Đại tiện ra máu tươi cuối bãi – cẩn thận ung thư hậu môn trực tràng
Đại tiện ra máu tươi cuối bãi là triệu chứng cấp tính cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, việc nhận biết triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh từ sớm để hướng đi khám và điều trị là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Đại tiện ra máu tươi cuối bãi là như thế nào?
Theo chia sẻ của TS. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc (phụ trách chuyên môn) bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và phụ trách tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, đại tiện ra máu tươi cuối bãi được hiểu là hiện tượng chảy máu sau khi đi ngoài, máu có dính ở cuối phân. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng này, trong đó phổ biến là trẻ em.
Tùy thuộc vào tần suất và lượng máu xuất hiện mà tình trạng đi cầu ra máu tươi ở cuối bãi được phân chia thành 3 mức độ khác nhau:
- Mức độ nhẹ: Lượng máu ít, chỉ dính ở cuối phân hay giấy vệ sinh lượng nhỏ, người bệnh phải quan sát kỹ mới phát hiện ra. Tần suất chảy máu sau đại tiện ít, không thường xuyên.
- Mức độ vừa: Lượng máu cuối bãi tăng lên, có thể dính trên giấy vệ sinh hay cuối phân rất rõ và liên tục. Cùng với đó, tần suất đại tiện tăng lên bất thường, phân còn có thể dính dịch nhầy trắng đục.
- Mức độ nặng: Lượng máu nhiều, thấm ướt giấy vệ sinh, thậm chí chảy nhỏ giọt hay thành tia như cắt tiết gà, xuất hiện mỗi lần đi ngoài.
Đại tiện ra máu tươi cuối bãi là bệnh gì?
Đại tiện ra máu tươi cuối bãi là dấu hiệu rất thường gặp nếu mắc phải các bệnh lý hậu môn trực tràng hay các bệnh đường tiêu hóa. Cụ thể.
1. Đi cầu ra máu tươi không đau ở hậu môn – Ung thư trực tràng
Ung thư đại trực tràng là bệnh lý ung thư tiến triển chậm và có tỷ lệ người mắc tử vong cao thứ 3 hiện nay. Hầu hết các trường hợp ung thư có liên quan đến biến chứng của các khối polyp nhỏ, phát triển ở niêm mạc đại tràng và trực tràng.
Có tới 48% trường hợp bị ung thư đại trực tràng có biểu hiện đại tiện ra máu nhưng không đau, máu thường có màu đỏ tươi hoặc màu đen lẫn trong phân cuối bãi. Một số triệu chứng cùng xuất hiện bao gồm:
- Thói quen đại tiện thay đổi bất thường quá 4 tuần.
- Phân nhỏ, hẹp như cây bút chì.
- Đau, khó chịu ở bụng.
- Mệt mỏi thường xuyên, sụt cân không rõ lý do.
Ung thư đại trực tràng có triệu chứng rất giống bệnh trĩ, do đó người bệnh cần phải đi khám, làm nội soi hậu môn trực tràng và một số kiểm tra quan trọng để xác định. Khối u đại trực tràng có thể chữa trị nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, ngược lại nếu chữa muộn, bệnh không thể chữa trị, di căn và dẫn đến tử cong.
2. Đi ngoài ra máu tươi ở cuối bãi – Bệnh trĩ
Đại tiện ra máu tươi cuối bãi là triệu chứng sớm cảnh báo bệnh trĩ với những biểu hiện cụ thể dưới đây:
- Bệnh trĩ mức độ nhẹ, lượng máu chảy ít, chỉ dính trên phân hay trên giấy vệ sinh.
- Bệnh trĩ mức độ nặng, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia. Thậm chí chỉ đi lại, vận động nhẹ máu cũng sẽ chảy kèm theo triệu chứng sa búi trĩ và đau rát hậu môn.
Bệnh trĩ không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nó gây đau đớn và khó khăn, khi búi trĩ lớn hơn sa ra ngoài sẽ gây sa nghẹt, khó đi đại tiện cùng rất nhiều những biến chứng nguy hiểm khác.
- Ung thư trực tràng – một biến chứng nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý. Bệnh có thể di căn và gây tử vong nếu phát hiện muộn.
- Sa búi trĩ gây viêm nhiễm, hoại tử hậu môn.
- Chảy máu khi đi đại tiện thường xuyên gây tình trạng thiếu máu, ngất xỉu, mệt mỏi…
3. Đi đại tiện ra máu tươi rát hậu môn cuối bãi – Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn chủ yếu do táo bón gây ra. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ khiến phân khô và cứng, người bệnh khó đại tiện, phải rặn mạnh cùng với kích thước phân lớn dễ làm rách ống hậu môn, hình thành các vết nứt.
Nứt kẽ hậu môn gây đau đớn, nhất là khi đại tiện và ngồi xổm. Việc di ngoài cũng dễ gây tình trạng chảy máu hậu môn ở cuối bãi hoặc dính ngoài khuôn phân.
4. Đại tiện ra máu tươi ở cuối bãi – Polyp trực tràng
Polyp trực tràng cũng là nguyên nhân thường gặp gây tình trạng đi ngoài ra máu tươi cuối bãi. Máu thường xuất hiện ở dạng máu cục hoặc máu tươi, phủ bên ngoài mặt phân cùng những cơn đau bụng dữ dội.
Gần 65% khối u ác tính ở trực tràng hậu môn hình thành từ polyp trực tràng không được điều trị sớm và tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn trong hậu môn. Hơn nữa, polyp hậu môn chỉ có thể phát hiện chính xác khi tiến hành nội soi hậu môn trực tràng. Và để để điều trị chỉ có phương pháp duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ.
Ngoài ra, tình trạng đi cầu ra máu tươi cuối bãi còn có thể do một số bệnh lý khác như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, viêm túi thừa…gây ra. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan coi nhẹ, hãy chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt, xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả từ đầu.
Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi phải làm sao?
Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng, hậu môn là khu vực nhạy cảm, nhiều vi khuẩn nên nếu xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi ở cuối bãi cần nhanh chóng đi khám chữa, tránh gây nhiễm trùng biến chứng. Vậy khi bị đại tiện ra máu tươi cuối bãi phải làm sao?
Tại sao cần nội soi hậu môn khi bị đi ngoài ra máu tươi ở cuối bãi?
Quan trọng hơn cả, người bệnh cần đi thăm khám và nội soi hậu môn trực tràng. Việc nội soi hậu môn sẽ giúp xác định được rõ nguyên nhân bệnh lý, có phải do khối u trực tràng không hay là chảy máu ở niêm mạc hậu môn. Dựa vào đó mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp việc chữa trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, người bệnh sẽ không cần phải lo lắng đau đớn, ám ảnh hay phải nhịn ăn xếp hàng từ sáng khi thực hiện khám và nội soi hậu môn tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Việc cập nhật trang thiết bị y tế tiên tiến, quá trình nội soi hậu môn tại Phòng khám diễn ra nhanh chóng đáp ứng 3 tiêu chí: không thụt tháo – không dây cao su – không cần chờ đợi.
Điều trị và phòng ngừa đi cầu ra máu tươi ở cuối bãi
Sau khi thăm khám cụ thể, căn cứ vào bệnh lý gây đi cầu ra máu tươi cuối bãi cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị hiệu quả nhất.
- Điều trị kết hợp thuốc Đông Tây y chuyên khoa với trường hợp bệnh trĩ nhẹ hay bệnh nứt kẽ hậu môn.
- Tiến hành thủ thuật cắt trĩ với phương pháp sóng cao tần HCPT II giúp loại bỏ tận gốc búi trĩ, ít gây đau đớn, không gây sẹo xấu và bảo vệ chức năng của hậu môn.
- Chỉ định cắt bỏ với trường hợp polyp vì nó là khối u lành tính, quá trình xử lý đơn giản và chỉ mất khoảng 15-30 phút tiểu phẫu, thời gian hồi phục 2-3 ngày, hạn chế tối đa tái phát.
Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà hoặc tự ý áp dụng các bài thuốc dân gian cầm máu. Hậu môn là khu vực nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn, nếu điều trị không đúng cách sẽ khiến tổn thương càng nghiêm trọng, dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, người bệnh cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng như cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và trái cây.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, rượu bia đồ uống có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
- Thiết lập thói quen đại tiện tốt, đi đại tiện vào một khung giờ cố định, không nhịn đi đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu.
- Quan hệ tình dục lành mạnh.
- Tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe, bảo vệ sức khỏe hậu môn.
Trên đây là những giải đáp về hiện tượng đại tiện ra máu tươi cuối bãi và cách điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, người bệnh có thể liên hệ ngay với bác sĩ qua số hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ chi tiết.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.