Trĩ hỗn hợp độ 1 có dấu hiệu gì không, cách chữa trị tại nhà
Trĩ hỗn hợp độ 1 là giai đoạn bệnh vẫn còn nhẹ, các triệu chứng vẫn còn chưa rõ ràng. Bệnh trĩ hỗn hợp nặng và có diễn biến phức tạp hơn bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đơn thuần. Loại bệnh trĩ này nếu không kịp thời có kế hoạch thăm khám và điều trị, các búi trĩ sẽ sa ra ngoài ống hậu mô, nguy cơ sa niêm mạc trực tràng và có thể gây trĩ vòng.
Trĩ hỗn hợp độ 1 có triệu chứng như thế nào?
Bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng xuất hiện đồng thời, cùng lúc búi trĩ nội và búi trĩ ngoại trong cùng 1 thời điểm. Trong đó trĩ hỗn hợp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh. Lúc này, kích thước búi trĩ còn nhỏ và chưa bị sa ngoài nên người bệnh không thấy khó chịu và có triệu chứng trĩ sa ở cửa hậu môn.
Tuy nhiên, vì trĩ hỗn hợp có kèm cả trĩ ngoại nên khi sờ kỹ sẽ có thể phát hiện ra các cục thịt thừa lòi ra ngoài rất dễ dàng. Ở cấp độ 1, triệu chứng thường gặp là đi đại tiện ra máu, mức độ ảnh hưởng chưa nhiều đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí, người bệnh thấy lượng máu rất ít và có thể lẫn vào phân nên khó phát hiện ra.
Khi bị trĩ hỗn hợp giai đoạn này bạn sẽ thấy các búi trĩ phát triển thành 2 phần nhưng chưa rõ rệt. Khi quan sát kỹ sẽ thấy búi trĩ có rãnh tương ứng kèm theo dấu hiệu hậu môn ẩm ướt, đi ngoài ra máu, đau rát hoặc ngứa ngáy hậu môn.
Sau một thời gian bạn sẽ thấy búi trĩ ở bên ngoài ống hậu môn gây nghẹt 1 phần hoặc nghẹt toàn bộ. Bề mặt búi trĩ sẽ tái nhợt, viêm nhiễm, phù nề, sưng và có màu đỏ thẫm.
Nếu các triệu chứng này không được kiểm soát tốt bệnh sẽ nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu đi kèm theo các dấu hiệu khó chịu ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 xuất hiện là do đâu?
Nguyên nhân vì sao lại bị bệnh trĩ hỗn hợp độ 1? Cho đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng tình trạng trĩ hỗn hợp xuất hiện là do liên quan đến tình trạng tăng áp lực ổ bụng và tăng áp lực ống hậu môn, trực tràng. Sự gia tăng áp lực này có thể do các yếu tố sau:
Thường xuyên vận động hoặc tham gia các hoạt động thể lực quá sức trong thời gian dài, người thường xuyên làm việc nặng hoặc nâng nhấc vật nặng thường xuyên, phụ nữ mang thai hoặc chuyển dạ sinh bằng đường âm đạo, có thói quen ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh hoặc thường xuyên nhịn đại tiện, rặn mạnh khi đi đại tiện.
Ngoài ra, với những người bị béo phì, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày, những người bị lão hóa chức năng hậu môn bị ảnh hưởng cũng có thể bị bệnh trĩ trong đó có trĩ hỗn hợp. Bạn cũng cần chú ý, giữ tâm lý thoải mái vì tâm lý căng thẳng, trầm cảm cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của đường tiêu hóa.
Với nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp khác nhau thì việc nhận biết được nguy cơ sẽ giúp việc điều trị đúng và đạt kết quả tốt. Nếu có thể hãy cải thiện bất kỳ yếu tố gây bệnh và điều trị ngay. Vì trĩ hỗn hợp cấp độ 1 kéo dài không điều trị sẽ dẫn tới trĩ hỗn hợp độ 2, 3, 4, khả năng nguy cơ đe dọa sức khỏe rất cao.
Những nguy cơ khi bị trĩ hỗn hợp cần đề phòng
Bệnh trĩ hỗn hợp độ thuộc giai đoạn đầu của bệnh nên mức độ bệnh chưa nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh cũng đã ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh không những thế nếu bệnh kéo dài không điều trị bạn có thể đối mặt với các nguy cơ như:
- Bệnh chuyển sang cấp độ 2, 3, 4, các triệu chứng nặng hơn việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
- Nguy cơ bị trĩ tắc mạch, búi trĩ bị vỡ, xuất hiện các cục máu đông
- Búi trĩ bị sa hoặc bị nghẹt do các cơ hậu môn bị co thắt quá mức gây sưng viêm nặng, tạo cảm giác khó chịu và đau rát khó chịu
- Nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng nếu có dấu hiệu ngứa ngáy, nóng rát mà người bệnh gãi hoặc cọ xát.
- Nếu búi trĩ sa ra ngoài hậu môn bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng thậm chí bội nhiễm
- Xuất hiện những mẩu da thừa bên ngoài hậu môn, niêm mạc ống hậu môn bị sa ra ngoài.
Biến chứng bệnh trĩ hỗn hợp gây ra có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt, vì vậy cần có các biện pháp thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 như thế nào?
Đối với bệnh trĩ hỗn hợp độ 1, bệnh vẫn còn nhẹ nên các phương pháp điều trị thường không quá phức tạp và mất nhiều chi phí. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị người bệnh vẫn cần thăm khám các bác sĩ và tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Vì giai đoạn bệnh trĩ này chưa xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Những biện pháp tại nhà có tác dụng giảm sưng nóng, đau nhức, ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ làm tăng độ bền của tĩnh mạch hậu môn…
Chữa trĩ hỗn hợp cấp độ 1 bằng thuốc tây
Cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 bằng thuốc tây y cho hiệu quả nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp gây nên. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn… Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng thuốc điều trị tại chỗ: Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ hỗn hợp là: Trimebutine, Tetracycline, Proctolog, Centripro, Gentrisone… Các loại thuốc này có thể là thuốc mỡ, thuốc bào chế dưới dạng kem bôi, thuốc đặt. Trong các loại thuốc này có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng sinh nên có tác dụng giúp giảm đau, chống nhiễm khuẩn, thu nhỏ búi trĩ…
- Thuốc uống: Bao gồm thuốc kháng histamin, có tác dụng chống ngứa hậu môn, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, giảm đau. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thêm các thuốc có tác dụng làm bền thành mạch. Các loại thuốc này thường được sử dụng theo đường uống và có tác dụng toàn thân. Thuốc có thể gây tác dụng phụ ngoài ý muốn nên sử dụng đúng theo lời khuyên của bác sĩ.
- Thuốc nhuận tràng: Được chỉ định sử dụng khi bạn bị trĩ hỗn hợp do táo bón hoặc kèm theo táo bón kéo dài. Thuốc nhuận tràng có tác dụng giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn bằng cách giữ nước trong ruột, quá trình đào thải phân dễ dàng và tránh được cảm giác đau đớn khi đại tiện.
Áp dụng một số mẹo tự nhiên chữa trĩ
Ngoài sử dụng thuốc bạn có thể áp dụng một số cách chữa bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 tại nhà là dùng các mẹo tự nhiên, cách này có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh, thích hợp sử dụng chữa trĩ trong giai đoạn nhẹ, khi bệnh trĩ mới hình thành, các triệu chứng chưa nghiêm trọng.
- Sử dụng nước cây phỉ: Nước cây phỉ được sử dụng như 1 phương thuốc giảm đau tự nhiên, an toàn cho tất cả mọi người. Bạn chỉ cần sử dụng miếng vải sạch, nhúng vào nước cây phỉ, sau đó đặt nó vào hậu môn 30 phút hoặc bôi nước cây phỉ trực tiếp vào búi trĩ và hậu môn.
- Chữa bệnh trĩ hỗn hợp bằng nghệ: Nghệ không chỉ là gia vị chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên mà còn có thể sử dụng giúp giảm sưng viêm và đau. Bạn chỉ cần trộn một ít bột nghệ với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi bôi trực tiếp vào búi trĩ trong 20 – 30 phút, nên thực hiện 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Qua nội dung trong bài viết trên đây, mọi người đã biết thông tin về trĩ hỗn hợp độ 1 nguyên nhân do đâu, triệu chứng nhận biết là gì, tác hại như thế nào và cách điều trị thích hợp. Tốt nhất, khi có dấu hiệu mắc trĩ hỗn hợp người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ qua số 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.