Hình ảnh polyp hậu môn cho chúng ta biết những gì?
Hình ảnh polyp hậu môn khi quan sát bằng mắt thường có không ít người nhầm lẫn với bệnh trĩ hoặc sa trực tràng. Trong bài viết sau đây, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết để giúp người đọc hiểu rõ hơn về bệnh polyp hậu môn.
Hình ảnh polyp hậu môn trông như thế nào? Nó có gây nguy hiểm không?
Hình ảnh polyp hậu môn cho thấy sự tăng sinh bất thường của các mô trên niêm mạc hậu môn, thường có hình dạng như cây nấm, có cuống nhỏ, kích thước thường nhỏ hơn 2.5cm. Có ba dạng polyp hậu môn trực tràng như sau:
- Polyp tăng sản: Đây là một dạng polyp lành tính chiếm thường gặp nhất với tỷ lệ khoảng 80%. Dạng polyp này là kết quả của phản ứng viêm ở mặt trong của trực tràng – hậu môn và ít có khả năng chuyển thành ác tính.
- Polyp bạch huyết: Khá ít gặp, chỉ chiếm khoảng 15% tổng số ca polyp hậu môn.
- Polyp dạng u tuyến: Dù hiếm gặp nhất nhưng dạng polyp này lại có nguy cơ ác tính cao. Kích thước polyp dạng u tuyến càng lớn thì nguy cơ có tế bào ung thư trong khối polyp càng tăng. Dạng polyp này cần được phát hiện và chữa trị sớm để hạn chế các biến chứng xấu tới sức khỏe.
Polyp hậu môn có nguy hiểm không, ngoài nguy cơ tiến triển thành ung thư, polyp cũng có thể gây ra những hệ lụy khôn lường, cụ thể:
- Táo bón, sa trực tràng
Các khối polyp hậu môn ngày càng lớn hoặc gia tăng về số lượng mà không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ khiến quá trình đào thải phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn và gây táo bón. Do đó, người bệnh cũng gặp tình trạng đại tiện khó nên thường phải rặn mạnh, gây chảy máu, đau đớn và từ đó tăng nguy cơ bị sa trực tràng.
- Suy giảm sức đề kháng
Đại tiện khó khăn, đi ngoài ra máu lâu ngày sẽ khiến người bệnh bị thiếu máu trầm trọng, suy giảm sức đề kháng đi kèm với các biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể,…
- Nguy cơ tái phát
Bệnh polyp hậu môn còn nguy hiểm ở chỗ, các khối polyp có nguy cơ tái phát trong một vài trường hợp bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ polyp nhưng chúng vẫn mọc lại tại vị trí cũ hoặc mọc ở nơi khác.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do trong quá trình phẫu thuật, một số khối polyp bị bỏ sót có thể tiếp tục phát triển và có nguy cơ tự chuyển biến thành ung thư trực tràng. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám định kỳ sau khi phẫu thuật để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe, đồng thời cần cân đối chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học để phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
Nguyên do dẫn đến hình ảnh polyp hậu môn
Hình ảnh polyp hậu môn xuất hiện xuất phát từ những nguyên nhân có thể kể đến sau đây:
- Do yếu tố di truyền bẩm sinh trong nhiễm sắc thể.
- Do cấu tạo hậu môn bị cong hoặc hẹp gây ngăn cản quá trình thải phân ra ngoài và khiến chất cặn bã bị đọng lại, gây nhiễm khuẩn hậu môn – trực tràng và làm gia tăng nguy cơ tạo thành các khối polyp.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng khiến cho hậu môn dễ bị trầy xước, tổn thương niêm mạc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tình trạng táo bón trong thời gian dài sẽ làm việc đại tiện khó khăn, dẫn đến tổn thương niêm mạc hậu môn và tăng khả năng các khối polyp xuất hiện.
- Do vệ sinh hậu môn không đúng cách, không đảm bảo sạch sẽ.
- Do chế độ dinh dưỡng không khoa học gây áp lực lên hệ tiêu hóa và làm kích ứng hậu môn.
- Những bệnh lý gây tổn thương hậu môn như bệnh trĩ, rò hậu môn, apxe hậu môn,… cũng là một trong những lý do hình thành bệnh polyp trực tràng.
- Ngoài ra, người mắc bệnh lao, tắc tĩnh mạch ở hậu môn,… cũng phải đối mặt với nguy cơ bị polyp hậu môn.
Hình ảnh polyp hậu môn qua các giai đoạn phát triển
Hình ảnh polyp hậu môn ở mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh lại có những điểm đặc trưng riêng, cụ thể như sau:
- Hình ảnh polyp cấp tính ở hậu môn
Khi bệnh mới khởi phát ở cấp độ nhẹ, trong ống hậu môn sẽ xuất hiện các khối u nhỏ hình tròn hoặc elip. Các khối polyp sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt, mỗi khi đi đại tiện, bệnh nhân sẽ thấy đau rát hậu môn, xuất hiện một chút máu lẫn trong phân hoặc thấy có máu dính trên giấy vệ sinh.
- Hình ảnh polyp ở hậu môn giai đoạn mãn tính
Nếu bệnh này không được can thiệp điều trị sớm, các khối polyp sẽ ngày càng phát triển lớn hơn, cuống polyp dài ra và sa hẳn khỏi hậu môn, tình trạng này có thể khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng là sa búi trĩ.
Khi khối polyp bị sa ra ngoài, người bệnh luôn cảm thấy rất vướng víu, khó chịu ở vùng hậu môn, khiến việc đại tiện khó khăn hơn khi luôn cảm thấy buồn đi nặng nhưng không đi được, cộng với tình trạng xuất huyết ngày càng nhiều hơn, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Hình ảnh của đa polyp hậu môn
Khi gặp phải tình trạng đa polyp, bên trong ống hậu môn của bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều khối polyp với kích cỡ khác nhau, gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn cho người bệnh, nhất là khi đi đại tiện. Chứng bệnh này nếu không được can thiệp chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tổng quát của người bệnh.
Xử lý hình ảnh polyp hậu môn an toàn và hiệu quả bằng cách nào?
Hình ảnh polyp hậu môn có thể được phát hiện thông qua các hình thức như nội soi đại tràng hoặc xét nghiệm phân, từ đó có thể sàng lọc và chẩn đoán được tình trạng của polyp hậu môn để vạch ra phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, có hai phương pháp chính được áp dụng trong điều trị bệnh tùy theo kích thước và mức độ phức tạp của khối polyp, cụ thể như sau:
- Uống thuốc kháng sinh đặc trị
Phương pháp nhằm cải thiện các triệu chứng đi kèm bệnh chứ không có tác dụng làm tiêu biến polyp hậu môn. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị bao gồm thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc đặc trị giúp loại bỏ polyp.
- Can thiệp ngoại khoa loại bỏ polyp hậu môn
Trường hợp không thể làm tiêu các khối polyp bằng điều trị nội khoa, phương pháp cần thiết là cắt bỏ polyp. ĐIều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định đối với những trường hợp khối polyp ở hậu môn có kích thước lớn hoặc có nguy cơ ác tính.
Sau khi được cắt bỏ, khối polyp hậu môn được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra độ ác tính, kết quả sẽ ảnh hưởng đến tần suất tái khám sau này.
Được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả điều trị bệnh polyp hậu môn, phương pháp HCPT II hiện đang được áp dụng vô cùng thành công tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Phương pháp HCPT II áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu kết hợp với công nghệ sóng cao tần. Trong việc chẩn đoán và điều trị lâm sàng, hệ thống kiểm tra kỹ thuật số tự động giúp việc phát hiện polyp hậu môn chính xác. Tiếp đó, bác sĩ sử dụng sóng cao tần sản sinh ra nhiệt lượng giúp làm đông và thắt mạch máu nuôi polyp nhanh chóng, giúp loại bỏ các khối polyp hậu môn trong thời gian ngắn mà ít gây đau đớn, không ảnh hưởng đến chức năng hậu môn.
Có thể nói, những thông tin chi tiết kể trên về hình ảnh polyp hậu môn cũng phần nào đã giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về triệu chứng, nguyên nhân, tác hại và cách chữa bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được tư vấn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.