Mới có thai có bị đi tiểu buốt không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Mới có thai có bị đi tiểu buốt không là thắc mắc của nhiều bà bầu khi thường xuyên đi tiểu nhiều, đi tiểu buốt. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày mà còn khiến bà bầu lo lắng không biết sức khỏe có vấn đề bất thường gì không. Vậy phụ nữ mới có thai có bị tiểu buốt không, bà bầu đi tiểu buốt có sao không và cách khắc phục ra sao cùng đọc ngay những chia sẻ của bác sĩ dưới đây.
Phụ nữ mới có thai có bị đi tiểu buốt không?
Lý giải về vấn đề mới có thai có bị đi tiểu buốt không, các bác sĩ phụ khoa cho biết, bà bầu bị tiểu buốt là hiện tượng khá thường gặp, nhất là khi mang thai ở thời kỳ ba tháng đầu và ba tháng cuối.
Thông thường, hiện tượng đi tiểu buốt ở bà bầu sẽ đi kèm với tình trạng đi tiểu nhiều lần khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng, không biết có phải mình bị viêm nhiễm đường tiết niệu hay viêm nhiễm phụ khoa gì không. Vậy nguyên nhân phụ nữ mới có thai đi tiểu buốt là do đâu.
Nguyên nhân bị đi tiểu buốt khi mang thai tháng đầu
Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ sẽ xảy ra nhiều thay đổi, trong đó sự thay đổi về hormone giúp bào thai có thể phát triển bình thường khiến bà bầu chưa kịp thích ứng nên dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường trong cơ thể. Do đó, ngoài vấn đề mới có thai có bị đi tiểu buốt không thì mẹ bầu cũng nên tìm hiểu rõ hơn tại sao lại bị đi tiểu buốt khi mang thai 3 tháng đầu?
Bà bầu đi tiểu buốt khi mang thai – Do sinh lý thay đổi
Nội tiết hCG khi mang thai sẽ tăng lên khiến lưu lượng máu ở thận gia tăng, kéo theo đó là hàm lượng chất lỏng được bài tiết qua thận nhiều hơn. Mặt khác, thai nhi phát triển từng ngày, kích thước càng lớn sẽ gây áp lực chèn ép bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn và có cảm giác buốt nhẹ.
Tiểu buốt khi mang thai tháng đầu – Viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu mới có thai bị đi tiểu buốt là do mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh lý này xảy ra do vi khuẩn tấn công từ niệu đạo vào bàng quang, từ đó gây nhiễm trùng đường tiểu.
Triệu chứng điển hình là cảm giác buồn tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới, nóng rát khi tiểu tiện…Nếu không sớm điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan ngược dòng vào bàng quang, thận và ảnh hưởng đến sứ khỏe mẹ bầu. Đồng thời, thai nhi cũng dễ bị ảnh hưởng, sinh non, nhiễm trùng nước ối…
Bà bầu đi tiểu buốt và đau bụng dưới – Viêm nhiễm phụ khoa
Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo hay viêm vùng chậu…cũng là các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa có thể gây tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai tháng đầu.
Các bệnh lý này thường do vi khuẩn bacterial vaginosis hay nấm candida, trùng roi…gây ra và nguyên nhân chủ yếu là do:
- Cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm, hệ miễn dịch cũng suy giảm trong giai đoạn này nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.
- Thói quen vệ sinh không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần được điều trị sớm, nhất là với mẹ bầu để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe của thai nhi. Do đó, nếu gặp triệu chứng đi tiểu buốt kéo dài kèm theo ngứa ngáy âm đạo, khí hư bất thường, vùng kín sưng đau, chảy máu…thì mẹ bầu nên đi thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay áp dụng các mẹo trị tiểu buốt, mẹo trị viêm nhiễm phụ khoa dân gian khi mang thai để tránh gây biến chứng đáng tiếc.
Đi tiểu buốt khi mang thai 3 tháng đầu – Mắc bệnh xã hội
Mới có thai có bị đi tiểu buốt không? Tiểu buốt khi mang thai cũng có thể do mẹ bầu đã mắc một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, điển hình là bệnh lậu. Bệnh lý này cần được điều trị sớm bởi vi khuẩn lậu có thể tấn công cơ thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết, gây nhiễm trùng ối, nguy cơ sinh non, lưu thai…
Ngoài ra, mụn rộp sinh dục cũng là bệnh lý gây hiện tượng bà bầu đi tiểu buốt. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nếu gặp tình trạng tiểu buốt kéo dài nên đi thăm khám chuyên khoa để kiểm tra và điều trị sớm nhất.
Bà bầu đi tiểu buốt có sao không?
Mới có thai có bị đi tiểu buốt không hay tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không. Các bác sĩ cho biết, mới có thai bị đi tiểu buốt nếu là triệu chứng sinh lý bình thường sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì nên đi khám bác sĩ để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.
- Gây phiền toái, bất tiện trong đời sống hàng ngày, gây ảnh hưởng về mặt tinh thần, tâm lý của mẹ bầu.
- Tiểu buốt khi mang thai nếu là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ sinh non, nhiễm khuẩn ối…nếu không được chữa trị sớm.
- Tiểu nhiều, tiểu buốt khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, thậm chí không dám uống nước để không bị tiểu nhiều, tiểu buốt. Việc này vô tình gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng kém phát triển.
Nói chung, mức độ nguy hiểm ở mỗi người sẽ có sự khác nhau. Tuy vậy, trong mọi trường hợp bác sĩ đều khuyến cáo mẹ bầu nên đi thăm khám cụ thể, phát hiện và điều trị sớm, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu đi tiểu buốt phải làm sao?
Như vậy, mới có thai có bị đi tiểu buốt không thì câu trả lời là có thể. Đồng thời trong trường hợp tiểu buốt do bệnh lý thì mẹ bầu cần sớm đi thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Trong trường hợp đi tiểu buốt khi mang thai do thay đổi nội tiết, mẹ bầu có thể khắc phục tại nhà bằng việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm lợi tiểu, giúp thanh nhiệt, giải độc để cải thiện triệu chứng tiểu buốt.
– Rau xanh, các loại củ: Cà rốt, bí ngô, đậu nành, hành tây, bắp cải, cải xoăn kale, ớt chuông, nấm hương…
– Trái cây: Bưởi, cam, chanh, việt quất, nho, dừa…
- Mẹo dân gian chữa đi tiểu buốt cho bà bầu
Để cải thiện tình trạng tiểu buốt, nóng trong thì mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:
– Dùng bí đao: Tính mát của bí đao có công dụng nhuận tiểu, thanh nhiệt, điều chỉnh co giãn bàng quang. Do đó, mẹ bầu có thể ăn bí đao luộc hoặc làm nước bí đao uống để hỗ trợ cải thiện.
– Rau mồng tơi: Mẹ bầu cũng có thể ăn canh rau mồng tơi hoặc nấu nước mồng tơi để cải thiện chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
– Dùng râu ngô: Chắc hẳn mẹ bầu cũng biết râu ngô có tính mát, mang lại hiệu quả thanh nhiệt, chữa tiểu buốt, tiểu rắt vô cùng tốt.
- Thay đổi tư thế đi tiểu tiện
Khi đi tiểu tiện, mẹ bầu hãy nghiêng người về phía trước để giúp nước tiểu trong bàng quang được đào thải dễ dàng hơn. Mặt khác, tư thế này còn giúp ngăn ngừa sót nước tiểu trong bàng quang, từ đó giúp giảm tần suất đi tiểu ở mẹ bầu.
Trên đây là lý giải thắc mắc mới có thai có bị đi tiểu buốt không và cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, mẹ bầu có thể liên hệ trực tiếp bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.