Hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả
Hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em cho thấy một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất đối với sức khỏe và tính mạng của bé. Chính vì vậy, không ít ông bố bà mẹ vô cùng quan tâm đến việc tìm hiểu về các dấu hiệu và cách xử lý khi con em mình có nguy cơ mắc bệnh giang mai.
Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ cung cấp các thông tin để giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa và bảo vệ tính mạng của chính bạn và những người thân trong gia đình.
Trẻ em do nguyên nhân nào mà mắc bệnh giang mai?
Chắc hẳn khi nhìn những hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em, không chỉ các bậc làm cha làm mẹ mà hầu hết chúng ta cũng đều cảm thấy vô cùng xót xa xen lẫn ám ảnh.
Theo các chuyên gia về bệnh xã hội, giang mai là một căn bệnh do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên. Mầm bệnh chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, ngoài ra có thể lây qua đường máu, lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi.
Nữ giới mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang bầu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, sinh non, nhiễm trùng ối, chết lưu thai nhi hoặc dẫn đến bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Tình trạng giang mai bẩm sinh sẽ xảy ra khi người mẹ mắc bệnh giang mai lây truyền xoắn khuẩn giang mai sang cơ thể thai nhi trong quá trình mang thai. Bệnh giang mai ở thai nhi thường diễn ra vào tháng thứ tư hoặc thứ 5 của thai kỳ, sau khi trẻ em được sinh ra bệnh bẩm sinh sẽ phát triển thông qua những giai đoạn dưới đây:
- Giai đoạn sớm
Giang mai bẩm sinh thời kỳ sớm thường xuất hiện trong vòng 2 năm đầu sau khi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, các biểu hiện hay gặp nhất vẫn là vào 3 tháng đầu đời và bệnh mang tính chất của giang mai thời kỳ ba với những dấu hiệu như phỏng nước, bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân, viêm đường hô hấp, viêm xương sụn, suy giảm vận động, nhẹ cân, gan hay lá lách to…
- Giai đoạn muộn
Bệnh giang mai bẩm sinh muộn thường xảy ra với trẻ em trên 2 tuổi và mang bản chất của giang mai thời kỳ ba, với các triệu chứng phổ biến như viêm giác mạc kẽ ở trẻ đang trong tuổi dậy thì; lác quy tụ, điếc cả hai tai ở trẻ dưới 10 tuổi,…
Tuy nhiên, bệnh giang mai ở trẻ em không phải lúc nào cũng thể hiện thành các triệu chứng kể trên, thay vào đó là sự xuất hiện của một số triệu chứng như thủng vòm miệng, biến dạng về cấu trúc xương như mũi tẹt, trán dô, xương chày hình lưỡi kiếm,… Chúng chính là những di chứng của bệnh giang mai do các thương tổn từ trong bào thai đã liền sẹo để lại.
Hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em thể hiện những triệu chứng nào?
Thực tế, hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em rất rõ ràng để quan sát bằng mắt thường và không dễ bỏ qua. Bệnh giang mai có thể gây ra những biểu hiện trên cơ thể của trẻ em, cụ thể như sau:
- Nổi mẩn đỏ: Trẻ em mắc bệnh giang mai thường có các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên da, mọc thành từng mảng ở mông, bẹn hoặc dưới các nếp gấp da.
- Các vết loét: Trong trường hợp bệnh giang mai diễn biến nặng nề, các mảng loét có thể xuất hiện trên những vùng da, niêm mạc quanh miệng, mũi, vùng sinh dục hoặc hậu môn.
- Hạch sưng đau: Một dấu hiệu khác của bệnh giang mai ở trẻ em là cảm giác đau sưng nách hoặc bẹn do các hạch giang mai xuất hiện bên dưới da.
- Triệu chứng toàn thân: Trẻ em bị giang mai có thể gặp phải các biểu hiện khác như sốt, mệt mỏi, đau họng, ho, đau cơ, nhức đầu, mất cảm giác tại các vùng da bị tổn thương trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh giang mai ở trẻ em, phụ huynh không nên tự điều trị mà không tham khảo ý kiến chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh giang mai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gì đối với trẻ em?
Ngoài những hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em nói trên, không ít người vẫn còn mơ hồ về những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh lý có thể gây ra đối với sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
Theo một vài nguồn số liệu thống kê uy tín, có gần một nửa số trẻ em bị nhiễm phải bệnh giang mai từ cơ thể người mẹ trong thời gian còn là bào thai có nguy cơ chết lưu trong dạ con trước khi được sinh ra. Phần lớn các trường hợp khác, trẻ em có thể tử vong ngay sau khi sinh ít lâu.
Tuy nhiên, kể cả nếu người mẹ được điều trị kịp thời và chữa khỏi được bằng thuốc kháng sinh thì đứa trẻ vẫn có nguy cơ sẽ mắc bệnh giang mai bẩm sinh, nghiêm trọng hơn có thể gây ra không ít hệ lụy đáng sợ như biến dạng xương mặt, lở loét toàn cơ thể, mù lòa,… Một số biến chứng khác của giang mai trong thai kỳ có thể bao gồm sinh non và trẻ nhẹ cân, chậm phát triển.
Tình trạng thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan lách to và không phát triển có thể xảy ra ngay sau khi mẹ sinh bé hoặc các triệu chứng bệnh có khả năng không xuất hiện ở cơ thể của trẻ trong nhiều năm. Thậm chí, các biến chứng về thần kinh chỉ trở nên rõ ràng hơn vào giai đoạn sau này trong cuộc đời của trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Chính vì vậy, nếu người mẹ mắc bệnh giang mai trong khi mang thai thì sau khi sinh con, chị em cần cho bé tiến hành xét nghiệm tầm soát bệnh để được can thiệp điều trị ngay lập tức.
Đề xuất cách phòng ngừa nguy cơ lây truyền bệnh giang mai cho trẻ nhỏ
Sau khi đã được quan sát các hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em và hiểu về những biến chứng khôn lường của bệnh, lời khuyên của chuyên gia là chị em phụ nữ cần đi khám và xét nghiệm tầm soát bệnh xã hội tiền hôn nhân, trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ để phát hiện bệnh giang mai càng sớm càng tốt.
Từ đó, việc điều trị sẽ được tiến hành kịp thời, đặc biệt là vào 4 tuần trước khi sinh con, nhằm phòng ngừa nguy cơ trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh giang mai. Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe cũng nhằm phát hiện các nguy cơ bệnh lý khác có thể truyền từ mẹ sang con như HIV, viêm gan B, Chlamydia, lậu…
Nếu nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh xã hội như xuất hiện các vết loét, mụn nước bất thường ở vùng sinh dục, chị em cần đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín. Bởi, những bệnh này không chỉ có nguy cơ gây ra các biến chứng trong thai kỳ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé sau sinh.
Nhắc đến về một địa chỉ y tế đáng tin cậy để thăm khám và tầm soát bệnh xã hội, bạn đọc đừng nên bỏ qua Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để được tư vấn điều trị thích hợp, tránh gây ra hậu quả khôn lường cho con cái.
Hơn nữa, để kiểm soát bệnh tiến triển, người bệnh nên tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu cũng nên tránh tiếp xúc với máu hoặc đồ dùng cá nhân của người nhiễm giang mai để phòng tránh mắc bệnh.
Vừa rồi là những hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em và các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu nhất. Mọi thắc mắc khác cần được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp, xin mời bạn đọc liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.