Viêm bàng quang có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Bệnh viêm bàng quang có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó nữ giới ở độ tuổi sinh sản có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. Hiện tượng viêm nhiễm trùng này nếu không được xử trí sớm sẽ gây nhiều biến chứng. Vậy, viêm bàng quang có nguy hiểm không, phương pháp nào điều trị hiệu quả hiệu quả dứt điểm. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có đáp án cho chính mình nhé!
Tìm hiểu bệnh viêm bàng quang là gì?
Để giải đáp viêm bàng quang có nguy hiểm không? trước hết cần biết những thông tin cơ bản về căn bệnh này. Viêm bàng quang là tình trạng vi khuẩn xâm nhập tấn công gây viêm nhiễm trùng tại chỗ. Ban đầu thường khiến người bệnh đau đớn, khó chịu đi tiểu không kiểm soát, lâu dần viêm nhiễm lây lan đến thận ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Thông thường, bệnh viêm bàng quang thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới với tỉ lệ nam: nữ là 9:1. Điều này là do cấu trúc giải phẫu của nam giới và nữ giới khác nhau. Vùng kín của nữ giới nằm sâu trong, môi trường ẩm ướt dễ khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển lây nhiễm ngược.
Dấu hiệu viêm bàng quang
Mặc dù viêm bàng quang không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ viêm nhiễm ngược lên thận gây suy thận, bể thận rất nguy hiểm. Do đó phát hiện bệnh sớm có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh.
Khi bị viêm bàng quang, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Hội chứng bàng quang rõ ràng: Tiểu buốt, tiểu máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi.
- Khi đi tiểu thấy đau nhẹ ở vùng trên khớp mu khi bàng quang căng. Nếu nhiễm trùng nặng, có thể bị đau nhiều, thậm chí đau lan sang niệu đạo, âm hộ (với nữ giới)
- Luôn cảm thấy buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm, thậm chí là tiểu không tự chủ.
- Thấy nóng rát khi đi tiểu
- Bị viêm bàng quang cấp tính không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ
Đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu viêm bàng quang có thể là bị ướt đồ lót hay quần giống như đái dầm vào ban ngày. Đây vừa là dấu hiệu viêm bàng quang cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu.
Viêm bàng quang nguyên nhân do đâu?
Biến chứng viêm bàng quang có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Viêm bàng quang cấp tính thường do các loại tạp khuẩn gây ra. Đồng thời là các yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh hơn.
Vi khuẩn được chia thành 2 dạng là vi khuẩn gram âm và gram dương. Thông thường các loại vi khuẩn gram (-) có tỉ lệ gây bệnh cao hơn, chiếm tới 90%, còn lại khoảng 10% là do các loại vi khuẩn gram (+) gây ra.
Các loại vi khuẩn thường gây viêm nhiễm bàng quang cụ thể như: Escherichia coli (chiếm khoảng 70 – 80%), Proteus mirabilis (chiếm khoảng 10 – 15%), Klebsiella (chiếm 5 – 10%), Staphylococcus saprophyticus (chiếm khoảng 5 – 10%), Pseudomonas aeruginosa (chiếm khoảng 1-2 %), Staphylococcus aureus (chiếm khoảng 1 – 2%).
Ngoài ra, có thể có cấu trúc bất thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Thông thường người bệnh có các yếu tố cơ hội này sẽ khiến bệnh tình trở nặng nhanh hơn.
Các yếu tố cơ hội thường gặp gây viêm bàng quang có thể là do bạn đang mắc một số căn bệnh như: phì đại lành tính hoặc u tiền liệt tuyến, có sỏi hoặc u bàng quang, hẹp niệu đạo hoặc hẹp bao quy đầu, đái tháo đường, phụ nữ đang có thai hoặc bệnh nhân đang đặt sonde dẫn lưu bàng quang hoặc có can thiệp bàng quang, niệu đạo,…
Giải đáp viêm bàng quang có nguy hiểm không?
Để đánh giá mức độ nguy hiểm viêm bàng quang có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào diễn biến bệnh đang tới đâu, tác nhân gây bệnh là gì. Nhìn chung, các triệu chứng lâm sàng của viêm bàng quang sẽ khiến người bệnh gặp phiền phức trong mọi hoạt động hàng ngày. Khiến người bệnh khó chịu bực tức công việc không hiệu quá, các mối quan hệ bị rạn nứt đặc biệt là tình cảm vợ chồng.
Bệnh viêm bàng quang nếu không được xử lý kịp thời, nhiễm trùng cấp có thể sẽ gây ra biến chứng như:
- Viêm bàng quang mãn tính: Khi bệnh không được điều trị, bàng quang và các cơ quan lân cận bị tổn thương gây ra những triệu chứng dai dẳng, đau đớn. ví dụ như: đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu khi bệnh đã là mãn tính khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất thấp.
- Nhiễm trùng thận: Nguy hiểm nhất chính là vi khuẩn lây lan đến thận gây viêm nhiễm tại cơ quan này, dẫn đến viêm đài bể thận. Nhiễm trùng ở thận sẽ gây tổn thương thận vĩnh viễn, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh sau này.
- Nhiễm trùng máu: Bệnh viêm bàng quang cấp nếu để lâu không được chữa trị cũng có thể gây nhiễm trùng huyết. Nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm nếu không chữa sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chẩn đoán bệnh viêm bàng quang như thế nào?
Qua những thông tin, bạn đọc có thể thấy viêm bàng quang có mức độ nguy hiểm như thế nào. Việc thăm khám và điều trị bệnh sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó khi nhận thấy có những dấu hiệu nghi ngờ viêm bàng quang, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe và điều trị dứt điểm tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Khi đi thăm khám sức khỏe, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm hỏi triệu chứng biểu hiện hiện tại, tiền sử bệnh. Từ đó sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết. Để chẩn đoán viêm bàng quang, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một vài xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn hay do nguyên nhân khác.
- Nội soi bàng quang: Sử dụng ống nội soi luồn qua niệu đạo để đi vào bàng quang sẽ quan sát được hình ảnh bên trong bàng quang, từ đó có những đánh giá chi tiết. Trong quá trình nội soi bàng quang, một mẫu mô nhỏ sẽ được lấy ra ngoài để xét nghiệm (sinh thiết).
- Chẩn đoán hình ảnh: Trong một số trường hợp không tìm thấy dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện chụp X-quang hoặc siêu âm từ đó sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm như có khối u hay cấu trúc bất thường.
Phương pháp điều trị viêm bàng quang dứt điểm
Điều trị bất cứ bệnh lý nào bác sĩ cũng cần dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh hiện tại để chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Để hạn chế biến chứng nguy hiểm của viêm bàng quang, không phải lo lắng viêm bàng quang có nguy hiểm không bạn nên tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Đối với mỗi mức độ bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau, cụ thể như:
- Viêm bàng quang cấp có tiên lượng tốt, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau một liệu trình kháng sinh ngắn và phù hợp.
- Nếu vi khuẩn đi ngược dòng lên niệu quản, bể thận và thận gây viêm bể thận, viêm thận cấp thì cần cấp cứu nội khoa.
- Nếu bệnh viêm bàng quang tái phát từ 4 lần trở lên trong 1 năm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dự phòng.
- Khi bệnh nhân bị viêm bàng quang kéo dài hoặc bệnh hay tái phát mà để lại sẹo xơ sẽ được chẩn đoán là viêm bàng quang mạn tính.
Đối với thể viêm bàng quang cấp, nếu có yếu tố thuận lợi thì biến chứng sẽ nguy hiểm hơn. Cùng với việc sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, người bệnh cần phải điều trị loại bỏ các yếu tố thuận lợi. Lúc này, liệu trình sử dụng kháng sinh cũng phải kéo dài trong nhiều ngày hơn.
Để việc chữa bệnh được hiệu quả, người bệnh cần chú ý trong quá trình điều trị cần phải uống đủ nước, lượng nước tiểu ít nhất phải trên 2 lít mỗi ngày, không được nhịn tiểu quá 6 giờ.
Trên đây là những thông tin về vấn đề viêm bàng quang có nguy hiểm không hi vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.