Khi bị đi đại tiện ra máu tươi uống thuốc gì?
Đi đại tiện ra máu tươi uống thuốc gì là việc mà một số người đang gặp phải tình trạng này cảm thấy gặp nhiều khó khăn. Đa số những người gặp phải tình trạng này là mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc bị bệnh trĩ, việc dùng thuốc sẽ có tác dụng cầm máu hoặc giảm đau tùy vào tình trạng thực tế. Đây là thông tin quan trọng nên người bệnh hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất!
Cảnh báo vì sao cơ thể bị đi ngoài ra máu tươi – tưởng chừng đơn giản mà rất nguy hiểm
Trước khi tìm hiểu về việc đi đại tiện ra máu tươi uống thuốc gì, mỗi người bệnh cần phải hiểu rõ vì sao tình trạng này lại xảy ra ở cơ thể của mình. Bởi vì không ngẫu nhiên mà cơ thể lại xuất hiện tổn thương trên, việc tìm ra nguyên nhân thích hợp sẽ hữu ích cho việc tìm ra loại thuốc phù hợp, tránh dùng lung tung mà hại sức khỏe:
Trĩ gây đi ngoài ra máu tươi
Tình trạng đi đại tiện ra máu tươi được ghi nhận rất nhiều ở những người bị bệnh trĩ, dù là bệnh trĩ trong giai đoạn đầu. Khi tình trạng còn nhẹ, máu sẽ chảy nhỏ giọt và chỉ khi dùng giấy vệ sinh thì người bệnh mới biết. Tuy nhiên, trĩ trở nặng sẽ khiến máu chảy thành tia, khiến cho người bệnh dễ bị rơi vào trạng thái suy kiệt do mất máu.
Nếu không lựa chọn điều trị nhanh chóng và triệt để thì tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn, thậm chí là có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Polyp trực tràng và đại tràng
Polyp trực tràng thường xảy ra do sự tăng sinh quá mức thành khối u trong lòng đại tràng hoặc trực tràng. Những người mắc phải căn bệnh này thường là người lớn tuổi do hoạt động của hệ cơ quan kém đi. Một số trường hợp mắc phải thể lành tính thì dễ điều trị, còn u polyp ác tính rất dễ phát triển thành ung thư.
Biểu hiện dễ nhìn thấy khi bị polyp trực tràng hoặc đại tràng là hậu môn chảy nhiều máu tươi khi đại tiện dù không bị táo bón. Tuy nhiên, vì bệnh diễn biến theo từng đợt nên nhiều người dễ chủ quan bỏ qua.
Viêm loét đại trực tràng
Trực tràng nằm ở phần cuối của ruột già, nếu như bị viêm loét trực tràng thì sẽ khiến đi ngoài ra máu tươi kèm dịch nhầy ở phân. Những người bị viêm loét trực tràng thường thấy đau quặn bụng, tuy nhiên ghi nhận tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ở nước ta không quá nhiều!
Xuất huyết ở đường tiêu hóa khiến đi cầu ra nhiều máu
Tình trạng xuất huyết xảy ra do máu ở ống tiêu hóa bị chảy máu từ thực quản đến hậu môn. Đây không hẳn là một căn bệnh cụ thể mà là cảnh báo của nhiều loại bệnh khác nhau đang gây ra nguy hiểm cho người bệnh.
Vì là dấu hiệu của nhiều bệnh nên rất khó xác định chính xác bằng cảm nhận bình thường. Chỉ thông qua đi khám sức khỏe chi tiết, có xét nghiệm và siêu âm cẩn thận để bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Nứt kẽ hậu môn
Người bệnh bị nứt kẽ hậu môn sẽ thấy có nhiều vết rách ở niêm mạc hậu môn, tình trạng thường xảy ra nếu như bị táo bón hoặc tiêu chảy một thời gian, vì đi cầu quá lâu gây ra các vết nứt nhiều ở hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra ở một số người có thói quen quan hệ qua đường hậu môn hoặc nhiễm trùng ở hậu môn do mắc bệnh xã hội. Vì vậy, đừng chủ quan nếu thấy bản thân bị đi ngoài ra máu.
Đi ngoài ra máu tươi kéo dài do áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng hậu môn của người bệnh có các khối mủ áp xe gây sưng đau hậu môn, đi kèm với hiện tượng đó xuất hiện tình trạng đi cầu ra máu tươi và ngứa ngáy hậu môn kéo dài.
Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột do các tế bào bình thường bị tăng sinh quá mức, tấn công cả trực tràng và các bộ phận lân cận khác ở trong cơ thể. Khi không may gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ thấy cơ thể của mình thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, đi ngoài ra nhiều máu và dịch nhầy đen.
Đi đại tiện ra máu tươi uống thuốc gì nhanh khỏi?
Để trả lời cho câu hỏi đi đại tiện ra máu tươi uống thuốc gì sẽ phải dựa vào những nguyên nhân trong danh sách trên. Bệnh nhân có thể căn cứ vào các dấu hiệu mà mình đang gặp phải để phần nào xác định căn cứ cho tình trạng chảy máu ở hậu môn tại cơ thể của mình.
Cách tốt nhất đó là bạn nên đến cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để có kết khám bệnh cần thiết. Nếu bác sĩ tư vấn phương pháp dùng thuốc thì tốt hoặc không thì bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng thuốc giúp cầm máu và giảm đau để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu ở cơ thể của mình:
Điều trị đại tiện ra máu bằng thuốc Đông y
Theo góc độ Đông y, tình trạng đại tiện ra máu tươi bắt nguồn từ việc lưu thông khí huyết kém ở hậu môn. Do đó, Đông y sẽ áp dụng các nguyên liệu thuốc để giúp giãn nở thành mạch và cải thiện lưu thông khí huyết khắp cơ thể.
Thông thường, bài thuốc Đông y chữa đi ngoài ra máu thường được sử dụng là bạch truật, hoa cúc, khổ sâm, cây chó đẻ, hoa hòe, búp tre, hoàng kỳ, rau sam,… Cho tất cả vào ấm thuốc với 300ml để sắc thuốc rồi uống trong ngày, kiên trì khoảng 2 tuần để theo dõi kết quả.
Các bài thuốc theo dân gian trị đi ngoài ra máu
Theo dân gian, có nhiều loại lá trong tự nhiên có tính thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn nên có tác dụng trị đi ngoài ra máu khá hiệu quả. Trong đó có thể kể đến lá diếp cá, lá ngải cứu,… thường được sử dụng nhiều nhất.
Sử dụng rau diếp cá là cách chữa đi ngoài ra máu tươi bằng phương pháp dân gian đơn giản mà lại tiết kiệm, lại có tác dụng bền mao mạch, tiêu viêm nhanh chóng. Chỉ cần ép nước rau diếp cá uống mỗi ngày hoặc đập dập rau diếp cá bôi vào hậu môn sẽ cảm nhận tình trạng cải thiện hơn.
Còn rau ngải cứu có tác dụng nhuận tràng nhờ tính ấm, kháng viêm nên giảm thiểu chứng đi cầu ra máu khá tốt. Chỉ cần cho ngải cứu vào bữa ăn hàng ngày, ăn với thịt gà, ăn với trứng hoặc đun nước ngải cứu để uống có tác dụng chữa bệnh nhanh chóng.
Dùng thuốc Tây y khắc phục chứng đi cầu ra máu
Với những trường hợp chảy máu hậu môn nghiêm trọng hơn thì sẽ được chỉ định thuốc Tây. Có 3 dạng thuốc Tây được sử dụng điều trị đó là dạng uống, dạng bôi và dạng đặt.
Đa số các loại thuốc Tây là gốc kháng sinh và kháng viêm, chúng hoạt động dựa trên nguyên tắc tăng sinh tế bào nhằm làm lành vết thương và bền vững thành mạch. Các loại thuốc được sử dụng để làm lành khu vực tổn thương.
Tuy nhiên, thuốc Tây sẽ để lại rất nhiều biến chứng nếu như sử dụng một cách tùy tiện, trường hợp nặng nhất là bị nhờn thuốc dẫn tới tăng nặng tình trạng bệnh hơn. Tốt hết, người bệnh nên đi khám để nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn được đầy đủ!
Tình trạng đi đại tiện ra máu tươi uống thuốc gì là điều mà mọi người nên nắm vững sau khi đã tham khảo danh sách các loại thuốc trong bài viết trên. Tốt nhất, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc tối đa 7 ngày, sau đó mà không hiệu quả nên đi khám để được tư vấn hướng điều trị phù hợp. Mất máu là tình huống nguy hiểm mà không nên xem thường, hãy lựa chọn cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mình nhé!
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.