Dấu hiệu trĩ hỗn hợp: Hình ảnh chi tiết và cách điều trị hiệu quả
Dấu hiệu trĩ hỗn hợp bao gồm cả triệu chứng trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, so với hai dạng bệnh trĩ còn lại thì trĩ hỗn hợp có diễn biến phức tạp và mức độ nghiêm trọng hơn. Trường hợp chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời, các búi trĩ gia tăng kích thước và sa ra ngoài hậu môn, gây sa nghẹt, tắc mạch, hình thành trĩ vòng vô cùng nguy hiểm.
Bệnh trĩ hỗn hợp là như thế nào?
Trĩ hỗn hợp là gì? Theo bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, trĩ hỗn hợp là sự hình thành hợp nhất của trĩ nội và trĩ ngoại. Nói đơn giản là người bệnh trĩ hỗn hợp là người mắc đồng thời trĩ ngoại và trĩ nội.
Nguyên nhân mắc trĩ hỗn hợp là do người bệnh mắc trĩ nội nhưng không điều trị từ đầu kết hợp với sự hình thành của các búi trĩ ngoại. Dây chằng “Park” – là giải phân cách giữa búi trĩ nội và trĩ ngoại bị thoái hóa khiến các búi trĩ ngoại và búi trĩ nội kết hợp với nhau tạo nên búi trĩ hỗn hợp.
Hình ảnh và dấu hiệu trĩ hỗn hợp cụ thể
Dấu hiệu trĩ hỗn hợp cũng tương tự như dấu hiệu bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, do cấu trúc phức tạp kết hợp cả hai dạng trĩ nên các triệu chứng trĩ hỗn hợp sẽ có mức độ nặng nề hơn.
Dấu hiệu trĩ hỗn hợp
Khi xuất hiện, trĩ hỗn hợp có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu dưới đây:
- Đi ngoài ra máu
Ban đầu máu chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc trên bề mặt phân. Bệnh để càng lâu, tình trạng chảy máu hậu môn càng nghiêm trọng, máu có thể nhỏ thành giọt hoặc thành tia như cắt tiết gà.
- Sa búi trĩ
Dấu hiệu điển hình của trĩ hỗn hợp. Tĩnh mạch phình quá mức sẽ hình thành các búi trĩ cả bên trong và bên ngoài hậu môn. Số lượng và kích thước búi trĩ còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương tĩnh mạch. Mức độ bệnh càng nặng, búi trĩ sẽ sa xuống và thường trực ở hậu môn, thậm chí gây tắc mạch – sa nghẹt hậu môn.
- Hậu môn ngứa ngáy, tiết dịch nhầy
Niêm mạc hậu môn chịu kích thích làm tăng tiết dịch nhầy. Khi đó, người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ẩm ướt ở hậu môn.
- Đau rát hậu môn
Nguyên nhân do búi trĩ tăng sinh kích thước, khi ngồi sẽ chịu áp lực gây hiện tượng tắc mạch trĩ. Người bệnh sẽ thấy đau rát, phù nề, viêm nhiễm thậm chí hoại tử hậu môn.
Hình ảnh trĩ hỗn hợp
Để giúp người bệnh có thể nhận biết rõ hơn các dấu hiệu trĩ hỗn hợp, dưới đây là hình ảnh cụ thể của búi trĩ hỗn hợp.
Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ, các dấu hiệu trĩ hỗn hợp nghiêm trọng hơn trĩ nội và trĩ ngoại. Do vậy, mức độ nguy hiểm của trĩ hỗn hợp cũng nặng nề hơn hai dạng bệnh trĩ còn lại. Bệnh càng nặng thì nguy cơ biến chứng càng cao.
- Nhiễm trùng hậu môn
Trĩ hỗn hợp khiến hậu môn sưng nề rõ rệt, nhiễm trùng quanh hậu môn. Nếu tình trạng viêm nhiễm không được chữa trị sớm có thể dẫn đến bội nhiễm và hoại tử hậu môn.
- Thiếu máu trầm trọng
Trĩ hỗn hợp gây hiện tượng đại tiện ra máu khá nghiêm trọng, kéo dài lâu ngày có thể gây hiện tượng mất máu cục bộ. Tuy nhiên, người bệnh sẽ khó phát hiện ra tình trạng này đến khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, ngất xỉu, chóng mặt thường xuyên.
- Sa nghẹt búi trĩ
Búi trĩ có thể bị sa khỏi ống hậu môn nếu kích thước phát triển lớn. Ngoài ra, búi trĩ cũng bị nghẹt do cơ hậu môn bị tổn thương và co thắt quá mức. Búi trĩ bị sa nghẹt có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng, gây cảm giác đau rát dữ dội.
- Trĩ tắc mạch
Với bệnh nhân trĩ hỗn hợp, hiện tượng tắc mạch trĩ có thể xuất hiện ở búi trĩ trên hoặc dưới đường lược. Trĩ tắc mạch thể hiện tình trạng tĩnh mạch trong búi trĩ đã bị vỡ, hình thành các cục máu đông.
- Nguy cơ viêm phụ khoa
Ở nữ giới, âm đạo rất gần với hậu môn nên nếu chị em bị trĩ hỗn hợp nếu không chăm sóc, vệ sinh đúng cách rất dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Một số bệnh phụ khoa thường gặp nhất bao gồm viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
Tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp
Để điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả, người bệnh nên đi thăm khám cụ thể, xác định mức độ bệnh cụ thể, tình trạng búi trĩ cũng như mức độ đáp ứng của mỗi người. Do đó, việc thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu trĩ hỗn hợp là vô cùng quan trọng.
Ngoài việc thăm khám, khai thác tiền sử bệnh, kiểm tra cụ thể vùng hậu môn thì bác sĩ cũng tiến hành nội soi trực tràng hậu môn cùng một số xét nghiệm cần thiết. Sau khi đưa ra kết luận, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị trĩ hỗn hợp phù hợp và hiệu quả nhất với mỗi trường hợp.
1. Thuốc điều trị trĩ hỗn hợp
Dùng thuốc Tây y được áp dụng với trường hợp có dấu hiệu trĩ hỗn hợp mức độ nhẹ. Việc sử dụng thuốc giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đồng thời làm chậm sự phát triển của các búi trĩ.
Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ hỗn hợp thường được chỉ định bao gồm:
- Thuốc đặt hậu môn
Thuốc đặt hậu môn chữa trĩ hỗn hợp chứa các thành phần corticosteroid, glycerin, bisacodyl…có khả năng kích thích nhu động ruột, chống nhiễm khuẩn, kháng viêm và giúp co thành mạch.
- Thuốc NSAIDs
Là loại thuốc kháng viêm không steroid có khả năng làm giảm sưng đau do búi trĩ hiệu quả. Một số loại thuốc NSAIDs thường được kê đơn bao gồm naproxen, Ibuprofen. Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc này cần có sự chỉ định & theo dõi của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc mỡ, viên đạn dược
Một số loại thuốc mỡ bôi hậu môn có thể được bác sĩ chỉ định như thuốc mỡ Proctolog, kem titanoreine…có công dụng giảm đau, giảm ngứa tại chỗ, kháng viêm nên rất tốt với người bệnh trĩ.
- Thuốc làm mềm phân
Dùng cho trường hợp trĩ do táo báo mãn tính. Loại thuốc này có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ nước của ruột, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.
2. Cách điều trị trĩ hỗn hợp bằng ngoại khoa
Phương pháp ngoại khoa được chỉ định với trường hợp có dấu hiệu trĩ hỗn hợp mức độ nặng, đã xảy ra biến chứng hay trĩ hỗn hợp nhẹ nhưng điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng nên người bệnh cần đi khám và nhờ đến sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ.
- Điều trị trĩ hỗn hợp bằng laser
Sử dụng tia laser đốt búi trĩ, niêm mạc bị se lại và làm teo búi trĩ. Các tia cực tím khi tác động vào búi trĩ sẽ làm chúng co lại và bị cắt đứt. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp áp dụng với người mắc trĩ hỗn hợp nặng.
- Tiêm xơ búi trĩ
Bác sĩ sử dụng 1 loại hóa chất để tiêm vào búi trĩ. Loại hóa chất này khiến búi trĩ bị xơ hóa, nguồn máu để nuôi dưỡng búi trĩ cũng bị cắt đứt. Sau một thời gian, búi trĩ sẽ tự teo lại và rụng xuống.
Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề giỏi để đảm bảo an toàn. Bởi không ít trường hợp tiêm xơ búi trĩ tại các cơ sở kém uy tín đã đến đến hoại tử hậu môn, thậm chí nhập viện cấp cứu.
- Thắt trĩ bằng vòng cao su
Phương pháp có thể áp dụng với trường hợp trĩ hỗn hợp lòi búi trĩ 6-8 tuần. Thắt trĩ bằng vòng cao su làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng búi trĩ, sau một thời gian búi trĩ bị thắt vòng sẽ hoại tử và tự rụng xuống.
Cắt trĩ hỗn hợp với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Trĩ hỗn hợp có nên phẫu thuật không? Như đã chia sẻ, các dấu hiệu trĩ hỗn hợp có mức độ nặng nề hơn và thường xuất hiện khi người bệnh đã mắc trĩ nội độ 3, độ 4. Do đó, hầu hết các trường hợp trĩ hỗn hợp cần phải tiến hành phẫu thuật cắt trĩ để loại bỏ hoàn toàn búi trĩ.
HCPT II là phương pháp xâm lấn tối thiểu, sử dụng sóng cao tần làm đông các mạch máu nuôi búi trĩ dưới tác động của các ion nhiệt. Sau đó sẽ kéo các búi trĩ xuống và tiến hành loại bỏ búi trĩ bằng dao điện.
Với phương pháp HCPT II thế hệ mới, thời gian thực hiện rất nhanh chỉ từ 20-30 phút, vết mổ nhỏ nên hạn chế gây chảy máu, không gây đau hoặc ít gây đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến các mô lành tính xung quanh.
Với phương pháp này, người bệnh có thể an tâm vì hiệu quả loại bỏ búi trĩ lên đến 99% và tỷ lệ tái phát được giảm thiểu tối đa. Ngoài ra, sau khi cắt trĩ bằng kỹ thuật HCPT II người bệnh có thể ra về ngay mà không cần nằm viện, thời gian hồi phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi bác sĩ thực hiện tay nghề cao để ngăn ngừa biến chứng không đáng có. Do đó, người bệnh cần chú ý lựa chọn địa chỉ chữa bệnh trĩ hỗn hợp uy tín, có đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm và tay nghề chuyên môn giỏi.
Cách phòng tránh dấu hiệu trĩ hỗn hợp hiệu quả
Trĩ hỗn hợp khá phức tạp do đó người bệnh cần chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày,. Cách chữa trĩ hỗn hợp sẽ giúp điều trị bệnh nhưng để ngăn ngừa búi trĩ tái phát thì người bệnh cần lưu ý:
- Bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng táo bón, giảm sưng đau hậu môn. Hoa quả, rau xanh hay ngũ cốc nguyên hạt…đều là những nguồn rất giàu chất xơ, người bệnh có thể tham khảo.
- Vệ sinh hậu môn hàng ngày, nên tắm bằng nước ấm để tăng cường lưu thông máu ở hậu môn và giúp giảm cơn đau do trĩ gây ra.
- Có thể chườm đá lạnh vào hậu môn để giảm các triệu chứng khó chịu/
- Tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
- Hạn chế ngồi quá lâu một chỗ, tránh mang vác quá sức, hạn chế tư thế ngồi xổm.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia…cùng các chất kích thích khác.
Trên đây là thông tin chi tiết về những dấu hiệu trĩ hỗn hợp và gợi ý về cách chữa bệnh hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.