Bà bầu đi đại tiện ra máu có sao không và cách điều trị an toàn
Bầu đi đại tiện ra máu có sao không? là thắc mắc của đa số bà bầu đang mắc phải tình trạng này, Đại tiện ra máu có thể ảnh hưởng đến việc đại tiện, sinh hoạt hàng ngày của bà bầu, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm. Vậy mang bầu đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không? Cách xử lý khi có bầu bị đại tiện ra máu như thế nào?
Bà bầu đi đại tiện ra máu tươi là do đâu?
Bà bầu đi đại tiện ra máu có sao không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Trên thực tế, phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đi ngoài ra máu, do sự phát triển của thai nhi chèn ép lên vùng hậu môn, chế độ ăn uống, sinh hoạt…là những yếu tố tác động chính.
Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, thông thường tình trạng đi ngoài ra máu ở phụ nữ mang thai thường có liên quan đến một số vấn đề sau đây.
Có bầu đi vệ sinh ra máu do táo bón
Táo bón là vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự gia tăng hormone progesterone trong thai kỳ khiến hoạt động nhu động ruột giảm mạnh. Cùng với đó nếu chế độ ăn mất cân bằng, thiếu chất xơ, cơ thể nóng trong sẽ càng làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Có bầu đi đại tiện có được rặn không? Khi bị táo bón sẽ khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn, bà bầu cần dùng sức rặn mạnh để dễ đại tiện hơn. Hơn nữa, táo bón khiến phân bị cứng, nếu dùng sức rặn có thể khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương và chảy máu.
Có bầu đại tiện ra máu do bệnh trĩ
Khi mang thai thì nguy cơ mắc bệnh trĩ của mẹ bầu càng cao do sự thay đổi lớn trong tâm sinh lý. Khi thai nhi càng lớn thì áp lực lên vùng chậu và vùng hậu môn càng cao, gây đè nén lên tĩnh mạch hậu môn. Tình trạng kéo dài làm hệ thống mô liên kết nâng đỡ tĩnh mạch bị suy yếu, lâu dần hình thành các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ khi mang thai còn có thể là hệ quả của tình trạng táo bón lâu ngày không được xử lý. Bệnh trĩ không chỉ khiến bà bầu bị đại tiện ra máu, căng tức, đau rát và ngứa ngáy hậu môn.
Mẹ bầu đại tiện ra máu do nứt kẽ hậu môn
Có bầu đi đại tiện ra máu có sao không? Nứt kẽ hậu môn cũng là hệ quả tất yếu của bệnh trĩ và táo bón lâu ngày. Các vết nứt hậu môn xuất hiện khi mẹ bầu cố gắng rặn đại tiện. Việc co thắt hậu môn quá mức sẽ khiến mạch máu bị đứt, niêm mạc hậu môn bị rách hình thành các vết nứt.
Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu đi đại tiện ra máu. Nứt kẽ hậu môn nếu không sớm được can thiệp xử lý sẽ khiến vết nứt ngày càng lớn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm, thậm chí lở loét, hoại tử hậu môn.
Có thai đi đại tiện ra máu do polyp hậu môn trực tràng
Sự hình thành các khối polyp trong đại trực tràng và ống hậu môn khiến bà bầu đi ngoài ra máu tươi. Đa phần các khối polyp đều là lành tính nhưng cần tiến hành điều trị sớm để tránh biến chứng ung thư hóa.
Phẫu thuật cắt polyp hậu môn là phương pháp duy nhất giúp điều trị polyp hậu môn, ngăn ngừa tái phát bệnh.
Bà bầu đi ngoài ra máu nhưng không đau rát – Ung thư đại trực tràng
Ung thư hậu môn trực tràng là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 trong các loại ung thư liên quan đến đường tiêu hóa. Khối u có khả năng di căn và đe dọa đến tính mạng nếu không sớm được điều trị. Một số triệu chứng có thể cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng bao gồm: đi ngoài ra máu nhưng không đau, thói quen đại tiện thay đổi đột ngột, căng tức hậu môn, táo bón xen kẽ tiêu chảy…
Trong đó, triệu chứng đại tiện ra máu do ung thư đại trực tràng rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ khiến người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị sớm. Đến khi bệnh chuyển biến giai đoạn muộn mới đi khám, không còn khả năng chữa trị.
Giải đáp: Bà bầu đi đại tiện ra máu có sao không?
Tình trạng đại tiện ra máu ở bà bầu là vấn đề cần được theo dõi thường xuyên và sát sao. Bởi đây có thể là tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và sức khỏe. Vậy bà bầu đi đại tiện ra máu có sao không?
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng cho biết, nếu bà bầu bị đại tiện ra máu nhưng sớm kết thúc sau 1-2 ngày và không có triệu chứng bất thường kèm theo thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đại tiện ra máu kéo dài có thể tiềm ẩn nhiều mối lo về sức khỏe.
- Đối mặt với nguy cơ thiếu máu
Máy chảy nhiều và kéo dài khiến mẹ bầu bị thiếu máu, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu…Hơn nữa, lượng máu không đủ cung cấp để nuôi dưỡng thai nhi, khiến trẻ dễ bị còi cọc, nhẹ cân bẩm sinh.
- Viêm nhiễm hậu môn
Có bầu đi vệ sinh ra máu có sao không? Máu ra nhiều khiến hậu môn thường xuyên ẩm ướt, cùng với đó nếu xuất hiện vết nứt hay búi trĩ, gây chảy dịch sẽ càng làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.
Do cấu trúc vùng kín và hậu môn ở nữ giới rất gần nhau nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập từ hậu môn đến vùng kín và gây viêm nhiễm phụ khoa. Mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
- Cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn
Bà bầu đi ngoài ra máu do bệnh lý thường sẽ kèm theo hiện tượng ngứa ngáy, đau rát khiến mẹ bầu bị ám ảnh mỗi khi đi vệ sinh. Từ đó gây ảnh hưởng đến tâm lý, lo lắng, mệt mỏi kéo dài gây mất tập trung, suy giảm chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc.
- Gây sảy thai
Mẹ bầu cũng cần hết sức lưu ý nếu đại tiện ra máu do táo bón. Nhất là trường hợp mới mang bầu, thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung, nếu cố gắng rặn quá mạnh có thể dẫn đến sảy thai.
Bầu đại tiện ra máu tươi có sao không? Mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan trước tình trạng đi ngoài ra máu bởi nó còn tiềm ẩn nguy cơ các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu nên đi thăm khám sớm, xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn cho thai nhi.
Khi mang thai đi đại tiện ra máu phải làm sao?
Thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên việc xử lý các vấn đề sức khỏe sẽ cần cẩn trọng hơn rất nhiều. Bởi nếu điều trị không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Do vậy, mẹ bầu đi đại tiện ra máu có sao không, trước hết cần bình tĩnh và đến các cơ sở y tế để thăm khám, sau đó bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử lý an toàn nhất.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể tham khảo một số biện pháp an toàn hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu dưới đây.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, bệnh trĩ đồng thời giúp cơ thể và thai kỳ khỏe mạnh. Theo đó, mẹ bầu nên bổ sung rau xanh, trái cây trong mỗi bữa ăn hàng ngày; uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày; kiêng đồ cay nóng, dầu mỡ hay thức ăn nhanh để phòng tránh táo bón.
- Tạo thói quen đại tiện đúng giờ
Biện pháp này giúp tạo phản xạ có điều kiện, giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên lựa chọn thời điểm nhất định để đi đại tiện và thông thường sẽ là sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đồng thời, mẹ bầu không nên cố nhịn đại tiện hay cố gắng rặn mạnh vì sẽ càng khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Thường xuyên luyện tập thể thao
Vận động thường xuyên, luyện tập thể thao đều đặn không chỉ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Mẹ bầu cần thường xuyên vệ sinh hậu môn để ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn. Theo đó, mẹ bầu có thể dùng nước ấm rửa vùng hậu môn hàng ngày, nhất là sau khi đại tiện và dùng khăn mềm để lau khô.
Lưu ý: Mẹ bầu tuyệt đối không tự mua thuốc để điều trị tại nhà hoặc áp dụng các mẹo dân gian không có căn cứ khoa học. Việc tự ý điều trị có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là giải đáp của bác sĩ bà bầu đi đại tiện ra máu có sao không cũng như hướng xử lý an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu. Mọi thắc mắc về tình trạng này, mẹ bầu có thể gọi đến số 0243.9656.999 để được các bác sĩ hỗ trợ nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.