Thắc mắc: Có cách nào chữa rò hậu môn tại nhà không?
Chữa rò hậu môn tại nhà có khỏi không là một trong nhiều thắc mắc thường được gửi tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Bệnh rò hậu môn gây ra đau đớn, khó chịu, hơn nữa khiến bệnh nhân xấu hổ, tự ti, do đó nhiều người muốn tự điều trị tại nhà. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách điều trị rò hậu môn tại nhà hiệu quả nhé.
Khi nào cần chữa rò hậu môn tại nhà?
Để biết khi nào cần chữa rò hậu môn tại nhà, có nên hay không, chúng ta hãy cùng điểm qua một số thông tin cần biết về căn bệnh này.
Rò hậu môn là một loại viêm nhiễm xảy ra ở các mô và tuyến quanh hậu môn – trực tràng. Nếu không được điều trị kịp thời, các ổ viêm sẽ tiến triển thành apxe, sau này vỡ ra sẽ để lại các lỗ rò, đường rò.
Một số triệu chứng rò hậu môn mà bạn cần lưu ý:
- Hậu môn đau, sưng.
- Tiết dịch kèm mủ hoặc máu, có mùi hôi từ lỗ rò, sau khi chảy dịch cơn đau có thể sẽ giảm bớt.
- Kích ứng da, nang lông quanh hậu môn do rò dịch.
- Đau đớn, chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
- Sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi khi lỗ rò bị nhiễm trùng.
Một khi đường rò hình thành sẽ không ngừng bị nhiễm khuẩn từ phân bên trong trực tràng, do đó điều trị rò hậu môn bằng thuốc hay các mẹo dân gian tại nhà sẽ không mang lại hiệu quả. Cách khả quan nhất là áp dụng phương pháp ngoại khoa để làm sạch, đóng kín đường rò đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến chức năng cơ thắt. Dù vậy, việc chăm sóc hậu phẫu cho tới khi lỗ rò hậu môn đóng kín là vô cùng quan trọng để đạt thành công trong điều trị.
Các cách hỗ trợ điều trị rò hậu môn tại nhà
Như đã đề cập ở trên, không có cách nào có thể chữa rò hậu môn tại nhà mà người bệnh chỉ có thể thực hiện việc chăm sóc sau điều trị đúng cách để giúp vết mổ nhanh lành, hạn chế nhiễm trùng hoặc tái phát. Dưới đây là những kinh nghiệm chữa rò hậu môn đơn giản tại nhà.
Giảm đau, chống nhiễm trùng sau điều trị
Bác sĩ sẽ chỉ định một vài loại thuốc kháng sinh hoặc giảm đau, dạng uống hoặc bôi để chăm sóc vết mổ. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về liều lượng và số lần sử dụng trong ngày để đảm bảo hiệu quả giảm đau, chống nhiễm khuẩn.
Giữ vệ sinh vết mổ rò hậu môn
Bạn cần giữ vết thương sạch sẽ, khô ráo bằng cách chọn quần lót, trang phục thoải mái và thoáng khí, có thể dùng băng mềm thấm hút tốt để lót lên quần. Bạn cũng cần thay quần lót hoặc băng thường xuyên.
Vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ rồi thấm khô bằng khăn sạch, có thể dùng povidone iodine 3-5% để sát khuẩn hậu môn vài ngày sau khi mổ.
Ngâm hậu môn với nước ấm
Ngồi ngâm hậu môn vào nước ấm thường được các bác sĩ khuyến nghị đối với người bệnh sau khi phẫu thuật rò hậu môn bởi nước ấm có công dụng kích thích lưu thông mạch máu, nhờ đó tiêu viêm, giảm sưng đau và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Để thực hiện, bạn nên sử dụng một chiếc chậu sạch, vừa đủ rộng để ngồi vào và ngâm hậu môn. Bệnh nhân chỉ cần ngâm hậu môn vào nước ấm từ 3-4 lần một ngày, mỗi lần chỉ nên ngâm 10 phút, không nên lạm dụng.
Uống đầy đủ nước
Để bảo vệ và hỗ trợ vết mổ rò hậu môn phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc nhuận tràng, làm mềm phân trong tuần đầu hậu phẫu. Tuy vậy, bạn vẫn cần chủ động phòng ngừa táo bón bằng cách uống đủ nước để đào thải độc tố, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn.
Bạn nên uống nước lọc hoặc nước ép trái cây, rau củ tươi, không nên uống nước ngọt, nước có ga, thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích vì chúng dễ khiến bạn bị táo bón.
Cân đối thực đơn hàng ngày
Sau khi phẫu thuật, bạn cần cân đối chế độ dinh dưỡng để hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, tránh ảnh hưởng đến vết thương đang hồi phục, cụ thể:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,… để chống táo bón, tăng cường sức đề kháng, phục hồi nhanh hơn.
- Dung nạp đủ chất đạm dễ tiêu hóa như thịt gà và cá theo nhu cầu của cơ thể.
- Bổ sung chất béo tốt từ các loại hạt và dầu thực vật.
- Ngày đầu hậu phẫu, bệnh nhân có thể ăn cháo, súp để dễ hấp thu. Từ ngày tiếp theo, bạn có thể ăn uống bình thường nhưng lưu ý chỉ tiêu thụ lượng vừa đủ tinh bột, thịt hoặc rau củ để tránh bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu.
Người bệnh cần tránh dung nạp một số loại thực phẩm như sau:
- Đồ nếp, hải sản, thức ăn cay nóng đều là những nhóm thực phẩm có thể khiến người bệnh khó tiêu hoặc dị ứng, dẫn đến kích ứng, mưng mủ vết mổ.
- Đồ hộp, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích,… bởi chúng vừa ít dinh dưỡng vừa chứa nhiều chất béo không tốt.
Sau phẫu thuật rò hậu môn, không chỉ ngăn ngừa táo bón mà người bệnh cũng cần quan tâm đến việc phòng tránh tiêu chảy bằng cách ăn uống hợp vệ sinh, không ăn đồ tươi sống.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh sau khi phẫu thuật
Việc rèn luyện hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh không chỉ cần thiết để chăm sóc hậu phẫu đạt hiệu quả mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa của người bệnh khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh đường ruột hoặc hậu môn – trực tràng khác, đặc biệt là trĩ. Vì vậy, bạn nên xây dựng và duy trì các thói quen dưới đây:
- Tập thói quen đi vệ sinh nặng vào khung giờ cố định hàng ngày để hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng.
- Khi có nhu cầu đi đại tiện thì cần giải quyết ngay vì phân bị giữ lại trong trực tràng càng lâu sẽ càng khô cứng, khiến người bệnh phải rặn mạnh, tạo áp lực cho hậu môn.
- Tránh các thói quen xấu khiến hậu môn – trực tràng bị chèn ép như ngồi, đứng quá lâu một vị trí hoặc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.
- Vận động, tập thể dục điều độ, vừa sức để hỗ trợ nhu động ruột và tăng cường sức khỏe.
Chữa rò hậu môn tại địa chỉ nào ở Hà Nội?
Ngoài thắc mắc về các cách chữa rò hậu môn tại nhà, chắc hẳn bạn cũng băn khoăn không biết đâu là địa chỉ chữa rò hậu môn ở đâu tốt nhất tại Hà Nội.
Được đông đảo bệnh nhân tin tưởng, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chính là cơ sở y khoa uy tín, chất lượng mà người bị rò hậu môn nên tìm tới để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tại đây, các y bác sĩ với tay nghề chuyên môn giỏi đã và đang áp dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT II trong điều trị rò hậu môn, mang lại độ an toàn và hiệu quả cao.
Kỹ thuật này sử dụng nhiệt sinh ra từ sóng cao tần, tác động vào các tổ chức viêm, đường rò, lỗ rò nhằm diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, thúc đẩy tế bào mới sản sinh. Nhờ đó, người bệnh ít phải chịu đau đớn, vết thương nhanh lành hơn và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ để kiểm tra vết mổ hoặc tiến hành các bước điều trị tiếp theo để tránh tái phát bệnh rò hậu môn.
Có thể nói, người bệnh không nên tự ý chữa rò hậu môn tại nhà mà nên tới các cơ sở y tế uy tín để được khám chữa càng sớm càng tốt. Sau khi điều trị, bạn cần giữ gìn vệ sinh, tránh tình trạng táo bón để ngăn bệnh tái phát. Nếu bạn còn câu hỏi nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ 0243.9656.999 để được hỗ trợ ngay.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.