Đại tiện ra máu có chất nhầy là bệnh gì, có nguy hiểm không? [Giải đáp]
Đại tiện ra máu có chất nhầy không chỉ gặp ở những người hay bị táo bón mà còn ở những người đang mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm. Do vậy khi bị đi đại tiện ra chất nhầy có máu thì tuyệt đối không nên chủ quan, hãy chú ý triệu chứng để có hướng xử lý kịp thời. Vậy đi ngoài ra chất nhầy có máu là bệnh gì? cách điều trị như thế nào? sẽ được Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng đại tiện ra máu có chất nhầy là gì?
Đại tiện ra máu có chất nhầy là một hiện tượng ở vùng hậu môn trực tràng không hiếm người gặp phải. Khi đó, người bệnh sẽ phát hiện có máu và chất nhầy lẫn trong phân mỗi khi đi đại tiện. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm vón thành cục, chất nhầy có thể có màu vàng, màu trắng.
Bên cạnh triệu chứng đại tiện ra máu và chất nhầy, người bệnh còn có thấy xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Táo bón lâu ngày
- Phân khô cứng và tạo thành cục lớn, khó đi đại tiện.
- Bụng đau âm ỉ, đôi khi có cảm giác nhói ở bụng dưới hoặc vùng đại tràng.
- Hậu môn ngứa ngáy, đau rát.
- Nếu trường hợp nặng có thể bị sốt cao, mệt mỏi…
Hậu môn tiết ra chất nhầy có máu mỗi khi đi đại tiện có thể xuất hiện vài lần rồi tự hết nhưng có thể kéo dài cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành nội soi hậu môn trực tràng, xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả từ đầu.
Đi đại tiện ra máu có chất nhầy là bệnh gì?
Khi bị đại tiện ra máu có chất nhầy kéo dài lâu ngày, không có khuynh hướng thuyên giảm thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh hậu môn trực tràng cần đặc biệt chú ý. Vậy đi ngoài ra máu kèm chất nhầy là bị bệnh gì?
1. Táo bón
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng đi ngoài ra máu có chất nhầy. Táo bón có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trẻ em, người lớn, người già. Táo bón có thể khắc phục tại nhà bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt nhưng nếu trường hợp táo bón lâu năm không điều trị sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn.
- Một số triệu chứng điển hình khi bị táo bón bao gồm:
Tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần. - Có cảm giác tắc nghẽn, cộm vướng ở hậu môn, phải dùng sức rặn mạnh.
- Phân to, cứng, đóng thành cục.
2. Bệnh trĩ
Đại tiện ra máu đau rát hậu môn là một triệu chứng sớm cảnh báo bệnh trĩ. Khi các đám rối tĩnh mạch hậu môn chịu áp lực lâu ngày dẫn đến phồng giãn quá mức, sưng to tạo nên các búi trĩ. Để càng lâu, búi trĩ phát triển càng lớn sa ra ngoài, thậm chí gây tắc mặc, sa nghẹt hậu môn dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu và chất nhầy.
Bệnh trĩ giai đoạn nhẹ, máu chảy ít chỉ dính trên bề mặt phân hoặc trên giấy vệ sinh. Nếu bệnh trĩ nặng, máu chảy nhiều, thậm chí nhỏ giọt hoặc chảy thành tia, đi đại tiện ra chất nhầy màu trắng. Các triệu chứng điển hình khác của bệnh trĩ bao gồm:
- Hậu môn xuất hiện cục thịt thừa, là búi trĩ bị sa xuống.
- Cảm giác đau rát, ngứa ngáy hậu môn.
- Búi trĩ chảy dịch gây ẩm ướt, kích ứng hậu môn.
- Cảm giác tắc nghẽn ở hậu môn, phải cố rặn mạnh khi đi đại tiện.
3. Rò hậu môn
Rò hậu môn là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng đi đại tiện ra chất nhầy màu vàng có máu. Rò hậu môn là biến chứng của apxe hậu môn không điều trị sớm, là sự xuất hiện các đường hầm nhỏ dưới da hậu môn.
Bên cạnh triệu chứng đi đại tiện ra máu có chất nhầy, rò hậu môn còn gây ra một số triệu chứng khác như:
- Đau nhức, sưng phù xung quanh hậu môn
- Hậu môn chảy mủ gây ẩm ướt, khó chịu ở hậu môn.
- Tình trạng nhiễm khuẩn nặng khiến bệnh nhân nóng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi…
4. Polyp trực tràng
Polyp hậu môn trực tràng là sự tăng sinh bất thường của niêm mạc hậu môn trực tràng và hình thành các khối u. Đa phần các khối u này là lành tính nhưng nếu phát triển lớn và không phẫu thuật cắt bỏ sớm thì chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư hóa.
Polyp hậu môn thường chỉ được phát hiện thông qua việc nội soi thăm khám, tuy nhiên nếu gặp một số triệu chứng dưới đây thì đừng loại trừ nguyên nhân là do polyp hậu môn.
- Đại tiện có chất nhầy trắng và chảy máu
- Đau bụng kéo dài
- Bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
- Phân có hình dạng bất thường do khối polyp phát triển lớn gây cản trở đào thải phân.
- Mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược.
5. Ung thư đại trực tràng
Một bệnh lý nguy hiểm, có thể di căn và đe dọa tính mạng khi gặp triệu chứng đi đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh ung thư đại trực tràng. Bệnh lý này có tỷ lệ tử vong cực cao khi mắc phải. Ở giai đoạn đầu, bệnh không gây triệu chứng cụ thể mà khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn mới gây ra một số biểu hiện như:
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, nhất là khi đi đại tiện
- Bụng căng cứng, chướng khó chịu.
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
- Hình thái phân bất thường, thói quen đại tiện thay đổi đột ngột
- Cơ thể xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, uể oải
Ung thư đại trực tràng rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh trĩ, nhất là khi người bệnh đi đại tiện ra chất nhầy có máu. Do đó, người bệnh trước tiên nên đi nội soi hậu môn trực tràng để xác định chảy máu do khối u hay chảy máu từ niêm mạc, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Đi ngoài ra chất nhầy có máu có nguy hiểm không?
Không ít người bệnh vẫn chủ quan khi bị đại tiện ra máu có chất nhầy, không đi thăm khám mà tự mua thuốc về điều trị hay tự áp dụng mẹo dân gian tại nhà mà gặp phải nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy do bệnh lý nếu không sớm điều trị cơ thể bị mất máu, lâu ngày gây thiếu máu mãn tính, cơ thể luôn mệt mỏi, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
Chưa kể đến, đi cầu ra máu có chất nhầy có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng, điển hình là bệnh ung thư đại trực tràng. Do đó, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng khuyến cáo mọi người khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường thì nên đi thăm khám, nội soi hậu môn để điều trị kịp thời.
Cách điều trị đi ngoài ra máu kèm chất nhầy hiệu quả nên biết
Để điều trị hiệu chứng đại tiện ra máu có chất nhầy, trước tiên người bệnh cần thăm khám, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị đại tiện có máu và chất nhầy hiệu quả, phù hợp nhất.
1. Thuốc chữa đại tiện ra chất nhầy có máu
Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể điều trị nội khoa thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc. Một số loại thuốc được kê đơn thường bao gồm:
- Thuốc kháng sinh với trường hợp bị nhiễm khuẩn
- Thuốc chống viêm
- Thuốc nhuận tràng, chống táo bón
- Thuốc hỗ trợ làm bền thành mạch
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
Lưu ý: Thuốc chỉ nên điều trị khi đã qua thăm khám và được bác sĩ chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc không theo đơn điều trị tại nhà để tránh gặp phải các biến chứng không đáng có.
2. Can thiệp ngoại khoa điều trị đi cầu ra máu có chất nhầy
Trường hợp bệnh lý gây đại tiện ra máu có chất nhầy nặng hoặc không đáp ứng thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp thủ thuật, phẫu thuật để điều trị.
- Mắc bệnh trĩ độ 3,4 hay độ 2 nhưng không đáp ứng thuốc cần tiến hành cắt trĩ với phương pháp hiện đại HCPT II để ngăn ngừa tắc mạch, sa nghẹt, hoại tử búi trĩ.
- Polyp trực tràng kích thước lớn.
- Bệnh rò hậu môn cần phẫu thuật loại bỏ mủ để tránh hình thành thêm các đường rò, lỗ rò phức tạp khác.
- Người mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu cũng được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ trực tràng 1 phần hoặc toàn bộ để bảo vệ tính mạng, tránh di căn.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là đơn vị y tế được Sở Y tế cấp phép trong việc thăm khám, điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng, điển hình là bệnh trĩ, rò hậu môn, polyp hậu môn. Quá trình khám bệnh và điều trị được trực tiếp Tiến sĩ. BS Trịnh Tùng, Phó Giáo sư. TS Nguyễn Mạnh Nhâm (Chủ tịch Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam) thực hiện với các phương pháp tiên tiến, hiện đại bậc nhất.
Bên cạnh việc thăm khám sớm và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng đừng quên một số vấn đề sau đây:
- Không được nhịn đại tiện, tập thói quen đại tiện trong 1 khung giờ nhất định mỗi ngày, không ngồi lâu khi đại tiện.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể, ngăn ngừa táo bón.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hay nhiều gia vị.
- Luyện thể thao thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đúng giờ đủ giấc, quan hệ tình dục an toàn, giữ tâm lý thoải mái, tránh stress, áp lực.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về hiện tượng đại tiện ra máu có chất nhầy và cách điều trị hiệu quả từ bác sĩ. Để đặt lịch thăm khám và tư vấn online, xin vui lòng gọi số hotline 0243.9656.999 để được các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.