Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân đi tiểu buốt có mủ ít ai ngờ
Đi tiểu buốt có mủ khiến không ít người bệnh khó chịu lo lắng. Không những thế triệu chứng này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Vậy đi đái buốt có mủ là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chữa trị như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được thông tin qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nào khiến bạn bị đi tiểu buốt có mủ?
Đi tiểu buốt có mủ là tình trạng mỗi lần đi tiểu thấy đau buốt ở dọc niệu đạo, bàng quang hoặc vùng đáy chậu kèm theo đó là chảy mủ ở trong nước tiểu.
Triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới trước, trong hoặc sau khi đi tiểu. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể thấy các triệu chứng kèm theo khác nhau.
– Do nguyên nhân sinh lý: Thường các triệu chứng ở giai đoạn, mức độ nhẹ
- Do quá trình vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh ở vùng kín không sạch sẽ và đúng cách
- Thói quen sinh quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su khi quan hệ
- Thường xuyên nhịn tiểu, uống không đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Nếu do những nguyên nhân này bạn không cần quá lo lắng chúng sẽ tự hết mà không cần điều trị, chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt là được.
– Do vi khuẩn Neisseria Gonococcus: Đây là loại vi khuẩn gây nên bệnh lậu và cũng là nguyên nhân gây triệu chứng tiểu buốt và có mủ ở nam giới. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng khó chịu ở vùng kín kèm theo:
- Tiết dịch nhầy, mủ ở cơ quan sinh dục nhất là vào lúc sáng sớm
- Đi tiểu buốt, khó đi tiểu, đi tiểu bị nóng rát dọc niệu đạo
- Có máu lẫn ở trong nước tiểu
Đây là loại vi khuẩn nguy hiểm xuất hiện cả ở nam giới và nữ giới.
– Do vi khuẩn Chlamydia: Vi khuẩn Chlamydia là loại vi khuẩn gây ra các bệnh như: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo và 1 số bệnh nhiễm trùng khác. Triệu chứng bệnh:
- Tiểu buốt tiểu có mủ, máu
- Đau vùng hạ bộ nhất là khi quan hệ tình dục hoặc khi nam giới xuất tinh
- Đau ở vùng bụng dưới, khu vực vùng chậu ở nữ, đau tinh hoàn ở nam
- Vùng kín nữ giới ra nhiều khí hư, có mùi hôi khó chịu
Căn bệnh do vi khuẩn Chlamydia tấn công nếu không chữa trị sớm sẽ để lại biến chứng nguy hiểm.
Ngoài những nguyên nhân trên đây, còn có 1 số các nguyên nhân khác như: Trichomonas, Candida hay E. Coli làm viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm bàng quang cũng gây đi tiểu buốt và có mủ.
Đi tiểu buốt có mủ cảnh báo bệnh gì?
Khi bạn thấy có triệu chứng đi tiểu buốt có mủ bạn hãy nghĩ ngay những căn bệnh sau:
- Bệnh lậu: Nguyên nhân gây bệnh lậu là do thói quen quan hệ tình dục không an toàn. Đây là căn bệnh thường gặp ở những thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 đến 24. Các triệu chứng kèm theo như: đái buốt có mủ, đi tiểu khó, tiểu đau, chảy dịch mủ có màu vàng kèm theo mùi hôi tanh, người mệt mỏi, ngứa ngáy hậu môn, trực tràng…
- Viêm niệu đạo: Niệu đạo là bộ phận quan trọng dẫn nước tiểu ra ngoài, tình trạng viêm niệu đạo là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại vi, quan hệ tình dục không an toàn. Triệu chứng kèm theo là tiểu nóng, tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần, mủ xuất hiện, mẩn đỏ ở niệu đạo…
- Viêm âm đạo: Tiểu buốt có mủ ở nữ giới không thể không nhắc đến do mắc viêm âm đạo – một trong những căn bệnh phụ khoa thường gặp nhất. Bệnh viêm âm đạo sẽ khiến chị em ngứa ngáy vùng kín, sưng đau nhất là khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo dù không phải ngày hành kinh.
- Viêm bàng quang: Viêm bàng quang chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập, nhất là vi khuẩn E. Coli ở đường tiêu hóa. Các triệu chứng của bệnh kèm theo như: đau, sưng viêm ở bàng quang, đang đi tiểu nước tiểu bị tắt đột ngột, đau nhói khi tiểu gần xong, đau âm ỉ vùng bụng dưới, nước tiểu đục có mùi hôi…
- Viêm nhiễm, áp xe tuyến tiền liệt: Thường là do cơ thể bị chấn thương, quan hệ tình dục quá độ, lạm dụng rượu bia, chất kích thích… Các triệu chứng kèm theo: đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp, sốt, nóng rát mỗi lần đi tiểu, đau bụng dưới, lưng dưới, háng…
- Viêm mủ bể thận: Viêm mủ bể thận là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính chủ yếu là đường tiết niệu. Nguyên nhân là do vi khuẩn E. Coli gây nên làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Các triệu chứng nhận biết kèm theo: đau rát mỗi lần đi tiểu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy 1 vài ngày hoặc kéo dài, người ớn lạnh…
Tiểu buốt có mủ có nguy hiểm không?
Đi tiểu buốt có mủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Tình trạng này sẽ nguy hiểm nếu kèm theo các triệu chứng như: đi tiểu ra máu, sốt, mệt mỏi… Dưới đây là 1 số biến chứng mà bạn có thể gặp phải khi mắc bệnh này.
- Chức năng thận bị suy giảm, ảnh hưởng quá trình bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể, ứ đọng trong máu, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
- Tình trạng sỏi thận hoặc sỏi bàng quang còn làm đường tiểu bị tắc nghẽn, gây chèn ép, lớp niêm mạc bị viêm, loét, nhiễm khuẩn ngược dòng thậm chí gây suy thận
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thường xuyên đi tiểu, mệt mỏi kéo dài
- Ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ vợ chồng khi có mủ kèm theo mùi hôi khó chịu.
Tiểu buốt có mủ chữa trị như thế nào để hiệu quả?
Đi tiểu buốt có mủ là triệu chứng bất thường cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị hiệu quả trước hết bạn cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn bạn cần điều trị bằng kháng sinh. Tùy từng nguyên nhân nhiễm khuẩn mà sẽ có loại kháng sinh điều trị phù hợp: Nếu do Neisseria Gonococcus sử dụng Ceftriaxone, nhiễm Chlamydia uống Azithromycin… Lưu ý việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi phác đồ điều trị.
- Nếu nguyên nhân do sỏi bàng quang, sỏi thận có thể cần được loại bỏ sỏi bằng sóng xung kích.
- Nếu do các bệnh nam khoa, đường tiệu niệu cần dùng các loại kháng sinh đặc trị
- Nếu do viêm nhiễm hoặc tiểu buốt do tổn thương có thể sử dụng kháng sinh để giảm đau, giảm sưng, kháng viêm.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả điều trị bạn nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, ăn nhiều các loại thực phẩm rau củ quả tươi, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không nên quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh.
Đi tiểu buốt có mủ chữa ở đâu hiệu quả?
Hiện nay để chữa đi tiểu buốt có mủ đa số các bác sĩ đều thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh theo từng nguyên nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nhờn thuốc, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi… Để hạn chế tình trạng tiểu buốt ra mủ các bác sĩ của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã áp dụng chữa tiểu buốt và có mủ bằng cách kết hợp hệ thống quang học CRS II cùng với việc sử dụng thuốc.
Phương pháp dùng thuốc kết hợp hệ thống quang học CRS II được đánh giá mang lại an toàn, hiệu quả đồng thời hạn chế biến chứng, tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra phương pháp này còn có độ chính xác cao, hiệu quả điều trị nhanh, khắc phục nhanh những tổn thương ở vùng niêm mạc.
Đặc biệt phương pháp này còn rút ngắn thời gian điều trị, không đau, giảm thiểu những sai sót có thể gặp phải. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế quá trình xâm lấn, tình trạng bệnh tái phát.
Để được tư vấn về phương pháp dùng thuốc kết hợp hệ thống quang học CRS II trong điều trị tiểu buốt có mủ bạn có thể liên hệ phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng theo địa chỉ 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc theo số điện thoại 0243 9656 999.
Những thông tin về triệu chứng đi tiểu buốt có mủ trên đây hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích về nguyên nhân, biến chứng và cách chữa trị hiệu quả. Nếu còn những thắc mắc liên quan cần được giải đáp bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.