn là như thế nào?
Trẻ bị ngứa hậu môn là hiện tượng vùng da xung quanh và bên trong hậu môn của trẻ bị ngứa ngáy, kích thích và tổn thương. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, sụt cân…
Trẻ bị đau ngứa hậu môn nhưng chưa thể diễn đạt được sự khó chịu của mình nên bố mẹ cần chú ý quan sát, ngay cả khi ngủ ban đêm để nhận biết sớm tình trạng này. Theo đó, một số triệu chứng cho thấy trẻ bị ngứa ở hậu môn thường gặp bao gồm:
- Trẻ em ngứa hậu môn về đêm, khó chịu, quấy khóc, không nằm yên.
- Trẻ ăn uống kém, chán ăn, sụt cân, tính tình thay đổi hay khó chịu, cáu kỉnh.
- Trẻ ngủ không yên giấc, thường xuyên tỉnh bất chợt, lăn bên này bên kia.
- Trẻ bị đại tiện ra máu, máu dính trên phân hay chảy nhỏ giọt.
- Trẻ bị ngứa rát hậu môn nhưng dùng tay gãi khiến vùng hậu môn bị trầy xước, đau rát, kích ứng.
7 Nguyên nhân trẻ bị ngứa hậu môn cần đặc biệt lưu ý
Trẻ bị ngứa hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc cho trẻ đi thăm khám sớm, xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ngứa ở hậu môn sẽ giúp bố mẹ có hướng kịp thời và đúng đắn điều trị tình trạng khó chịu này cho trẻ. Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa vùng hậu môn điển hình mà bố mẹ cần biết để phòng tránh cho con mình.
1. Trẻ bị giun kim ngứa hậu môn về đêm
Nhiễm giun kim là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ngứa hậu môn về đêm. Trẻ bị ngứa hậu môn nhiều nhất vào ban đêm là vì giun cái bò xuống hậu môn để đẻ trứng, đồng thời tiết dịch gây ngứa ngáy.
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ có bị nhiễm giun kim hay không thông qua triệu chứng cáu bẳn, mất ngủ, hay đưa tay gãi hậu môn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể dùng đèn soi để thấy được giun kim và nang trứng của chúng nằm trong nếp gấp hậu môn.
2. Trẻ bị đau ngứa hậu môn do táo bón lâu ngày
Trẻ em là một trong nhiều đối tượng rất dễ bị táo bón, nguyên nhân do thói quen ít ăn rau xanh, ít uống nước, thiếu hụt chất xơ. Trẻ bị táo bón thường bị phân to cứng, đại tiện khó gây hiện tượng khó chịu, đau rát, ngứa ngáy.
Tình trạng táo bón lâu ngày không chỉ khiến bé ngứa hậu môn đau rát mà còn gia tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, viêm nhiễm hậu môn.
3. Trẻ con bị ngứa hậu môn do vệ sinh kém
Bố mẹ vệ sinh hậu môn cho trẻ chưa sạch sẽ, dịch nhầy tiết nhiều khiến hậu môn thường xuyên ẩm ướt, vô tình tạo điều kiện vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm ngứa hậu môn. Tình trạng trẻ bị ngứa hậu môn kéo dài khiến vùng da hậu môn có thể bị viêm nhiễm, nhiễm trùng thậm chí hình thành ổ áp xe hoại tử.
4. Trẻ bị ngứa ở hậu môn do bị hẹp hậu môn
Hẹp hậu môn là một dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Khi đó, trẻ sẽ gặp khó khăn khi đại tiện đồng thời gây ra các triệu chứng như đau rát, sưng viêm, nóng đỏ, ngứa rát và chảy máu hậu môn.
5. Trẻ bị ngứa rát hậu môn do nứt kẽ hậu môn
Trẻ bị nứt kẽ hậu môn thông thường xuất phát từ tình trạng táo bón kéo dài hoặc do vùng da hậu môn thường xuyên bị khô. Khi bị táo bón, phân to và cứng khiến hậu môn bị đau rát, tổn thương và hình thành các vết nứt. Nếu không sớm khắc phục, các vết nứt hậu môn sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng, viêm nhiễm hậu môn.
6. Trẻ bị ngứa xung quanh hậu môn do viêm da tiếp xúc
Trẻ bị ngứa hậu môn còn có thể do tình trạng viêm da tiếp xúc gây nên. Làn da của trẻ rất nhạy cảm, nếu gặp các kích thích từ quần áo, xà phòng hay tã bỉm cũng có thể dẫn đến tình trạng nóng rát, ngứa ngáy, thậm chí sưng viêm và chảy máu.
7. Trẻ em bị ngứa ở hậu môn do nhiễm nấm hậu môn
Nhiễm nấm hậu môn (nấm candida hậu môn) cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa hậu môn. Nhiễm nấm hậu môn thường xuất hiện trên các nếp gấp hậu môn, gây ra các triệu chứng như vùng da quanh hậu môn viêm đỏ, ngứa ngáy hậu môn, khó chịu khiến trẻ dùng tay gãi, có thể gây sưng nề, trầy xước da.
Bé bị ngứa hậu môn có nguy hiểm không?
Tình trạng trẻ bị ngứa hậu môn xảy ra thường xuyên, tần suất dày đặc với mức độ nặng nề có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bực dọc, mất ăn mất ngủ, chậm tăng cân.
Không những vậy, những tổn thương ở niêm mạc hậu môn có thể diễn biến xấu gây chảy máu, đau rát và nhiễm trùng nguy hiểm. Do vậy, bố mẹ cần chú ý nếu nhận biết các triệu chứng bất thường bé bị ngứa đỏ hậu môn cần nhanh chóng thực hiện biện pháp khắc phục kịp thời. Tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám, tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Trẻ bị ngứa hậu môn phải làm sao khắc phục?
Trẻ bị ngứa hậu môn thì bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chăm sóc cho trẻ cũng cực kỳ quan trọng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị ngứa vùng hậu môn?
- Vệ sinh hậu môn cho trẻ đúng cách
Bố mẹ nên thường xuyên lau rửa hậu môn cho trẻ bằng nước ấm sạch hay nước muối ấm pha loãng. Hạn chế sử dụng xà phòng, sữa tắm hay chất tẩy rửa mạnh vì dễ khiến trẻ bị tổn thương, kích ứng da.
Sau khi vệ sinh, cần lau khô hậu môn cho trẻ bằng khăn mềm trước khi mặc quần áo.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước
Cho trẻ uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng nước ép cũng được.
Bổ sung rau xanh, chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Nếu trẻ vẫn không ăn rau thì có thể thay thế với khoai lang, cà rốt, khoai lang…
Chế biến đồ ăn cho trẻ ở dạng lỏng như cháo, súp, nấu canh…để ngăn ngừa táo bón ngứa hậu môn.
Cho bé ăn uống đúng giờ, hạn chế ép trẻ ăn quá nhiều đồng thời nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, kích ứng…để tránh gây kích thích, ngứa ngáy hậu môn.
- Cắt tỉa móng tay cho trẻ
Bố mẹ cần chú ý cắt móng tay để tránh trẻ bị bị quanh hậu môn và đưa tay lên gãi. Nên vệ sinh móng tay cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng kháng khuẩn và chải lông mềm.
- Không mặc đồ ẩm ướt cho trẻ
Bố mẹ nên lựa chọn quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế cho trẻ mặc đồ dày, ẩm ướt…vì dễ khiến hậu môn của trẻ bị kích ứng. Ngoài ra, quần lót cho trẻ cũng cần vệ sinh, thay thế thường xuyên, cần giặt cùng xà phòng và phơi dưới ánh sáng mặt trời để giảm nguy cơ ẩm ướt, bị vi khuẩn tấn công.
Như vậy, trẻ bị ngứa hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì bố mẹ cũng cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được khắc phục kịp thời và hiệu quả ngay từ đầu.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.