Đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn là dấu hiệu bệnh gì, có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn xuất hiện cùng nhau có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn trực tràng. Người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng này cần nhanh chóng đi thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Vậy đi cầu ra máu ngứa hậu môn là bệnh gì, nguy hiểm như thế nào?
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn điển hình
Đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn kéo dài khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Theo Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng (Nguyên PGĐ chuyên môn bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), những nguyên nhân điển hình gây tình trạng ngứa hậu môn và đi cầu ra máu bao gồm:
1. Do thói quen sinh hoạt hàng ngày
Thói quen vệ sinh hàng ngày: Không vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng giấy khô ráp để lau hậu môn sau đại tiện gây trầy xước, chảy máu hậu môn.
Dị ứng: Bị dị ứng với xà phòng, chất tẩy rửa khiến vùng da hậu môn bị kích ứng, ngứa ngáy. Nếu gãi liên tục có thể gây chảy máu, ngứa rát, thậm chí nhiễm trùng.
2. Đi cầu ra máu ngứa hậu môn do bệnh trĩ
Là sự căng giãn, phình to quá mức của các búi tĩnh mạch hậu môn, lâu ngày hình thành nên búi trĩ. Đây là bệnh lý phổ biến khi có đến khoảng 55% dân số Việt Nam mắc phải.
Đại tiện ra máu và ngứa hậu môn là triệu chứng sớm, điển hình của bệnh trĩ. Tùy thuộc vào cấp độ bệnh trĩ mà mức độ triệu chứng sẽ khác nhau:
- Bệnh trĩ nhẹ (cấp độ 1, 2): Tình trạng chảy máu nhẹ, máu chỉ dính trên giấy nhưng không thường xuyên. Người bệnh chỉ thấy tức và ngứa hậu môn nhẹ.
- Bệnh trĩ nặng (cấp độ 3,4): Búi trĩ sa xuống hậu môn gây chảy máu nhiều hơn thường xuyên hơn, máu chảy thành tia hoặc nhỏ giọt không chỉ khi đi đại tiện mà cả khi đi lại, ngồi xổm hay vận động kèm hiện tượng đau tức, ngứa rát hậu môn.
Bệnh trĩ không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến thiếu máu mãn tính do chảy máu hậu môn kéo dài; búi trĩ tăng sinh gây sa nghẹt, tắc mạch khiến người bệnh khó đại tiện. Nguy hiểm hơn, búi trĩ sa còn dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tiến triển ung thư hóa.
3. Ngứa hậu môn đi cầu ra máu – Polyp hậu môn
Polyp hậu môn trực tràng là sự xuất hiện các khối u tròn hoặc elip trong trực tràng và ống hậu môn. Theo thời gian, khối polyp phát triển lớn khiến người bệnh thường xuyên bị táo bón, đại tiện khó gây nên các vết thương hở dẫn đến chảy máu và ngứa rát hậu môn.
Ngoài ra, khi bị polyp hậu môn người bệnh còn gặp tình trạng đau quặn bụng, phân có lẫn dịch nhầy, chuyển màu đen lẫn máu.
Polyp hậu môn nếu bị tổn thương, viêm loét lâu ngày vẫn có khả năng cao tiến triển khối u ác tính và chỉ có phẫu thuật cắt polyp hậu môn là phương pháp điều trị duy nhất.
4. Ngứa hậu môn đi ngoài ra máu không đau – Ung thư đại trực tràng
Đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng. Táo bón kéo dài kéo theo tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài, máu có màu đen hoặc tươi và lẫn trong phân.
Đi ngoài ra máu do ung thư đại trực tràng rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ khiến người bệnh chủ quan xem nhẹ, không đi khám và điều trị sớm. Đến khi khối u đã lớn khiến việc đại tiện trở nên khó khăn, thậm chí không thể đại tiện được mới đi khám thì ngã ngửa vì ung thư đại trực tràng.
Bệnh lý là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 hiện nay, do đó người bệnh cần chú ý triệu chứng và đi thăm khám, nội soi hậu môn, từ đó điều trị kịp thời.
5. Đi ngoài ra máu và rát hậu môn do nứt kẽ hậu môn
Đi ngoài ra máu kèm đau rát, ngứa ngáy hậu môn còn có thể do bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra. Nguyên nhân gây nên các vết nứt hậu môn là do táo bón lâu ngày, người bệnh phải “rặn” thường xuyên khiến hậu môn bị rách, sưng tấy, chảy máu. Khi đó, các vết rách rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
6. Đi cầu ra máu và ngứa hậu môn do sa trực tràng
Hiện tượng một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại, lòi ra ngoài nhất là khi đi đại tiện được gọi là bệnh sa trực tràng. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như táo bón ra máu, tiêu chảy kéo dài, khó đại tiện, chảy máu hậu môn và bị ngứa rát.
7. Đi ngoài ra máu ngứa hậu môn do các bệnh xã hội
Những người có quan hệ tình dục đồng giới, quan hệ qua đường hậu môn thường có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất cao. Khi mắc phải các bệnh lý này, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như chảy máu hậu môn, chảy máu hậu môn, ngứa hậu môn, mọc u nhú, mụn thịt ở hậu môn…
Đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn có nguy hiểm không?
Hiện tượng đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần lưu ý triệu chứng, đi thăm khám sớm ngay từ đầu để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
- Đi ngoài ra máu kéo dài khiến cơ thể bị mất máu, suy nhược. Lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu mãn tính, cơ thể xanh xao, dễ ngất xỉu, suy giảm sức đề kháng.
- Gây nhiễm trùng, viêm nhiễm hậu môn. Nếu người bệnh gãi nhiều có thể gây trầy xước, viêm loét niêm mạc hậu môn.
- Ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh bị ám ảnh, không dám đi đại tiện.
- Gây suy giảm chất lượng sinh hoạt, cuộc sống và công việc hàng ngày.
Đi vệ sinh ra máu và ngứa hậu môn phải làm sao?
Đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn cần được thăm khám và tiến hành nội soi hậu môn trực tràng, xác định nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng chảy máu do khối u gây ra hay do tổn thương từ niêm mạc, từ đó bác sĩ mới chỉ định được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc bôi khi ngứa hậu môn, thuốc uống kháng sinh. Các loại thuốc này có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cầm máu đồng thời cải thiện tình trạng ngứa rát hậu môn.
- Can thiệp ngoại khoa: Chỉ định với trường hợp ngứa hậu môn và đại tiện ra máu do bệnh trĩ, polyp hậu môn, sa trực tràng, ung thư đại trực tràng.
- Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, hiện nay Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang sử dụng máy xông nhiệt tiêu viêm hậu môn giúp giảm đau, tiêu sưng, lưu thông khí huyết hậu phẫu, làm sạch dịch tiết, diệt khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng hậu phẫu, rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh.
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần cải thiện chế độ ăn uống, chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày; xây dựng thói quen đại tiện tốt; không ngồi lâu và rặn mạnh khi đại tiện; luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe…để hỗ trợ mang đến hiệu quả chữa trị mong muốn.
Đi ngoài ra máu và ngứa hậu môn là hiện tượng thường gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Để được tư vấn cụ thể hơn về cách chữa, cách phòng ngừa, nhận biết bệnh, xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0243.9656.999 để các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng có thể hỗ trợ bạn nhanh nhất và chính xác nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.