Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh: Hình ảnh, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là bệnh lý không hiếm gặp, đặc biệt xuất hiện nhiều ở bé trai dưới 6 tháng tuổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng quanh hậu môn và hình thành nên các ổ áp xe gây đau nhức, chảy mủ cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì?
Như đã chia sẻ, áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là sự nhiễm trùng và sản sinh mủ bên dưới mô mềm xung quanh hậu môn. Khi bị nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu được tạo ra nhanh hơn để chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Khi tế bào bạch cầu và vi khuẩn cùng chết đi sẽ kết hợp cùng dịch tạo thành mủ, lâu dần sẽ hình thành nên các ổ áp xe hậu môn.
Về nguyên nhân gây bệnh, hiện nay vẫn chưa được xác nhận. Tuy vậy, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm quanh mô mồm và thành hậu môn là nguyên nhân chủ yếu hình thành áp xe.
- Một số trẻ có cấu trúc hậu môn dị tật bẩm sinh. Khi đại tiện, phân và nước tiểu bị đọng lại gây tắc nghẽn, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng và tạo thành ổ áp xe.
- Việc đại tiện quá mạnh hay bố mẹ vệ sinh hậu môn không đúng cách cũng có thể làm tích tụ vi khuẩn và hình thành các ổ áp xe hậu môn.
Dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn cần được phát hiện và có biện pháp điều trị đúng cách và kịp thời để ngăn ngừa biến chứng không mong muốn. Do đó, bố mẹ cần hiểu rõ được cách nhận biết triệu chứng áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Hậu môn của trẻ xuất hiện nhọt, sưng đau tấy đỏ. Vùng tổn thương trở nên cứng, ấm hơn các vùng da khác khi chạm tay vào.
- Trẻ sốt cao, thân nhiệt có thể lên tới 39-40 độ.
- Tăng tần suất đại tiện, thậm chí đại tiện không tự chủ.
- Chán ăn, nôn trớ, quấy khóc khi nằm hoặc ngồi.
Hình ảnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Để giúp bố mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết dấu hiệu áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ, dưới đây là một số hình ảnh cụ thể về bệnh lý.
Trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn có nguy hiểm không?
Áp xe hậu môn không khó điều trị nhưng tỷ lệ tái phát cao do bố mẹ chủ quan không điều trị dứt điểm cho con ngay từ đầu. Thậm chí, áp xe hậu môn chuyển biến nặng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ bao gồm:
- Biến chứng rò hậu môn: Được coi là giai đoạn mãn tính của áp xe hậu môn. Áp xe hậu môn kéo dài chắc chắn gây ảnh hưởng đến khe hốc trong hậu môn trực tràng làm cơ thắt hậu môn cũng bị áp xe. Khi ổ mủ vỡ ra sẽ hình thành các lỗ rò hậu môn gây đau đớn và việc điều trị càng trở nên phức tạp hơn.
- Nhiễm trùng hậu môn: Mủ áp xe chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, đồng thời khiến bệnh tái phát nhiều lần và khó điều trị dứt điểm.
- Nứt kẽ hậu môn: Áp xe hậu môn kéo dài gây tổn thương nghiêm trọng niêm mạc trong hậu môn. Hậu quả là dẫn đến tình trạng nứt kẽ ống hậu môn.
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn: Áp xe hậu môn khiến trẻ luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu, trẻ quấy khóc, bỏ bú ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ.
Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay khi phát hiện trẻ bị áp xe hậu môn, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán cụ thể và điều trị kịp thời.
Cách chữa áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Cách điều trị áp xe hậu môn cho trẻ sơ sinh nhằm giúp ngăn chặn nhiễm trùng lây lan và nguy cơ hoại tử. Nhiễm trùng hậu môn có thể lây lan hình thành nhiễm trùng máu và da đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, trẻ nhỏ bị áp xe hậu môn cần phải được chăm sóc y tế tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Cách điều trị áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh phổ biến bao gồm:
1. Điều trị áp xe hậu môn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Cách chữa áp xe cạnh hậu môn ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi thường là sử dụng kháng sinh. Việc can thiệp gây mê phẫu thuật được cho là không an toàn và có thể xảy ra nhiều rủi ro.
Đối với các trường hợp nặng, áp xe quanh hậu môn lớn, sưng to và có dấu hiệu biến chứng thì phác đồ điều trị sẽ phức tạp hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu dẫn lưu mủ ra ngoài một cách an toàn và hạn chế đau đớn. Sau điều trị, trẻ cần dùng kháng sinh để giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa tái phát.
Với tình trạng áp xe hậu môn đã biến chứng rò hậu môn, các bác sĩ có thể khuyến nghị theo dõi tình trạng bệnh đến khi trẻ được 19 tháng tuổi. Khi đó, các bác sĩ có thể chỉ định cách điều trị phù hợp và hiệu quả hơn, không loại trừ phẫu thuật.
2. Cách chữa apxe hậu môn cho bé sơ sinh trên 18 tháng tuổi
Trẻ trên 18 tháng tuổi có sức khỏe tốt thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng vì phẫu thuật dẫn lưu mủ khá đơn giản và ít gây nguy hiểm.
Sau mổ áp xe hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh phổ rộng như Cephalosporin, Penicillin để chống nhiễm khuẩn. Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi được bác sĩ chỉ định, bố mẹ tuyệt đối không tự thêm hoặc bỏ liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Sau khi phẫu thuật dẫn lưu áp xe hậu môn, trẻ cần được vệ sinh và chăm sóc vết mổ hết sức cẩn thận. Bố mẹ cần lau rửa hàng ngày và sau mỗi lần đại tiện để đảm bảo rằng hậu môn luôn được sạch sẽ, khô thoáng. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần thay tã thường xuyên hoặc hạn chế sử dụng tã để ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn.
Cách phòng ngừa áp xe hậu môn ở trẻ nhỏ
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện và điều trị ngay từ đầu để ngăn ngừa biến chứng xảy ra với trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề để phòng tránh bệnh cho trẻ. Cụ thể:
- Vệ sinh hậu môn và bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, nhất là sau khi đi vệ sinh. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn đến hậu môn, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Thay tã lót thường xuyên để tránh tình trạng ẩm ướt gây ngứa ngáy, viêm nhiễm hậu môn cho trẻ.
- Nếu trẻ đang bú mẹ, người mẹ cần chú ý bổ sung chất xơ hàng ngày để hỗ trợ bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ. Nếu trẻ ăn sữa công thức, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được loại sữa phù hợp nhất.
Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh nếu được xử lý kịp thời sẽ ít khi gây nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám sớm nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bệnh. Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc điều trị và chăm sóc cho trẻ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.