Cách trị bệnh giang mai hiệu quả ở từng giai đoạn cụ thể
Cách trị bệnh giang mai hiệu quả là băn khoăn của đa số người bệnh. Giang mai lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, nếu không phát hiện và điều trị đúng phác đồ kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Dưới đây, các bác sĩ sẽ tổng hợp cách điều trị bệnh giang mai theo từng giai đoạn bệnh cụ thể và cách phòng ngừa tốt nhất.
Tổng quan bệnh giang mai là gì?
Cách trị bệnh giang mai sẽ còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh cụ thể. Giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây ra, lây truyền chính khi quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần – 3 tháng trước khi bùng phát các triệu chứng đầu tiên. Bệnh giang mai chia thành 3 giai đoạn ứng với các đặc điểm triệu chứng khác nhau.
- Giang mai giai đoạn đầu: Xuất hiện các vết loét hình tròn bờ cứng, nông, bề mặt nhẵn, không gây đau hay ngứa được gọi là săng giang mai. Săng xuất hiện chủ yếu ở khu vực tiếp xúc nguồn lây nhiễm, thường ở vùng sinh dục, miệng họng, chân, tay…sau một thời gian sẽ tự biến mất.
- Giang mai giai đoạn 2: Xuất hiện đào ban giang mai, nốt ban đối xứng có màu hồng hoặc hồng tím, không nổi cao, khi ấn vào thì mất, không bong vảy và không tự mất đi. Các triệu chứng khác bao gồm sưng tuyến hạch, sốt, rụng tóc, nhức đầu, đau cơ, nhức mỏi cơ thể…
- Giang mai giai đoạn 3: Giai đoạn cuối của bệnh, xuất hiện sau 3-15 năm thậm chí có thể lên đến 40 năm kể từ giai đoạn 1. Lúc này, triệu chứng giang mai sẽ không còn là các tổn thương khu trú mà sẽ là tổn thương mang tính phá hủy tổ chức, tàn phá phủ tạng thần kinh, tim mạch, củ giang mai gây biến dạng khuôn mặt…và nguy hiểm nhất dẫn đến tử vong.
Cách trị bệnh giang mai theo từng giai đoạn bệnh
Giang mai cần được điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh hoặc xuất hiện triệu chứng giang mai người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm giang mai xác định chính xác giai đoạn bệnh. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ tư vấn cách trị bệnh giang mai phù hợp nhất.
Cách điều trị bệnh giang mai giai đoạn 1
Bệnh giang mai được phát hiện và chữa trị ngay từ đầu, phác đồ điều trị đơn giản hơn và có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị chủ yếu bằng kháng sinh nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai và cải thiện các triệu chứng săng giang mai. Thuốc kháng sinh Penicillin là nhóm thuốc điều trị chính, phù hợp điều trị với mọi đối tượng bệnh (bao gồm cả trẻ sơ sinh) với liều lượng phù hợp khác nhau.
Người bệnh chỉ điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh nếu đã thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua theo các bài thuốc tham khảo trên mạng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng.
Cách phòng và điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2
Cách trị bệnh giang mai giai đoạn 2 chưa quá phức tạp do xoắn khuẩn giang mai chưa tấn công mạnh mẽ trong cơ thể. Ở giai đoạn này, phác đồ điều trị vẫn sử dụng kháng sinh là chủ yếu, kháng sinh đường tiêm truyền hoặc đường uống sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám cụ thể.
Quá trình điều trị giang mai giai đoạn 2 phức tạp hơn giai đoạn 1, trường hợp lượng xoắn khuẩn giang mai quá nhiều sẽ cần sử dụng kháng sinh liều cao. Giúp tiêu diệt xoắn khuẩn, ức chế hoạt động của chúng, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm nhất của bệnh vì có khả năng lây truyền dễ dàng và nhanh chóng với nhiều con đường. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị từ bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Cách chữa trị bệnh giang mai giai đoạn cuối
Giang mai giai đoạn 3 cũng là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này phác đồ điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Bởi ở giai đoạn này, triệu chứng không còn là tổn thương khu trú ngoài da mà là tổn thương mang tính phá hủy, xoắn khuẩn giang mai tấn công vào phủ tạng gây giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai, gôm giang mai với nguy cơ biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị giang mai giai đoạn cuối chủ yếu vẫn sử dụng kháng sinh nhưng ở liều cao và có thể kết hợp thêm 1 số loại thuốc khác theo chỉ định.
- Phác đồ ưu tiên: Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị tiêm bắp sâu, tiêm 1 lần/ tuần và liên tục 3 tuần, khoảng cách 2 lần tiêm không nên quá 14 ngày.
- Phác đồ thay thế: Trường hợp không có benzathine Penicillin hoặc dị ứng với Penicillin có thể thay thế bằng 1 trong số các phác đồ dưới đây:
– Procaine Penicillin 1.2 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 lần/ ngày, tiêm liên tục khoảng 20 ngày.
– Erythromycin 500mg đường uống, 4 lần/ ngày và uống liên tục 30 ngày.
Cách trị bệnh giang mai bẩm sinh
Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh cũng chủ yếu sử dụng kháng sinh Penicillin, cụ thể như sau:
- Benzathine Penicillin 100000 – 150000 đơn v/ kg/ ngày, tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong khoảng 10-15 ngày.
- Procaine Penicillin 50000 đơn vị/ kg/ ngày tiêm bắp trong khoảng 10-15 ngày.
Trong 2 phác đồ điều trị này, các bác sĩ thường ưu tiên sử dụng Benzathine Penicillin hơn là sử dụng Procaine Penicillin nếu đủ thuốc và trang thiết bị y tế.
Lưu ý trong cách trị bệnh giang mai
Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục nên sẽ ưu tiên cách trị bệnh giang mai bằng tây y để tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai. Với phương pháp này, người bệnh cần thăm khám cụ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị chính để tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc.
Trong quá trình điều trị giang mai, thời gian điều trị sẽ không cố định mà còn phụ thuộc vào cơ địa, sức đề kháng hay tình trạng đáp ứng thuốc của người bệnh. Có người chỉ mất vài tuần, có người mất vài tháng mới chữa khỏi. Dưới đây là một số vấn đề mà người bệnh giang mai cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh.
- ĐIều trị đúng theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng/ giảm liều lượng, đổi loại thuốc kháng sinh vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, sốc phản vệ…
- Tái khám theo đúng thời gian đã hẹn với bác sĩ, nhờ đó bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả của quá trình điều trị và khắc phục kịp thời vấn đề bất thường xảy ra.
- Kiêng quan hệ tình dục suốt quá trình mắc bệnh và điều trị bệnh. Chia sẻ thẳng thắn để bạn tình cùng đi thăm khám và điều trị vì khả năng lây nhiễm rất cao. Việc điều trị song song giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau này.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm tốt cho cơ thể và giúp tăng cường sức đề kháng, khắc phục triệu chứng bệnh.
Trên đây đã tổng hợp các cách trị bệnh giang mai hiệu quả theo từng giai đoạn của bệnh cụ thể. Nhìn chung, bệnh giang mai cần được điều trị sớm nhất để bảo vệ tính mạng người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh hãy chủ động đi khám, xét nghiệm giang mai để phát hiện và chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.