[Cảnh báo] 7 căn bệnh khi bị tiểu buốt ra máu đau bụng dưới
Tiểu buốt ra máu đau bụng dưới là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có bất thường. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời hoặc đôi khi biểu hiện lần lượt tùy theo từng bệnh nhân. Bị tiểu buốt ra máu kèm đau bụng dưới là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Triệu chứng thường gặp khi bị tiểu buốt ra máu đau bụng dưới
Tình trạng tiểu buốt ra máu có thể quan sát bằng mắt thường khi thấy nước tiểu có màu hồng nhạt, hồng đỏ hoặc nâu sẫm, đôi khi kèm theo cục máu đông lắng cặn. Số lượng tế bào hồng cầu trong nước tiểu là yếu tố quyết định màu sắc đậm hay nhạt. Bên cạnh đó, bệnh nhân có cảm giác buốt mỗi lần đi tiểu, đôi khi có thể xuất hiện cơn đau bụng dưới.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân tiểu buốt kèm đau bụng dưới nhưng lại không thấy màu sắc nước tiểu thay đổi. Tuy nhiên khi xét nghiệm hồng cầu niệu vẫn cho kết quả dương tính, tức là tiểu ra máu nhưng không quan sát được bằng mắt thường. Trường hợp này được gọi là tiểu ra máu vi thể.
Cần lưu ý rằng, việc thường xuyên ăn các thực phẩm có màu tự nhiên như củ dền, đại hoàng, quả mâm xôi… hoặc sử dụng một số thuốc (rifampicin, phenytoin…) có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu hồng đỏ. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn với tình trạng tiểu ra máu.
Nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu đau bụng dưới
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới tiểu buốt ra máu nhưng phần lớn là do các chấn thương hoặc bệnh lý đường tiết niệu. Bên cạnh đó cũng có một số ngoại lệ dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây tiểu buốt, tiểu ra máu đau bụng dưới mà bạn có thể gặp phải.
Viêm đường tiết niệu
Đây là một trong các bệnh lý phổ biến nhất gây tiểu buốt ra máu đau bụng dưới. Viêm đường tiết niệu thường do không vệ sinh kỹ vùng kín hoặc do biến chứng của sỏi thận. Triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu gồm: nước tiểu đục, mùi hôi, tiểu ra máu kèm nóng rát khi đi tiểu, tiểu dắt, tiểu buốt, đau bụng dưới hoặc đau vùng thắt lưng.
Bệnh thận
Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu tạo thành nước tiểu. Các bệnh lý tại thận có thể gây rối loạn chức năng lọc máu ở cầu thận, dẫn tới xuất hiện máu trong nước tiểu.
- Viêm bể thận: bệnh nhân sốt cao, đau dọc thắt lưng, đau bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt và tiểu ra máu.
- Sỏi thận: sự ma sát của viên sỏi với niêm mạc đường tiết niệu có thể gây xuất huyết, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu dắt do sỏi cản trở quá trình lưu thông của nước tiểu. Sỏi thận được hình thành do sự lắng đọng các muối của canxi trong bể thận.
- Bệnh viêm cầu thận cấp: gây tiểu buốt, tiểu ra máu vi thể kèm đau bụng dưới, đau thắt lưng. Viêm cầu thận cấp có thể do nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp hoặc là bệnh tự miễn.
Bệnh bàng quang
Các bệnh lý tại bàng quang cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu và đau bụng dưới.
- Viêm bàng quang: triệu chứng bao gồm nước tiểu hôi, tiểu đục, tiểu rắt, đau buốt khi đi tiểu và tiểu ra máu.
- Ung thư bàng quang: khi đi tiểu bị đau buốt và ra máu, rất có thể bạn đã bị ung thư bàng quang. Đôi khi, ung thư bàng quang còn gây đi tiểu buốt ra máu tươi, nước tiểu đỏ toàn bãi.
Hẹp niệu đạo
Niệu đạo là phần cuối của đường tiết niệu. Hẹp niệu đạo khiến bệnh nhân đau vùng xương chậu, đau bụng dưới, tiểu ra máu, tiểu buốt, nước tiểu chảy thành dòng đôi. Phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu là nguyên nhân gây hẹp niệu đạo.
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt có thể xuất phát do vi khuẩn hoặc không phải do vi khuẩn gây nên. Các triệu chứng thường gặp và điển hình của bệnh viêm tuyến tiền liệt:
- Tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu ít.
- Tiểu ra máu, đôi khi lẫn cả máu trong tinh dịch.
- Đau bụng dưới, đau bẹn, bìu, vùng quanh xương mu.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một trong các nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu đau bụng dưới ở nữ. Đây là tình trạng các mô tử cung phát triển ở các tổ chức bên ngoài tử cung. Phần lưng dưới cũng có thể xuất hiện các cơn đau với mức độ tùy thuộc thể trạng mỗi bệnh nhân.
Bệnh lậu
Lậu là bệnh truyền nhiễm, thường lây qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ quan sinh dục, bệnh nhân có các dấu hiệu đặc trưng như:
- Tiểu mủ, tiểu ra máu cuối bãi.
- Tiểu buốt, đau bụng dưới.
- Sốt, viêm toàn bộ niệu đạo.
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân khiến lậu đang dần trở thành bệnh xã hội phổ biến.
Tiểu buốt ra máu kèm đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Tiểu buốt ra máu đau bụng dưới là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các biến chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.
- Viêm đường tiết niệu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng suy thận, viêm thận mạn, nhiễm trùng máu dẫn tới tử vong.
- Sỏi thận có nguy cơ gây ứ mủ, viêm bể thận, sỏi to làm giãn đài thận, nhiễm trùng thậm chí áp xe thận.
- Ung thư bàng quang là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân với một loạt các rối loạn chuyển hóa như thiếu máu, sút cân, suy nhược cơ thể…
- Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng tới vòi trứng và buồng trứng và có thể gây vô sinh ở nữ giới.
- Viêm tuyến tiền liệt có thể gây biến chứng viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, làm suy giảm chất lượng tinh trùng dẫn tới vô sinh ở nam giới.
- Lậu là bệnh truyền nhiễm sức nguy hiểm. Ở nam giới, bệnh lậu tiến triển gây nguy cơ hẹp niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, teo tinh hoàn, sụt giảm ham muốn tình dục và gây vô sinh. Ở nữ, nhiễm lậu khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh…
Ngoài các biến chứng kể trên, đau bụng dưới tiểu buốt ra máu trong thời gian dài có thể gây mất máu, thiếu máu dẫn tới suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Điều trị khi bị tiểu buốt ra máu kèm đau bụng dưới
Tùy theo nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu đau bụng dưới, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Một số nhóm thuốc được chỉ định khi bị tiểu buốt ra máu kèm đau bụng dưới bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: trong các bệnh lý viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu do vi khuẩn, lậu.
- Thuốc ức chế miễn dịch: điều trị viêm cầu thận cấp do bệnh tự miễn.
- Thuốc kháng ung thư: còn gọi là hóa trị liệu, sử dụng trong bệnh lý ung thư bàng quang
- Thuốc cầm máu: trong trường hợp bệnh nhân mất quá nhiều máu, có thể truyền máu kết hợp sử dụng các thuốc chống xuất huyết.
Phẫu thuật được chỉ định khi bệnh nhân gặp một số vấn đề: sỏi thận kích thước lớn, lạc nội mạc tử cung, khối u bàng quang chèn ép tuyến tiền liệt… Trong mọi trường hợp, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị mang lại hiệu quả.
Nếu bạn đang có các triệu chứng tiểu buốt ra máu kèm đau bụng dưới, đừng e ngại, hãy đến với phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng ở địa chỉ 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh đường tiết niệu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục bên ngoài uy tín được đông đảo khách hàng tin cậy trong nhiều năm qua. Phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang.
Bài viết đã giải đáp các thắc mắc về tình trạng tiểu buốt ra máu đau bụng dưới, mong rằng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn vui lòng gọi hotline 0243.9656.999 để nghe tư vấn trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.