Dấu hiệu rò hậu môn trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?
Dấu hiệu rò hậu môn trẻ sơ sinh là một trong số những vấn đề hàng đầu mà tất cả các bậc cha mẹ phụ huynh đều nên nắm rõ để nếu trong trường hợp trẻ không may có biểu hiện của bệnh lý thì cha mẹ mới có thể phát hiện và cho trẻ đi khám kịp thời. Đã có rất nhiều trẻ nhỏ bị rò hậu môn khiến phụ huynh phải lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì sợ sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng tới.Vậy hãy cùng các chuyên gia đi tìm xem triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh bị rò hậu môn là gì nhé.
Dấu hiệu rò hậu môn trẻ sơ sinh là gì?
Dấu hiệu rò hậu môn trẻ sơ sinh đa phần là khó phát hiện hơn ở người lớn nhưng nếu cha mẹ chỉ cần để tâm tới trẻ đặc biệt hơn một chút thì cũng có thể nhận thấy . Rò hậu môn là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến ở người lớn và trẻ sơ sinh cũng là một trong những đối tượng có thể mắc phải căn bệnh phiền toái này.
Như chúng ta cũng biết hậu môn chính là cơ quan để đào thải phân ra khỏi cơ thể, khi có sự xuất hiện rãnh nhỏ giữa phần cuối ruột với phần da gần hậu môn thì đó gọi là rò hậu môn. Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể là do bị apxe hậu môn chưa được điều trị gây nhiễm trùng gây tích mủ ở tuyến cơ thắt trực tràng.
Mô mềm quanh ống hậu môn và trực tràng bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây áp xe hậu môn, các khối áp xe ngày càng lớn và vỡ ra chảy mủ, cứ thế tái lại nhiều lần sẽ gây ra rò hậu môn. Bên cạnh đó là một số những yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bị rò hậu môn như táo bón mãn tính, rặn mạnh khi đại tiện khiến hậu môn bị rách và dẫn tới sự hình thành các lỗ rò.
Cũng giống như rò hậu môn ở người lớn, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh chia thành nhiều mức độ khác nhau: rò hoàn toàn, rò không hoàn toàn, rò đơn giản, rò phức tạp, rò trong cơ thắt, rò ngoài cơ thắt, rò qua cơ thắt. Để có thể nhận biết sớm bệnh lý này ở trẻ, cha mẹ có thể dựa trên những triệu chứng rò hậu môn ở trẻ điển hình sau đây:
- Vùng da quanh hậu môn xuất hiện hiện khối sưng cứng và mưng mủ, trẻ bị đau khi tình trạng này cứ tái diễn nhiều lần và gây chảy dịch vàng.
- Đại tiện thấy phân có máu/ mủ
- Hậu môn ngứa ngáy, sưng to khó chịu, đau đớn khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú
- Hậu môn có mùi hôi, khi đi tiêu thấy kèm máu, mủ
- Cơ thể sốt cao do nhiễm trùng nặng
- Với những trẻ bị rò hậu môn bẩm sinh thì thường sẽ không nhận thấy tình trạng áp xe hậu môn trước đó, mà lỗ rò đã tự có từ khi trẻ sinh ra
Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường trên đây, cha mẹ cần chủ động đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay và luôn để có hướng điều trị kịp thời.
Dấu hiệu rò hậu môn trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Những dấu hiệu rò hậu môn trẻ sơ sinh đều có khả năng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới tâm lý của trẻ, sức khỏe của trẻ, sự phát triển của trẻ. Nếu cha mẹ cứ chủ quan với những triệu chứng của bệnh lý có thể sẽ khiến trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Gây nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng: khi hậu môn của trẻ bị sưng tấy, các lỗ rò có hiện tượng chảy dịch mủ và lở loét sẽ khiến sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng, cơ thể dần bị suy nhược bởi những cơn đau thường xuyên gây ra.
- Các đường rò lỗ rò dần tăng lên: Trẻ sơ sinh vốn dĩ cơ thể còn rất non nớt và nhạy cảm nên khi lỗ rò không được khắc phục sớm, mức độ nhiễm trùng nặng thì khả năng sẽ hình thành nên nhiều lỗ rò mới hoặc tái phát lại những đường rò cũ, thậm chí gây lây lan tới bàng quang, niệu đạo, trực tràng.
- Gây rò hậu môn mãn tính: bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hay chính là giai đoạn mãn tính thì khi đó việc chữa trị cho trẻ cũng khó khăn hơn nhiều.
- Có nguy cơ bị ung thư hậu môn: khi cơ thể bị suy nhược do phải chịu nhiều đau đớn sẽ khiến hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Đây chính là cơ hội để các tác nhân gây hại dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm diện rộng thậm chí tăng khả năng bị ung thư hậu môn.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị rò hậu môn
Khi nhận thấy dấu hiệu rò hậu môn trẻ sơ sinh cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà bằng những loại thuốc bôi, thuốc đắp không theo đơn, không rõ nguồn gốc. Điều mà cha mẹ nên làm đó là đưa trẻ đi thăm khám và tham khảo ý kiến, lắng nghe sự tư vấn của chuyên gia y tế để có cách khắc phục đảm bảo an toàn và sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Những biểu hiện cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám ngay:
- Trẻ quấy khóc, không ăn, sốt cao
- Đi tiêu bất thường
- Hậu môn đỏ, sưng, chảy dịch mủ, chảy máu
- Nôn ói liên tục
Với trẻ sơ sinh việc dùng bất cứ loại thuốc nào hay can thiệp ngoại khoa cũng đều là điều không nên. Phương pháp thường được ưu tiên hơn hết ở trẻ đầu tiên đó là vấn đề vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ, với quá trình này cha mẹ có thể ngâm hậu môn cho trẻ bằng dung dịch nước muối ấm đã được pha theo tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn trong khoảng 5 phút. Trẻ cần được thực hiện vệ sinh hậu môn mỗi ngày và sau mỗi đi đại tiện. Sau khi vệ sinh vùng hậu môn xong cần dùng khăn khô sạch, mềm thấm khô sau đó mới mặc tã cho trẻ.
Với phương pháp chích rạch lấy mủ điều trị tình trạng rò hậu môn cho trẻ chỉ được áp dụng khi đã áp dụng những phương pháp khác mà không thành công. Đó là những trẻ đã bị nhiễm trùng lan rộng, sưng mủ, chảy dịch mủ hôi thối. Và sau điều trị cha mẹ cũng cần chú ý vệ sinh chăm sóc vết thương cho trẻ đúng cách để cơ thể nhanh được phục hồi.
Nói chung dù rò hậu môn ở trẻ nhỏ ở mức độ nặng hay nhẹ thì cũng đều tác động tiêu cực tới sức khỏe của trẻ chính vì vậy nên mỗi cha mẹ cần phải có những kiến thức về cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh làm sao để trẻ không gặp phải bệnh lý này:
- Hãy thay tã thường xuyên cho trẻ, sử dụng tã bỉm khi vùng kín và vùng hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ và lau khô để vi khuẩn gây hại không có cơ hội tấn công.
- Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ được sử dụng sữa công thức thì cha mẹ cần lựa chọn loại nào phù hợp tốt nhất để tránh gây tình trạng táo bón.
- Mặc cho trẻ những loại quần áo làm bằng chất liệu vải thoáng mát, thoải mái.
- Nếu trẻ đang sử dụng nguồn sữa từ mẹ thì người mẹ cần kết hợp sử dụng nhiều loại rau củ quả trái cây hơn nhưng vẫn đảm bảo cơ thể được cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
Dấu hiệu rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là những dấu hiệu cần đáng chú ý bởi đó là vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Các phụ huynh cần lưu ý khi nhà có trẻ nhỏ phải quan tâm đến trẻ hơn, đừng vị sự chủ quan của bản thân mà khiến trẻ gặp phải những vấn đề không đáng có.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.