9+ Nguyên nhân mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn và cách khắc phục hiệu quả

Ngày 08/12/2022

Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn không chỉ gây phiền toái, khó chịu trong cuộc sống của mẹ bầu mà nguy hiểm hơn còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn trực tràng. Vậy bị ngứa hậu môn khi mang thai 3 tháng đầu do đâu, có nguy hiểm không và bà bầu bị ngứa hậu môn phải làm sao? cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Ngứa hậu môn khi mang thai 3 tháng đầu là gì?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn là tình000 trạng xung quanh hậu môn bị tấy đỏ, ngứa rát. Ban đầu, mẹ bầu sẽ chỉ thấy ngứa râm ran nhẹ, nhưng càng để lâu không được điều trị, mức độ ngứ a tăng dần, dữ dội và kéo dài dai dẳng khiến mẹ bầu bứt rứt, khó chịu trong người.

Ngứa hậu môn khi mang thai 3 tháng

Tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ gây phiền toái trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ lây nhiễm tác nhân có hại từ mẹ sang con.

Nguyên nhân mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn do đâu?

Hậu môn là phần cuối cùng của ruột kết, có vai trò đào thải phân ra bên ngoài nên là khu vực chứa rất nhiều vi khuẩn, tác nhân có hại. Do vậy nếu thói quen vệ sinh không tốt, sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc mắc bệnh lý nào đó có thể dẫn đến ngứa hậu môn. Trong trường hợp mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn có thể do một số nguyên nhân dưới đây.

1. Thói quen vệ sinh kém

Hậu môn là cơ quan bài tiết chất thải, nếu vệ sinh không sạch sẽ có thể gây ứ đọng chất thải trong các nếp gấp hậu môn, lâu ngày sẽ gây ngứa ngáy.

Thói quen vệ sinh kém 

Ngứa hậu môn kéo dài có thể khiến nếp hậu môn bị tổn thương, viêm nhiễm do sự tấn công của nấm, virus, vi khuẩn có hại gây bệnh.

2. Táo bón kéo dài

Táo bón là tình trạng phổ biến ở người thiếu chất xơ, nhất là trẻ em và phụ nữ có thai. Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao làm chậm quá trình tiêu hóa. Chất thải bị rút nước, trở nên khô cứng hơn từ đó dẫn đến táo bón.

 Táo bón kéo dài 

Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây tổn thương niêm mạc hậu môn, gây kích thích, ngứa ngáy, thậm chí hình thành búi trĩ hay các vết nứt hậu môn.

3. Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn do bệnh trĩ

Phụ nữ mang thai bị ngứa hậu môn rất dễ bị bệnh trĩ. Khi mang thai làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn và thành mạch hậu môn kết hợp cùng chứng táo bón thai kỳ càng làm tăng nguy cơ mắc trĩ.

Một số triệu chứng bệnh trĩ ở phụ mang thai bao gồm: Ngứa hậu môn, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, sa búi trĩ…

4. Nứt kẽ hậu môn

Tình trạng nứt kẽ hậu môn thường là hậu quả của việc táo bón lâu ngày. Khi mẹ bầu bị táo bón sẽ phải dùng lực mạnh để rặn, trong khi phân to và cứng sẽ hình thành nên các vết rách hậu môn.

Một số triệu chứng nứt kẽ hậu môn thường gặp bao gồm: Xuất hiện các vết nứt hậu môn, chảy máu hậu môn, ngứa rát hậu môn…

5. Bầu 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn do viêm da kích ứng

Tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể do viêm da kích ứng gây ra. Vùng da hậu môn mỏng và nhạy cảm hơn các vùng khác, nếu tiếp xúc với xà phòng, dung dịch vệ sinh có độ pH cao, bị dị ứng với chất liệu quần áo hay nước xả vải…cũng có thể gây kích ứng và ngứa hậu môn.

viêm da kích ứng

6. Do áp lực ổ bụng lớn

Trọng lượng của thai nhi khi lớn dần sẽ gây áp lực lên ổ bụng của mẹ, trực tiếp chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn khiến chúng bị căng giãn và sưng phồng quá mức. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai, dẫn đến các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khi đại tiện.

7. Rò hậu môn

Mẹ bầu bị rò hậu môn cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ngứa ngáy hậu môn. Khi bị rò hậu môn, dịch mủ tiết ra từ các đường rò, lỗ rò khiến hậu môn luôn bị ẩm ướt, đây sẽ là môi trường lý tưởng đến vi khuẩn xâm nhập lây lan gây ngứa hậu môn.

8. Viêm da bọng nước

Triệu chứng ban đầu là sự xuất hiện của những mảng mề đay, mụn nước quanh rốn hoặc quanh đùi. Sau đó tổ chức năng lây lan sang bụng lưng, chân tay, hậu môn, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu vô cùng.

9. Nhiễm nấm hậu môn

Giống như bệnh nhiễm nấm âm đạo, khi bị nhiễm nấm hậu môn mẹ bầu cũng có triệu chứng ngứa ngáy hậu môn. Ngoài ra, một số vi khuẩn cũng có thể tấn công và gây ngứa hậu môn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn gây phát ban đỏ và ngứa quanh hậu môn.

Nhiễm nấm hậu môn

Ngoài ra, mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn còn có thể do mẹ bầu mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhiễm giun kim hay vùng hậu môn quá khô hoặc quá ẩm ướt…Tốt hơn hết, mẹ bầu nên đi thăm khám sớm, xác định nguyên nhân gây ngứa hậu môn từ đó được tư vấn hướng xử lý kịp thời.

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn có sao không?

Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn nếu ở mức độ nhẹ hầu như không quá ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, ngứa hậu môn kéo dài, nhất là xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn

  • Viêm nhiễm, chảy máu: Ngứa hậu môn kéo dài khiến mẹ bầu phải dùng tay gãi sẽ dẫn đến trầy xước, chảy máu, tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: Ngứa rát hậu môn kéo dài do viêm nhiễm nếu không sớm điều trị có thể lây lan sang vùng kín và gây viêm nhiễm phụ khoa, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Ngứa hậu môn gây cảm giác khó chịu, cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí suy nhược nếu không sớm được khắc phục.
  • Khó ngủ, mất ngủ: Ngứa hậu môn tăng dần mức độ vào ban đêm khiến mẹ bầu thường xuyên mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, mệt mỏi, ngủ không sâu giấc…Tất cả đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng.

Làm sao để hết ngứa hậu môn khi mang thai 3 tháng đầu?

Phải làm sao khi mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn là quan tâm của rất nhiều mẹ bầu đang gặp phải tình trạng này. Trước tiên, mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, xác định rõ nguyên nhân gây ngứa và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự mua thuốc về chữa hay áp dụng các bài thuốc dân gian chưa kiểm chứng dẫn đến nhiều biến chứng không đáng có.

Bác sỹ tư vấn bầu 3 tháng bị ngứa hậu môn

Bác sỹ tư vấn bầu 3 tháng bị ngứa hậu môn

Nếu ngứa hậu môn trong 3 tháng đầu mang thai do thói quen sinh hoạt, vệ sinh mẹ bầu có thể thay đổi để cải thiện triệu. Với trường hợp ngứa hậu môn khi mang thai 3 tháng đầu do bệnh lý, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đặt hậu môn hay thuốc bôi hậu môn để cải thiện triệu chứng mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu hiệu quả và nhanh chóng triệu chứng ngứa hậu môn, mẹ bầu nên tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ tinh bột, canxi, đạm, protein, vitamin & khoáng chất,…
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
  • Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, vừa giúp tạo đủ lượng nước ối cho thai phát triển vừa giúp làm mềm phân ngăn ngừa táo bón.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đại tiện. Có thể dùng nước ấm, nước muối loãng hay xà bông dịu nhẹ để vệ sinh 2-3 lần/ ngày.
  • Hạn chế tắm bồn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn và âm đạo.
  • Hạn chế gãi hậu môn khi bị ngứa vì có thể gây trầy xước, lở loét khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

Trên đây là thông tin cụ thể về hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị ngứa hậu môn và cách khắc phục hiệu quả. Để được tư vấn cụ thể hơn, chị em có thể liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Bác sĩ CK II khoa Ngoại tiêu hóa

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, trong đó có 7 năm giữ chức vụ Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa - bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội và 8 năm đương nhiệm chức vụ PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Đặt hẹn bác sĩ
  • BS.CKI Ngô Việt Thành

    Chuyên khoa: Ngoại – Tiết niệu

    Chuyên gia y tế quốc tế và công tác tại Cộng Hòa Angola.

    Phó khoa Ngoại tại bệnh viện Phổi Trung Ương.

    2216 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKII Trịnh Tùng

    Chuyên khoa: Ngoại khoa

    Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

    Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

    Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

    3647 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKI Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa: Sản phụ khoa

    Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

    Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.

    Gương mặt bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc năm 2020.

    4258 lượt đặt Đặt hẹn ngay
Phản hồi của bệnh nhân phòng khám
ANH NGÔ VĂN THUẬN Lái xe taxi - Thái Nguyên
Tôi bị trĩ nội ám ảnh suốt 1 năm trời không biết kể khổ cùng ai. Cuối cùng không chịu được nữa, nhờ có sự động viên và sự tận tình chữa trị của các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội mà tôi đã không còn bị trĩ nữa. Niềm vui này chỉ biết chia sẻ cùng nhân viên phòng khám và những người cũng đang bị như tôi, chúc mọi người sớm khỏi bệnh!
CHỊ LÊ NGỌC BÍCH Kế toán - Hưng Yên
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.
ANH NGUYỄN VĂN HÒA Công nhân - Nam Định
Công việc của tôi khá vất vả, thường xuyên bê vác vật nặng nên sau khi bị đi ngoài ra máu, tôi đã đi khám tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội và được biết mình bị trĩ ngoại cấp độ 2. Và thật may mắn sau 9 tháng điều trị tôi không hề thấy dấu hiệu của bệnh trĩ tái phát. Rất cảm ơn các bác sỹ và chúc mọi người cũng được may mắn như tôi!
CHỊ PHẠM THANH TÂM NV thu ngân - Hà Nội
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.