Giải đáp: Triệu chứng tiểu buốt có tự hết không, chữa thế nào mới khỏi?
Tiểu buốt có tự hết được hay không, đây là một thắc mắc mà rất nhiều người đặt ra cho các bác sĩ của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Người bị tiểu buốt có khả năng nhiễm phải một số bệnh lý khá nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được chữa kịp thời. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi các thông tin cần biết về tình trạng tiểu buốt và làm sao để khắc phục.
Tiểu buốt có tự hết không – Vì sao xuất hiện tình trạng tiểu buốt?
Đối với thắc mắc tiểu buốt có tự hết không, trước hết bạn cần hiểu rằng, tiểu buốt là cảm giác đau rát khi đi tiểu. Cảm giác đó có thể xuất phát từ bàng quang, vùng đáy chậu hoặc niệu đạo khi nước tiểu được bài tiết ra ngoài.
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, tiểu buốt có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm, vì vậy tình trạng này khó có thể tự biến mất mà không cần đến can thiệp điều trị. Dưới đây là một số bệnh lý có khả năng gây ra triệu chứng tiểu buốt:
- Viêm niệu đạo
Tiểu tiện đau buốt là một dấu hiệu điển hình của bệnh viêm niệu đạo, với nguyên nhân gây bệnh thường do vệ sinh vùng kín sai cách, quan hệ tình dục không an toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Viêm niệu đạo có các biểu hiện điển hình như tiểu buốt kèm máu hoặc mủ, sưng đỏ lỗ tiểu,…
- Viêm âm đạo
Bệnh lý này rất phổ biến đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, đau nhức ở âm đạo, kèm theo tiểu buốt, chảy máu âm đạo. Viêm âm đạo có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
- Bệnh lậu
Lậu là bệnh lý xã hội nguy hiểm, chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn, với các triệu chứng thường gặp như tiểu tiện đau buốt, tiểu rắt, dịch mủ chảy ra từ vùng kín.
- Viêm bàng quang
Bệnh này xuất hiện do tác nhân vi khuẩn, khi đó người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, châm chích khi đi tiểu, kèm theo đau ở phần hạ bộ, bụng dưới và tiểu ngắt quãng, không liền mạch. Nếu không phát hiện và điều trị viêm bàng quang kịp thời có thể gây ra nhiễm khuẩn, khiến thận bị tổn thương.
- Viêm thận
Người bị viêm thận phần lớn không có triệu chứng rõ rệt mà chỉ có biểu hiện bị tiểu buốt, sốt cao, ớn lạnh… Bệnh này nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận và dẫn đến suy thận.
- Viêm tuyến tiền liệt
Bệnh này xảy ra phổ biến ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Khi mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến, người bệnh thường gặp biểu hiện đi tiểu nhiều, tiểu đau buốt, tiểu rắt và đau âm ỉ khu vực hạ bộ.
- Sỏi đường tiết niệu
Sỏi được hình thành do sự tích tụ lâu ngày các chất dư thừa trong cơ thể như canxi, axit uric. Sỏi có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trong hệ tiết niệu và gây cản trở dòng nước tiểu được bài tiết ra ngoài. Do đó, người bệnh thường gặp triệu chứng tiểu tiện bị đau buốt, tiểu nhiều lần trong ngày.
Nếu phát hiện thấy hiện tượng tiểu buốt kéo dài thì người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám ngay lập tức để hạn chế gặp phải những biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư, nhiễm trùng,… thậm chí là tử vong.
Tham khảo một số loại thuốc cải thiện chứng tiểu buốt
Với câu trả lời cho vấn đề tiểu buốt có tự hết không, ta đã biết tình trạng này cần được điều trị mới có thể khỏi.
Thực tế, đa phần người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp nội khoa là sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh lý gây tiểu buốt. Tuy vậy, phương pháp này chỉ thích hợp với tình trạng bệnh lý ở mức độ nhẹ và viêm nhiễm chưa lan rộng. Dưới đây là các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị nội khoa:
- Fosfomycin là một loại thuốc được dẫn xuất từ axit fotforic và có phổ kháng khuẩn rộng.
- Trimethoprim hoặc sulfamethoxazole có công dụng kháng khuẩn, thông thường bác sĩ sẽ kết hợp cả 2 loại thuốc để phát huy hiệu quả điều trị bệnh.
- Doxycycline hoặc Vibramycin/Monodox là một trong các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu.
- Nitrofurantoin được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Nhóm thuốc beta-lactam: Bác sĩ thường chỉ định Amoxicillin kết hợp cùng với Ceftriaxone, hoặc Acid clavulanic để phát huy công dụng điều trị bệnh được tốt nhất.
- Nhóm thuốc kháng sinh quinolon là sự kết hợp của các loại thuốc Ciprofloxacin với Levofloxacin…, có công dụng diệt khuẩn.
- Nhóm kháng sinh Cyclin được sử dụng để kìm hãm sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh việc sử dụng các loại kháng sinh vừa đề cập, đối với trường hợp người bệnh bị đau rát khi đi tiểu, kèm theo biểu hiện sốt thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc khác như: Paracetamol; Aspirin; thuốc kháng viêm NSAID: Diclofenac, Ibuprofen,…; thuốc giãn cơ trơn Nospa.
Người bệnh lưu ý, mỗi loại thuốc sẽ có công dụng và liều lượng khác nhau, vì vậy bạn tuyệt đối đừng tự ý mua thuốc khi chưa có sự đồng ý và chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn và từ đó gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh tốt nhất nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về việc sử dụng thuốc sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân.
Khám và điều trị chứng tiểu buốt nên tìm tới địa chỉ nào?
Song song với thắc mắc tiểu buốt có tự hết không, người bệnh thường lo lắng về việc lựa chọn cho mình một địa chỉ đáng tin cậy để tiến hành chữa trị các bệnh gây ra chứng tiểu buốt.
Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chính là gợi ý dành cho bạn. Tại đây, sau khi tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ và phương pháp điều trị thích hợp.
Việc căn cứ vào nguyên nhân gây tiểu buốt sẽ quyết định người bệnh được điều trị bằng phương pháp gì, kết hợp các liệu trình khác nhau, cụ thể:
- Đối với viêm âm đạo: Áp dụng công nghệ ánh sáng sinh học và thuốc Đông – Tây y để chống viêm, giảm đau, hỗ trợ tăng cường dược tính của thuốc, giúp diệt khuẩn và ức chế sự sinh sôi của chúng hiệu quả, hồi phục nhanh chóng.
- Đối với bệnh viêm niệu đạo hoặc bệnh lậu: Phương pháp được lựa chọn là CRS II, sử dụng chùm tia quang học sản sinh từ các loại sóng nhằm tác động sâu và tiêu diệt nhanh các tác nhân gây bệnh.
Ngoài phương pháp điều trị hiệu quả, Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng còn được đông đảo bệnh nhân tin tưởng bởi phòng khám mang tới một môi trường khám chữa bệnh chất lượng cao, với các ưu điểm như sau:
- Quy tụ đội ngũ các y bác sĩ là những chuyên gia đã được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực khám chữa bệnh lý đường tiết niệu, bệnh xã hội…
- Phòng khám được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại, tân tiến cùng hệ thống phòng ốc khang trang, sạch sẽ.
- Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, được thông báo cụ thể tới người bệnh trước khi bắt đầu điều trị.
- Nhân viên phòng khám có tác phong làm việc chuyên nghiệp, chăm sóc bệnh nhân chu đáo, tận tình.
Hy vọng những thông tin về vấn về tiểu buốt có tự hết không sẽ giúp ích cho bạn đọc tìm ra cách giải quyết cho các bệnh lý gây tiểu buốt. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn ngay.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.