Vì sao trẻ bị giun kim ngứa hậu môn ban đêm?
Trẻ bị giun kim ngứa hậu môn là một trong những triệu chứng khiến trẻ cực kỳ khó chịu. Thực tế, khi nhiễm loại ký sinh này, sức khỏe của trẻ sẽ bị đe dọa trực tiếp. Vậy thực tế, trẻ nhiễm giun kim có nguy hiểm? Có cách nào hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng ngứa hậu môn ban đêm do giun kim gây ra? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chính xác.
Giun kim là gì và triệu chứng nhận biết
Giun kim là loại giun sở hữu thân hình bé nhỏ, màu trắng, sống ký sinh trong ruột, có thể thấy ở phân hoặc hậu môn của trẻ. Trong đó, giun đực có chiều dài 2 – 5 cm và có gai sinh dục khoảng 70mm. Giun cái có chiều dài 9 – 12mm, vào mùa sinh sản, giun cái đẻ khoảng 4000 – 20.000 trứng, sau khi đẻ xong chúng sẽ chết ngay. Bất cứ trẻ thuộc độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị giun kim và trẻ bị giun kim ngứa hậu môn là triệu chứng điển hình nhất.
Độ tuổi phổ biến của trẻ dễ bị nhiễm giun kim là giai đoạn sơ sinh, độ tuổi mầm non, độ tuổi tiểu học. Nguyên nhân khiến trẻ nhiễm giun kim là do nhiễm ký sinh trùng qua đường ăn uống, nhiễm ký sinh trùng giun kim thông qua các vật dụng trong nhà. Ngoài ra, rất nhiều trẻ có thói quen xấu như: Mút tay, không rửa sạch tay trước khi ăn,…
Việc nắm rõ triệu chứng nhiễm giun kim ở trẻ giúp phụ huynh có cách xử lý và hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả. Cụ thể:
- Xuất hiện ấu trùng giun trong phân của trẻ: Khi trẻ ngứa, khó chịu ở hậu môn, ngoài việc xem trực tiếp, các mẹ cũng có thể kiểm tra xem phân của trẻ có ấu trùng giun kim không. Ngoài ra, trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng: Đi ngoài phân nát hoặc lỏng, có chất nhầy hoặc máu dính trong phân.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Trẻ lười ăn, ăn không tiêu, thường xuyên nôn trớ, đau bụng,…
Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng này, phụ huynh nên kiểm tra ngay để phát hiện kịp thời. Tuyệt đối không để quá lâu, ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
Tại sao nhiễm giun kim ngứa vào ban đêm?
Rất nhiều phụ huynh băn khoăn tại sao trẻ bị giun kim ngứa hậu môn vào ban đêm? Có thể nói, đây là triệu chứng đặc trưng và nổi bật nhất. Cụ thể là sau khi nuốt phải trứng giun kim, trong thời gian 2 – 6 tuần, giun kim trưởng thành và phát triển tại vùng ruột gần hậu môn.
Sau đó, vào ban đêm, giun cái di chuyển ra khỏi hậu môn, đến vị trí xung quanh hậu môn, tại những nếp nhăn của hậu môn để đẻ trứng. Lúc này, ấu trùng giun kim cử động, tiết ra chất nhầy gây ngứa khiến trẻ quấy khóc, khó chịu.
Như vậy, trẻ bị ngứa hậu môn ban đêm là do giun kim cái đẻ trứng tại vị trí xung quanh hậu môn vào ban đêm. Thời điểm này, mẹ có thể quan sát thấy giun kim ở hậu môn của trẻ bằng mắt thường.
Trẻ bị nhiễm giun kim có nguy hiểm không?
Có thể nói, trẻ bị giun kim ngứa hậu môn vào ban đêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Cũng theo các chuyên gia, trẻ nhiễm giun kim thời gian dài, không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng sau:
- Thiếu máu: Trẻ nhiễm giun kim thời gian dài, thường xuyên đối mặt những biến chứng nguy hiểm như đại tiện ra máu, chảy máu hậu môn,… nguy cơ trẻ mất máu và thiếu máu rất cao. Hậu quả là trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,…
- Trẻ chậm lớn: Trẻ nhiễm giun kim thời gian dài, niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương, trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đây là tác nhân khiến trẻ ăn không ngon, biếng ăn, trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng,…
- Nguy hiểm nếu chui vào vùng kín bé gái: Nếu bé gái bị nhiễm giun kim, nguy cơ giun kim sẽ chui từ hậu môn vào âm đạo và gây ngứa. Bé gái có thể bị viêm âm đạo, rối loạn tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt,…
- Nguy cơ trẻ bị viêm ruột thừa: Biến chứng nguy hiểm với trẻ bị giun kim có thể kể đến là tình trạng viêm ruột thừa cấp. Thêm nữa, giun kim đi sang bộ phận khác như bàng quang, thực quản,… tăng nguy cơ viêm nhiễm rất cao.
- Ảnh hưởng thần kinh: Thường xuyên ngứa hậu môn, đau bụng khiến trẻ khó chịu, bứt rứt không yên,… lâu ngày trẻ bị suy nhược thần kinh. Hậu quả là trẻ ngủ ít, ngủ không ngon, hay giật mình, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc về đêm, đái dầm,…
Như vậy cha mẹ đã biết, trẻ bị nhiễm giun kim có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Do đó, cha mẹ ngay khi phát hiện triệu chứng đầu tiên, chủ động chữa trị cho trẻ, tránh trường hợp để kéo dài dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
Hướng dẫn cách điều trị khi trẻ bị nhiễm giun kim
Đầu tiên, khi trẻ bị giun kim ngứa hậu môn cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín. Thông thường, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa.
Hiện nay, có một số thuốc tây y chuyên khoa đặc trị giun kim ở trẻ như thuốc Albendazol, thuốc Mebendazol, thuốc Pyrantel.
Tuy nhiên, trong đó thuốc Albendazol và thuốc Mebendazol chống chỉ định trong điều trị giun kim cho trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân mẫn cảm với Benzimidazole, bệnh nhân nhiễm độc tủy xương, bệnh nhân suy thận, suy gan.
Khuyến cáo: Để đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi sử dụng, cha mẹ cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định kê đơn. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng, giảm liều lượng hay ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình điều trị. Điều này có thể dẫn tới một số tác dụng phụ: Hại gan, hại thận của trẻ, viêm loét dạ dày, kích ứng da khu vực hậu môn,…
Ngoài ra, cha mẹ nên tẩy giun cho trẻ định kỳ 6 tháng/ lần. Hầu hết các loại thuốc giun trên thị trường đều có tác dụng diệt giun kim. Cha mẹ sau 10h tối có thể bắt giun kim cho trẻ bằng băng dính trắng. Vì thời điểm này giun kim chui ra ngoài đẻ trứng.
Thêm nữa, cha mẹ có thể ngâm hậu môn cho trẻ với nước ấm. Điều này hỗ trợ làm dịu vùng da hậu môn bị ngứa. Cách thực hiện: Thả muối hạt, baking soda vào chậu nước ấm, cho trẻ ngâm hậu môn trong đó khoảng 15 – 20 phút.
Lưu ý cách phòng ngừa giun kim hiệu quả
Ngoài việc quan tâm trẻ bị giun kim ngứa hậu môn điều trị bằng cách nào hiệu quả. Cha mẹ cần chú ý phòng ngừa tình trạng này cho trẻ bằng cách thực hiện một số phương pháp sau theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
- Tuyệt đối không để trẻ đưa tay vào miệng cắn, mút,… Nếu trông thấy phải gạt tay trẻ khỏi miệng.
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi
- Thường xuyên cho trẻ rửa tay, cắt tỉa móng tay gọn gàng
- Rửa tay cho trẻ thật sạch với xà phòng sau khi đại tiện và trước khi cho trẻ ăn
- Cha mẹ cần rửa tay và vật dụng thật sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ
- Vệ sinh hậu môn cho trẻ hằng ngày sạch sẽ cũng là giải pháp phòng ngừa giun kim cho trẻ
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, nhà cửa, chăn màn, giường chiếu, quần áo cho trẻ sạch sẽ
- Trẻ từ 2 đến 12 tuổi nên tẩy giun kim theo định kỳ 2 lần/ năm
- Sau khi bắt giun kim cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh tay với xà phòng sạch sẽ
Bài viết đã giải đáp vì sao trẻ bị giun kim ngứa hậu môn vào ban đêm và phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả. Thực tế, trẻ chưa biết cách phát hiện bệnh và phòng ngừa giun kim vì vậy cha mẹ cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin liên quan đến bệnh lý để bảo vệ con mình. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào thắc mắc đến bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được chuyên gia giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.