Áp xe hậu môn khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Áp xe hậu môn khi mang thai là bệnh lý không hiếm gặp. Bệnh gây ra nỗi ám ảnh bởi những cơn đau nhức và chảy mủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe, hơn nữa còn có thể gây viêm nhiễm phụ khoa đối với thai phụ. Vậy phụ nữ mang thai bị áp xe hậu môn có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
cùng giải đáp ngay dưới bài viết dưới đây.
Tổng quan bệnh áp xe hậu môn khi mang thai
Áp xe hậu môn là bệnh lý hậu môn trực tràng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, chỉ đứng sau bệnh trĩ. Áp xe hậu môn khi mang thai thường do vi khuẩn gram âm đường ruột gây ra dẫn đến hình thành các ổ áp xe. Người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi triệu chứng bệnh trở nên điển hình và nặng hơn.
Dấu hiệu áp xe hậu môn ở phụ nữ có thai
Triệu chứng áp xe hậu môn khi mang thai rõ ràng hay không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như độ nhạy cảm của mỗi người có nhận ra được triệu chứng bất thường hay không:
- Thường xuyên bị táo bón hơn, có hiện tượng chảy mủ hậu môn không rõ nguyên nhân trong thời gian dài.
- Đau nhói ở hậu môn, mỗi lần di chuyển hoặc ngồi xuống thì cảm giác đau rát tăng mạnh, khó có thể hoạt động như bình thường.
- Hậu môn có cục cứng, sưng đỏ, phù nề, khi chạm vào có cảm giác hơi gồ, khi vỡ ra chảy dịch mủ màu vàng hôi thối.
- Hậu môn ẩm ướt, có mùi hôi khó chịu dù vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên.
- Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt hoặc sốt cao, ớn lạnh…
Nguyên nhân áp xe hậu môn ở thai phụ
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị áp xe hậu môn, cụ thể bao gồm:
- Đề kháng kém, miễn dịch yếu: Thai nhi phát triển sẽ khiến tử cung của mẹ ngày càng lớn dần. Điều này vô tình tạo áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn, miễn dịch cơ thể lúc này lại yếu nên vi khuẩn rất dễ tấn công gây bệnh.
- Vệ sinh không đảm bảo: Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, tăng tiết dịch âm đạo nên nếu việc vệ sinh không đảm bảo rất dễ khiến vi khuẩn tấn công vùng kín và hậu môn, dẫn tới hình thành áp xe hậu môn.
- Nhiễm trùng do nứt hậu môn: Những vết nứt hậu môn không sớm được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng và hình thành áp xe hậu môn.
- Từng tiến hành phẫu thuật/ tiểu phẫu ở hậu môn: Nếu trước đó thai phụ đã từng thực hiện cắt trĩ nhưng không đảm bảo an toàn cũng có thể gây bệnh áp xe hậu môn.
Áp xe hậu môn khi mang thai có nguy hiểm không?
Áp xe hậu môn tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt của mẹ bầu. Dưới đây là một số tác hại có thể xảy ra do bệnh áp xe hậu môn khi mang thai gây ra:
- Những cơn đau nhức và ngứa ngáy ở hậu môn khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.
- Vi khuẩn cùng mủ từ các ổ áp xe vỡ ra lây lan sang vùng kín và gây viêm nhiễm phụ khoa. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, nguy cơ nhiễm trùng ối, sinh non, sản thai, thai dị tật…
- Áp xe hậu môn trong thai kỳ còn có thể khiến mẹ bầu bị chảy máu khi đi đại tiện, khiến mẹ bầu thường xuyên bị thiếu máu. Mẹ bị thiếu máu sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, bị còi xương, không đủ cân nặng tiêu chuẩn.
- Áp xe hậu môn nặng còn hình thành các đường rò, lỗ rò hậu môn gây đau nhức, nhiễm trùng, thậm chí hình thành tế bào ung thư hậu môn trực tràng.
Những biến chứng do áp xe hậu môn gây ra với mẹ bầu là không thể xem thường. Do đó, mẹ bầu cần chú ý đến tình trạng sức khỏe, nếu phát hiện triệu chứng bất thường nghi ngờ áp xe hậu môn cần đi thăm khám chuyên khoa sớm ngay từ đầu. Tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tốt nhất vừa đảm bảo hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Cách điều trị áp xe hậu môn khi mang thai
Điều trị áp xe hậu môn với người bệnh bình thường vốn đã phức tạp nhưng với phụ nữ có thai lại càng phức tạp hơn. Bởi mọi tác động nhỏ nhất cũng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy áp xe hậu môn khi mang thai cần điều trị như thế nào?
Trong trường hợp áp xe hậu môn không quá nghiêm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh điều trị để loại bỏ triệu chứng. Tuy nhiên, đây sẽ là các dòng kháng sinh chỉ định cho phụ nữ có thai để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Trường hợp áp xe kích thước lớn, bị vỡ mủ, đã hình thành các đường rò hậu môn thì bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật. Cách điều trị này nhằm dẫn lưu mủ ra ngoài, loại bỏ đường rò và các tổ chức xơ, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê kháng sinh trong thời gian ngắn để kháng viêm và chống nhiễm trùng.
Phẫu thuật áp xe hậu môn không được khuyến cáo với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối vì có thể gây sảy thai và sinh non. Do đó, việc cần thiết nhất là mẹ bầu cần đi thăm khám cụ thể, xác định mức độ bệnh để được chỉ định hướng điều trị phù hợp nhất.
Phòng ngừa áp xe hậu môn khi mang thai như thế nào?
Ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định, các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cũng đưa ra lời khuyên giúp mẹ bầu đối phó với tình trạng bệnh như sau:
- Vệ sinh, ngâm rửa hậu môn hàng ngày với nước ấm hoặc nước lá tía tô, kinh giới. Trong lá tía tô và kinh giới có chứa các chất sát khuẩn tự nhiên rất an toàn và có khả năng cải thiện triệu chứng sưng đau, ngứa ngáy hậu môn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt bổ sung nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón và giúp việc đại tiện dễ dàng hơn.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng nuôi cơ thể và thai nhi, giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Tuyệt đối không tự ý áp dụng các mẹo dân gian chữa áp xe hậu môn tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sau khi đi đại tiện cần rửa sạch với nước ấm từ trước ra sau, thấm khô bằng khăn mềm, không nên dùng giấy lau chà xát vì có thể làm vỡ ổ áp xe, chảy máu và nhiễm trùng.
- Vận động thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ…vừa giúp tăng cường lưu thông máu vừa giúp giảm áp lực lên hậu môn, không những vậy còn giúp việc sinh đẻ dễ dàng hơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh áp xe hậu môn khi mang thai. Bệnh tuy điều trị phức tạp nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn và không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Mẹ bầu cần thường xuyên chú ý sức khỏe, nếu nhận thấy triệu chứng bất thường cần đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.