[Tổng hợp] Các cách chữa ngứa hậu môn cho bà bầu đơn giản, hết ngứa nhanh chóng
Cách chữa ngứa hậu môn cho bà bầu như thế nào thì an toàn mà hiệu quả nhanh đang là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm tìm hiểu. Ngứa hậu môn không phải là triệu chứng hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, do táo bón, vệ sinh không đúng cách, kích ứng da hay do các bệnh lý hậu môn gây nên. Vậy bà bầu bị ngứa hậu môn phải làm sao để nhanh hết? cùng đi tìm câu trả lời ngay dưới đây.
Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thai
Trước khi đi tìm cách chữa ngứa hậu môn cho bà bầu tốt nhất, mẹ bầu cần hiểu rõ được những nguyên nhân gây ngứa hậu môn từ đó có hướng xử lý kịp thời nhất.
Hậu môn là cơ quan đào thải các chất thải tiêu hóa ra ngoài, là nơi tiếp xúc của nhiều chất bẩn, vi khuẩn nên rất dễ bị ngứa ngáy, viêm nhiễm. Một số nguyên nhân bà bầu bị ngứa hậu môn thường gặp có thể kể đến bao gồm:
- Thói quen vệ sinh kém
Như đã chia sẻ, hậu môn là cơ quan bài tiết phân nên nếu không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện, phân bị ứ đọng lại các nếp gấp hậu môn và gây ngứa ngáy.
Theo thời gian tại các nếp gấp hậu môn sẽ xuất hiện tổn thương, viêm nhiễm do sự xâm nhập tấn công của vi khuẩn, nấm có hại.
- Do táo bón kéo dài
Táo bón thường xuất hiện ở những người ít ăn chất xơ và phụ nữ đang mang thai. Do nồng độ progesterone tăng cao kích thích làm giãn ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa. Do vậy, phân thường bị rút nước, kích thước to và khô cứng hơn.
Táo bón kéo dài sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên phải rặn mạnh gây tổn thương niêm mạc hậu môn, gây nên các vết nứt hậu môn gây ngứa ngáy và sưng đâu.
- Mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng
Trường hợp bà bầu mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng…cũng gây tình trạng ngứa hậu môn, đau rát và viêm nhiễm ở hậu môn.
Trường hợp này, mẹ bầu nên đi thăm khám sớm để xác định rõ tình trạng bệnh và được tư vấn cách chữa ngứa hậu môn cho bà bầu phù hợp và hiệu quả. Tránh tình trạng chủ quan kéo dài gây những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
- Viêm da kích ứng
Ngứa hậu môn khi mang thai còn có thể do viêm da kích ứng gây nên. Vùng da hậu môn có cấu trúc mỏng nên rất nhạy cảm, nếu tiếp xúc với xà phòng hay dung dịch vệ sinh có độ pH cao, quần lót hay nước xả vải…có thể bị kích ứng và ngứa ngáy.
Ngoài ra, nồng độ progesterone và estrogen trong thai kỳ có thể tăng cao, càng làm tăng mức độ nhạy cảm trên da.
- Do áp lực lớn từ tử cung
Tử cung nằm ở bụng dưới, khi thai nhi phát triển khiến tử cung bị giãn nở. Tuy nhiên, sự giãn nở này lại gây áp lực lên dạ dày, hậu môn và đường ruột nên rất dễ gây tình trạng chướng bụng, ợ chua, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn, ngứa hậu môn…
Khi tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai kéo dài sẽ khiến mẹ bầu bị mệt mỏi thường xuyên, thiếu ngủ, cơ thể suy nhược. Trong trường hợp ngứa hậu môn do bệnh lý, lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm, chảy máu, tăng nguy cơ bị hoại tử.
Tổng hợp cách chữa ngứa hậu môn cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Khi phát hiện triệu chứng ngứa hậu môn khi mang thai, mẹ bầu cần xác định rõ nguyên nhân, do bệnh lý hay nguyên nhân khác từ đó mà có hướng khắc phục phù hợp. Nếu nguyên nhân xuất phát do thói quen vệ sinh, do táo bón hay áp lực từ tử cung…mẹ bầu có thể áp dụng một số cách chữa ngứa hậu môn cho bà bầu tại nhà.
Trường hợp triệu chứng đã nặng, đi kèm với các triệu chứng bất thường thì mẹ bầu nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách trị ngứa hậu môn khi mang thai hiệu quả.
1. Thuốc bôi ngứa hậu môn cho bà bầu
Dùng thuốc chữa ngứa hậu môn là cách chữa ngứa hậu môn khi mang thai đơn giản, hiệu quả giúp mẹ bầu cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Thông thường, thuốc bôi ngứa hậu môn thường được bác sĩ chỉ định mẹ bầu điều trị các bệnh lý hậu môn như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,…thay vì can thiệp ngoại khoa trong thai kỳ.
Một số cách trị ngứa hậu môn tại nhà cho mẹ bầu bằng thuốc thường được chỉ định bao gồm:
- Kem Hydrocortisone 1%: Chứa hoạt tính chống viêm hiệu quả, đặc biệt với trường hợp viêm da kích ứng. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc cho da mặt, vùng da bị lở loét và trẻ em dưới 10 tuổi. Với trường hợp bị ngứa hậu môn do vi khuẩn, virus cần có tư vấn cụ thể từ bác sĩ.
- Kem Gentrisone: Bà bầu bị ngứa hậu môn bôi thuốc gì? Gentrisone là thuốc bôi áp dụng cho trường hợp ngứa hậu môn nặng và thường xuyên. Thuốc mang lại hiệu quả cao với trường hợp ngứa hậu môn do viêm da ứng, nhiễm nấm candida, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ teo da, lột do, mỏng da nên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Titanoreine: Công dụng giảm ngứa và đau rát hậu môn, đặc biệt là các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra. Thuốc mang lại hiệu quả tốt khi dùng thuốc sau khi tắm hoặc vệ sinh hậu môn, không dùng thuốc quá 4 lần/ ngày.
- Thuốc Preparation H: Thuốc giúp khắc phục tình trạng ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây ra khá hiệu quả. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm viêm, giảm sưng đau, giảm co mạch và hạn chế búi trĩ sa hiệu quả. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi, trường hợp mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường cần cẩn trọng khi dùng thuốc.
Lưu ý: Thuốc bôi ngứa hậu môn cho bà bầu chỉ nên sử dụng khi đã có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng. Mẹ bầu tuyệt đối không tự mua thuốc bôi tại nhà để tránh biến chứng viêm nhiễm, lở loét.
2. Bà bầu bị ngứa hậu môn phải làm sao?
Trường hợp bà bầu bị ngứa hậu môn do một số nguyên nhân táo bón, thói quen vệ sinh kém, bị dị ứng xà phòng…thì dễ khắc phục hơn. Mẹ bầu có thể áp dụng ngay một số cách chữa ngứa hậu môn cho bà bầu tại nhà đơn giản ngay dưới đây:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả để hạn chế táo bón và tăng nhu động ruột.
- Uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày vừa để tạo đủ nước ối cho thai phát triển vừa giúp làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón ngứa ngáy đau rát.
- Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây táo bón như đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng,…
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực lên dạ dày. Mẹ bầu nên ăn 4-5 bữa/ ngày và mỗi bữa có thể cách nhanh 2-3 tiếng đồng hồ.
- Tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn khoa học cho từng giai đoạn thai kỳ.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách
Mẹ bầu nên tắm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ với nước ấm hoặc xà bông dịu nhẹ. Đặc biệt, nên chú ý vệ sinh vùng hậu môn và vùng kín bằng nước ấm để tránh ngứa ngáy, viêm nhiễm. Khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế tắm bồn để phòng tránh nhiễm trùng hậu môn và âm đạo.
Luyện tập thể thao nhẹ nhàng
Thói quen ít vận động có thể là nguyên nhân khiến quá trình tiêu hóa ngưng trệ, tăng nguy cơ táo bón. Hơn nữa, việc ít vận động còn khiến bà bầu dễ bị đau nhức xương khớp hay loãng xương, cơ thể yếu ớt…
Do vậy, mẹ bầu vẫn nên dành 10-20 phút luyện tập, vận động cơ thể nhẹ nhàng để giúp cải thiện khả năng linh hoạt của xương chậu, đồng thời kích thích nhu động ruột, hạn chế đau nhức trong thai kỳ.
Trên đây là chia sẻ về cách chữa ngứa hậu môn cho bà bầu mà các mẹ bầu có thể tham khảo. Nếu bài viết chưa giải đáp được thắc mắc, mẹ bầu có thể gọi đến tổng đài tư vấn online để được các bác sĩ hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.