Bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 là giai đoạn giữa của bệnh trĩ hỗn hợp. Ở giai đoạn này, các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng, nếu không sớm điều trị có thể tiến triển sang trĩ hỗn hợp độ 3 với nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, việc điều trị trĩ hỗn hợp vốn đã phức tạp sẽ càng trở nên khó khăn và tốn kém thời gian, chi phí hơn.
Tổng quan về bệnh trĩ hỗn hợp độ 2
Trĩ hỗn hợp xuất hiện do bệnh trĩ kéo dài lâu ngày khiến trĩ nội và trĩ ngoại liên kết hình thành các búi trĩ hỗn hợp. Thông thường, trĩ hỗn hợp xuất hiện ở giai đoạn nặng của trĩ nội, bao gồm trĩ nội độ 3 & trĩ nội độ 4. Do vậy mà trĩ hỗn hợp có triệu chứng nặng nề hơn và việc điều trị phức tạp hơn thông thường.
Trĩ hỗn hợp độ 2 là giai đoạn thứ 2 của bệnh trĩ hỗn hợp. Trong trường hợp bệnh nhân chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời, các búi trĩ sa khỏi ống hậu môn kết hợp với búi trĩ ngoại đã gia tăng kích thước càng khiến người bệnh đau đớn và khó chịu hơn, việc đại tiện gặp nhiều khó khăn.
Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp độ 2
Khi tiến triển, bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu dưới đây:
- Đại tiện ra máu: Máu thấm ướt giấy vệ sinh, thậm chí có thể nhỏ giọt.
- Sa búi trĩ: Búi trĩ phát triển sa xuống hậu môn và phân chia thành 2 phần rất rõ rệt: phần trên ẩm ướt có màu đỏ tươi, phần dưới khô và có màu đỏ sẫm.
- Hậu môn tiết dịch nhầy: Niêm mạc hậu môn tiết dịch nhầy gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu.
- Ngứa hậu môn: Tăng tiết dịch nhầy vừa gây khó chịu vừa gây ngứa ngáy.
- Đau hậu môn: Khối trĩ sa xuống đi kèm với búi trĩ ngoại, khi ngồi xuống bị đè nén, gây đau đớn, phù nề bờ hậu môn, thậm chí là hoại tử hậu môn.
So với bệnh trĩ ngoại và trĩ nội, các triệu chứng trĩ hỗn hợp độ 2 có khả năng tiến triển nhanh với mức độ nặng nề, biểu hiện rõ rệt nên rất dễ nhận biết.
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 có nguy hiểm không?
Giống như tên gọi, bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 bao gồm tất cả nguy cơ của 2 dạng bệnh trĩ còn lại, bao gồm một số biến chứng nguy hiểm như gây thiếu máu, sa nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn, hoại tử hậu môn,..
- Thiếu máu nghiêm trọng: Chảy máu hậu môn kéo dài, máu chảy thành giọt khiến người bệnh dễ gặp phải tình trạng thiếu máu.
- Sa nghẹt búi trĩ: Khi búi trĩ gia tăng kích thước thì sẽ sa ra ngoài hậu môn. Biến chứng này có thể khiến búi trĩ bị viêm nặng, phù nề gây đau rát dữ dội.
- Bội nhiễm: Thường xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn trong thời gian dài kèm theo tình trạng chảy máu hậu môn. Đây là điều kiện lý tưởng khiến vi khuẩn, nấm xâm nhập búi trĩ và gây bội nhiễm.
- Trĩ tắc mạch: Đối với bệnh nhân trĩ hỗn hợp, hiện tượng tắc mạch có thể xảy ra ở trên hoặc dưới đường lược. Khi đó, búi trĩ có thể bị vỡ và hình thành cục máu đông.
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 có thể nhanh chóng tiến triển sang trĩ hỗn hợp độ 3 nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, khi xuất hiện triệu chứng trĩ hỗn hợp, người bệnh nên đi thăm khám, nội soi hậu môn trực tràng sớm từ đầu để có hướng điều trị tốt nhất, ngăn ngừa biến chứng.
Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp độ 2
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại, đã xảy ra biến chứng hay chưa, mức độ đáp ứng điều trị cụ thể.
1. Điều trị nội khoa
Một số phương pháp nội khoa có thể được bác sĩ chỉ định điều trị cho bệnh nhân trĩ hỗn hợp độ 2 bao gồm:
- Thuốc kháng viêm, giảm đau: Là nhóm thuốc cải thiện triệu chứng, được bác sĩ chỉ định khi trĩ hỗn hợp gây đau đớn, phù nề, sưng viêm nhưng bệnh nhân không đáp ứng các loại thuốc điều trị tại chỗ. Một số loại giảm đau – kháng sinh được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm không steroid, Acetaminophen.
- Thuốc điều hòa nhu động ruột: Hỗ trợ làm giảm áp lực lên hậu môn, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…
- Thuốc đạn, thuốc mỡ: Cải thiện tình trạng sưng viêm, hỗ trợ làm bền thành mạch. Ngoài ra, một số loại thuốc còn chứa chất kháng sinh, khi đưa vào hậu môn có tác dụng phòng ngừa và cải thiện viêm nhiễm.
2. Thuốc Đông y điều trị trĩ hỗn hợp độ 2
Ngoài cách điều trị trĩ hỗn hợp độ 2 bằng Tây y thì việc sử dụng các loại thuốc Đông y như hoàng cầm, chỉ xác, địa du, hoa hòe, đương quy hay phòng phong… cũng giúp cải thiện bệnh, nhất là trường hợp bị chảy máu búi trĩ thường xuyên.
Bài thuốc 1:
Thành phần: Chỉ xác, đại hoàng, hồng hoa, đào nhân, hoa hòe, bạch thược, sinh địa, đương quy.
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu vào ấm sắc cùng 5 bát nước
- Đun sôi trên lửa nhỏ, đến khi nước cạn dần còn 2 bát thì tắt bếp
- Chia thuốc thành 3 phần và uống trong ngày.
Bài thuốc 2:
Thành phần: Hoàng liên, đương quy, thược dược, trạch tả, đào thân, nghiệt bì, sinh địa.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc sau đó cho vào ấm sắc cùng 600ml nước.
- Đun sôi dưới lửa nhỏ, đến khi nước cạn còn ⅓ thì tắt bếp.
- Chia phần thuốc thành 3 phần và uống trong ngày.
3. Phẫu thuật cắt trĩ hỗn hợp độ 2
Mổ trĩ (phẫu thuật cắt trĩ) là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong quá trình điều trị trĩ hỗn hợp. Nhất là trường hợp trĩ hỗn hợp độ 2 trở lên, búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn, thậm chí có biến chứng tắc mạch, vòng trĩ.
Vậy phương pháp phẫu thuật trĩ nào hiệu quả nhất hiện nay? Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là địa chỉ chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín hàng đầu tại Hà Nội hiện nay. Phòng khám áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II trong điều trị bệnh trĩ (bao gồm cả trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp).
Ưu điểm của phương pháp HCPT II:
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tạo vết mổ nhỏ, hạn chế gây đau đớn và chảy máu, bảo toàn các mô lành tính lân cận.
- Vết thương nhỏ, thời gian hồi phục được rút ngắn.
- Hiệu quả điều trị đạt tới 99%, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
- Thời gian thực hiện nhanh, chỉ từ 20-25 phút, bệnh nhân không cần nằm lại viện và có thể ra về luôn.
Quá trình thăm khám và phẫu thuật cắt trĩ được trực tiếp các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn thực hiện, mang đến sự an tâm tin tưởng cho người bệnh. Đặc biệt, sau khi cắt trĩ, người bệnh sẽ được sử dụng máy xông nhiệt tiêu viêm hậu môn giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm sưng, giảm đau, hạn chế viêm nhiễm – biến chứng sau thủ thuật, từ đó giúp quá trình phục hồi nhanh hơn.
Những điều lưu ý khi điều trị bệnh trĩ hỗn hợp độ 2
Trong thời gian điều trị bệnh trĩ hỗn hợp độ 2, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Tuyệt đối không dùng thuốc bôi, thuốc uống khi chưa thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý bôi thuốc hay tự dùng kháng sinh sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí hoại tử hậu môn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ, sắt…giúp thúc đẩy quá trình tạo máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Vệ sinh hậu môn hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không sử dụng chất kích thích vì có thể khiến mạch máu bị giòn và phình giãn.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, tránh lao động nặng, ngủ không đủ giấc, thức khuya…
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 2 nếu không sớm được điều trị có thể nhanh chóng tiến triển độ 3 với triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng bất thường, người bệnh nên chủ động đi thăm khám, tiến hành nội soi hậu môn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ 0243.9656.999 để được giải đáp chi tiết nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.