Đi tiểu bị đau buốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gì? Cách điều trị hiệu quả hiện nay

Ngày 26/04/2023

Đi tiểu bị đau buốt là một hiện tượng vô cùng phổ biến, gây ra cảm giác khó chịu, bất tiện cho người gặp phải. Không chỉ đơn thuần là một biểu hiện sinh lý bình thường, triệu chứng này cho thấy bạn có nguy cơ mắc một số bệnh lý đường tiết niệu. Việc xác định rõ căn nguyên gây ra tiểu buốt sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả, đúng cách. Để tìm hiểu kỹ về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

Đi tiểu bị đau buốt là gì, do đâu mà xuất hiện?

Trước hết, tình trạng đi tiểu bị đau buốt chính là cảm giác khó chịu, nóng rát và đau buốt mà người bệnh cảm nhận được trong quá trình tiểu tiện, từ lúc bắt đầu đến khi tiểu xong. 

Tiểu buốt có thể xuất phát từ việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, khiến các tác nhân gây hại dễ dàng tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, nếu bạn có những thói quen không lành mạnh như uống quá ít nước mỗi ngày, nhịn tiểu thường xuyên, sử dụng rượu bia, chất kích thích, hay ăn đồ cay nóng thì cũng có thể bị tiểu buốt.

Đi tiểu bị đau buốt

Về mặt bệnh lý, có nhiều vấn đề về sức khỏe là một trong các nguyên nhân dẫn đến đi tiểu đau buốt, cụ thể như sau: 

  • Viêm đường tiết niệu

Bệnh này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng tiểu buốt, xảy ra khi các vi khuẩn như E.coli, lậu cầu khuẩn,… tấn công vào ống niệu đạo gây viêm nhiễm. Người bị viêm đường tiết niệu thường bị đau, nóng rát khi tiểu, nước tiểu có cả mủ.

  • Bệnh lậu

Đi tiểu đau buốt xuất hiện cũng có thể do bạn đã mắc bệnh lậu. Sau khi bị nhiễm lậu cầu khuẩn từ người bệnh khoảng 3-5 ngày, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các biểu hiện như tiểu buốt kèm mủ, tiểu rắt, khí hư biến đổi bất thường.

  • Viêm âm đạo 

Ở nữ giới, dấu hiệu tiểu tiện đau buốt cũng có thể báo hiệu bệnh viêm âm đạo do nhiễm nấm men. Bệnh này sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy bên trong và ngoài âm đạo, khí hư vón cục như bã đậu. Đồng thời, viêm nhiễm niêm mạc âm đạo sẽ gây kích thích lên niệu đạo, dẫn đến chị em bị tiểu buốt.

  • Viêm bàng quang

Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập có thể lây lan đến bàng quang. Khi đó, ngoài triệu chứng đau buốt và nóng rát khi đi tiểu, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau tức vùng bụng dưới, thậm chí trong nước tiểu có thể lẫn máu.

  • Các bệnh lý về thận

Đi tiểu bị đau cũng là một dấu hiệu cảnh báo thận của bạn đang có vấn đề, chẳng hạn như viêm thận, sỏi thận. Cụ thể, cảm giác đau đớn khi đi tiểu có thể là do những viên sỏi trong thận cản trở đường đi của dòng nước tiểu, khiến nước tiểu bị chặn lại, khó di chuyển xuống được niệu quản bàng quang để đào thải ra ngoài. 

Tương tự, đối với trường hợp bị viêm thận, quá trình bài tiết nước tiểu sẽ gặp nhiều khó khăn, khiến người bệnh cảm thấy đau buốt khi tiểu tiện. Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe.

  • Bệnh về tuyến tiền liệt

Đối với nam giới, tiểu buốt có thể xuất phát từ bệnh phì đại hoặc viêm tuyến tiền liệt. Nước tiểu muốn thoát ra ngoài phải đi qua tuyến tiền liệt, vậy nên nếu bộ phận này gặp vấn đề sẽ cản trở quá trình bài tiết, không chỉ gây đau buốt và khó chịu mà người bệnh còn bị tiểu rắt, dòng tiểu bị ngắt quãng,…

Tiểu tiện đau buốt gây ra ảnh hưởng tiêu cực thế nào?

Nhìn chung, các bệnh gây ra tình trạng đi tiểu bị đau buốt nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ trong cuộc sống mà còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Vô sinh – hiếm muộn 

Chứng tiểu buốt do viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới tử cung, vòi trứng, tinh hoàn,… và dẫn đến hậu quả là người bệnh bị vô sinh.

  • Nguy cơ gây ung thư 

Các bệnh lý viêm nhiễm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở cả nam và nữ như ung thư tinh hoàn, buồng trứng, cổ tử cung,…

  • Đe dọa gây tử vong 

Bệnh lậu và viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị khỏi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong.

  • Biến chứng thai sản

Chị em thai phụ nếu mắc phải các bệnh gây ra chứng tiểu buốt nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời có thể dẫn tới sinh non, sảy thai.

  • Suy giảm chất lượng tình dục 

Tình trạng tiểu buốt kèm theo cảm giác đau vùng kín khi quan hệ vợ chồng sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc “yêu”, khiến đôi bên không tìm được khoái cảm, thậm chí tình cảm rạn nứt.

Làm sao để chẩn đoán bệnh lý gây ra tiểu buốt?

Đối với bệnh nhân đi tiểu bị đau buốt, đầu tiên bác sĩ sẽ điều tra tiền sử bệnh lý. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về sức khỏe tổng thể, số lần đi tiểu buốt trước đây, tiền sử quan hệ tình dục không an toàn. 

Tùy vào những thông tin trên, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xét nghiệm phù hợp với bệnh nhân. Việc kiểm tra thường bao gồm khám cơ quan sinh dục ngoài và khám chuyên sâu.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu, sau đó, sử dụng que thử nước tiểu để kiểm tra và tìm nguyên nhân gây ra chứng đái buốt. Phương pháp này có thể giúp phát hiện vi khuẩn và máu trong nước tiểu đối với trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. Tiếp đó, mẫu nước tiểu sẽ được đưa tới phòng thí nghiệm, ở đây các chuyên viên sẽ tiến hành:

  • Soi mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi: Xác định xem có máu lẫn trong nước tiểu không. 
  • Kiểm tra thành phần nước tiểu, nuôi cấy vi khuẩn: Nhằm xác định nguyên nhân gây tiểu buốt có phải do vi khuẩn không.

Chữa trị chứng tiểu buốt hiệu quả – Tới ngay Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Để điều trị chứng đi tiểu bị đau buốt, theo các chuyên gia đầu ngành, việc chỉ dùng thuốc kháng sinh như hầu hết các cơ sở y khoa đều áp dụng khó có thể chữa bệnh khỏi hẳn, hơn nữa còn tiềm ẩn các tác dụng phụ. 

Do đó, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đưa vào ứng dụng công nghệ trị liệu quang dẫn CRS II để điều trị viêm đường tiết niệu và bệnh lậu, từ đó cải thiện triệu chứng đái buốt. Phương pháp CRS II mang tới các ưu điểm nổi bật như sau:

  • Công dụng khử khuẩn mạnh

Nâng cao khả năng diệt khuẩn với cơ chế khử khuẩn kép, kết hợp kỹ thuật điện cao tần nhằm đẩy chất cặn bã tích tụ do viêm nhiễm ra ngoài, từ đó ngăn chặn nguy cơ tái phát.

  • An toàn

Hệ thống màn hình theo dõi thông minh sẽ giúp bác sĩ theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện, từ đó các thao tác được thực hiện an toàn, hiệu quả, nhanh chóng, hạn chế đau đớn.

  • Rút ngắn thời gian hồi phục

Công nghệ di truyền được kết hợp trong điều trị nhằm tăng cường kích thích sự hoạt động của tế bào miễn dịch, vừa hỗ trợ diệt khuẩn, vừa phục hồi mô bị tổn thương. Nhờ đó, hiệu quả điều trị bệnh được nâng cao, người bệnh nhanh hồi phục. 

Có thể nói, triệu chứng đi tiểu bị đau buốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, mỗi diện bệnh sẽ có cách điều trị thích hợp. Vì vậy, khi bị tiểu buốt, người bệnh không nên chần chừ mà hãy tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và can thiệp ngay. Nếu bạn đọc còn câu hỏi nào khác về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được giải đáp kịp thời.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Thẻ: Tiểu buốt
Bác sĩ CK II khoa Ngoại tiêu hóa

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, trong đó có 7 năm giữ chức vụ Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa - bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội và 8 năm đương nhiệm chức vụ PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Đặt hẹn bác sĩ
  • BS.CKI Ngô Việt Thành

    Chuyên khoa: Ngoại – Tiết niệu

    Chuyên gia y tế quốc tế và công tác tại Cộng Hòa Angola.

    Phó khoa Ngoại tại bệnh viện Phổi Trung Ương.

    2216 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKII Trịnh Tùng

    Chuyên khoa: Ngoại khoa

    Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

    Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

    Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

    3647 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKI Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa: Sản phụ khoa

    Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

    Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.

    Gương mặt bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc năm 2020.

    4258 lượt đặt Đặt hẹn ngay
Phản hồi của bệnh nhân phòng khám
ANH NGÔ VĂN THUẬN Lái xe taxi - Thái Nguyên
Tôi bị trĩ nội ám ảnh suốt 1 năm trời không biết kể khổ cùng ai. Cuối cùng không chịu được nữa, nhờ có sự động viên và sự tận tình chữa trị của các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội mà tôi đã không còn bị trĩ nữa. Niềm vui này chỉ biết chia sẻ cùng nhân viên phòng khám và những người cũng đang bị như tôi, chúc mọi người sớm khỏi bệnh!
CHỊ LÊ NGỌC BÍCH Kế toán - Hưng Yên
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.
ANH NGUYỄN VĂN HÒA Công nhân - Nam Định
Công việc của tôi khá vất vả, thường xuyên bê vác vật nặng nên sau khi bị đi ngoài ra máu, tôi đã đi khám tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội và được biết mình bị trĩ ngoại cấp độ 2. Và thật may mắn sau 9 tháng điều trị tôi không hề thấy dấu hiệu của bệnh trĩ tái phát. Rất cảm ơn các bác sỹ và chúc mọi người cũng được may mắn như tôi!
CHỊ PHẠM THANH TÂM NV thu ngân - Hà Nội
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.