Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu: Triệu chứng và cách điều trị

Ngày 24/11/2023

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu chưa quá nguy hiểm, nếu phát hiện và điều trị ngay sẽ cho hiệu quả cao và tránh được những ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa về bệnh giang mai giai đoạn đầu ở nữ giới giúp chị em sớm phát hiện và thăm khám kịp thời.

Đặc điểm bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu đa phần xuất hiện trong vòng 3-6 tuần (có thể từ 10-90 ngày) sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng này có thể tự biến mất sau khoảng 4-8 tuần thậm chí bệnh nhân không phát hiện ra nhưng ở giai đoạn này tính lây nhiễm của giang mai rất mạnh.

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu là gì?

Giang mai là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm có tốc độ lây lan nhanh và do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai thường lây lan khi bạn tiếp xúc với săng giang mai của người bệnh thông qua hoạt động tình dục (âm đạo, miệng, hậu môn) hoặc dùng chung đồ cá nhân chứa dịch máu mủ của người bệnh…

Bệnh giang mai giai đoạn đầu ở nữ giới gọi là giai đoạn cơ cấp là sự xuất hiện các vết loét nhỏ không đau – có tên là săng giang mai, thời gian phát triển trung bình khoảng 3 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

Săng giang mai ở nữ giới có thể xuất hiện trong âm đạo, môi lớn, môi bé, bẹn háng hoặc cổ tử cung, hậu môn. Trong vòng 3-6 tuần, săng giang mai có thể tự lành không để lại sẹo nhưng nếu bỏ qua không điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn 2.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu

Dấu hiệu điển hình của bệnh giang mai giai đoạn đầu nữ giới là sự xuất hiện của săng giang mai. Săng xuất hiện chỉ khoảng 3-4 tuần và sẽ tự biến mất, số lượng ít ngay tại vị trí tiếp xúc nguồn lây nhiễm.

Hình dạng săng giang mai chủ yếu biểu hiện trên da, là các vết loét trợt nông hình bầu dục hoặc là hình tròn, không có gò, bờ chắc, có màu đỏ như thịt với kích thước từ 0,3-3cm. Điểm đặc biệt, săng giang mai không ngứa, không đau và không sưng mủ nên rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác, chủ quan không thăm khám và điều trị.

Săng giang mai có thể xuất hiện đi kèm tình trạng viêm hạch lân cận. Các bác sĩ cho biết, sau khi săng xuất hiện khoảng ngày ở bộ phận sinh dục thì các hạch lân cận sẽ bị sưng viêm và chụm lại. Nếu kiểm tra kỹ sẽ thấy nổi khối hạch lớn hơn bất thường, không đau, không chứa mủ và có thể di động – gọi là hạch chúa.

Săng giang mai có thể tự lành nhưng không đồng nghĩa rằng bệnh giang mai đã khỏi. Nếu giang mai giai đoạn đầu không được điều trị sẽ tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2 với mức độ nguy hiểm nghiêm trọng hơn.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu ở nữ có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho sức khỏe bao gồm:

  • Chuyển sang giai đoạn 2: Săng giang mai sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 2, là những nốt sẩn giang mai và nổi hạch. Khi đã phát triển đến giai đoạn này sức khỏe của người bệnh sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, phác đồ điều trị cũng phức tạp hơn và khó chữa hơn.
  • Gia tăng nguy cơ lây nhiễm: Săng giang mai có tính lây nhiễm rất cao, nếu không điều trị sớm có thể lây bệnh cho bạn tình, người thân trong gia đình.
  • Biến chứng sản khoa: Phụ nữ mang thai mắc giang mai có thể lây bệnh cho con thông qua nhau thai, tăng nguy cơ lưu thai, nhiễm trùng ối, sảy thai…Trẻ sinh ra (sinh thường) dễ nhiễm giang mai bẩm sinh, kém phát triển, suy dinh dưỡng, mù lòa hoặc mắc bệnh tim bẩm sinh…
  • Dễ mắc các bệnh xã hội khác: người nhiễm giang mai sẽ có nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hơn bình thường.

Phòng ngừa và cách điều trị bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu

Việc phát hiện bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng, là điều kiện giúp quá trình điều trị về sau đơn giản và hiệu quả hơn. Do đó các bác sĩ khuyến cáo nếu có bạn tình nhiễm bệnh, có quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh hay nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu có thể tiến hành chẩn đoán thông qua kết quả xét nghiệm máu và quan sát triệu chứng nhiễm trùng trên da. Nếu có vết loét, các bác sĩ sẽ tiến hành lẫu mẫu từ vết loét, đem đi xét nghiệm để tìm sự có mặt của xoắn khuẩn giang mai.

Bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bằng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ kháng sinh Penicillin, là nhóm kháng sinh đặc hiệu có khả năng tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai và hiệu quả với hầu hết các giai đoạn bệnh.

Với trường hợp người bệnh nhiễm giang mai nhưng bị dị ứng với Penicillin, các bác sĩ sẽ tiến hành giải mẫn cảm với Penicillin hoặc thay thế bằng nhóm kháng sinh khác nhau doxycycline, tetracycline hay erythromycin…Phác đồ tham khảo cụ thể như sau:

  • Benzathin penicilin G: 2.400.000 đơn vị, chia làm 2, mỗi bên mông sẽ là 1.200.000 đơn vị, tiêm bắp sâu liều duy nhất.
  • Penicillin procain D: Tổng liều là 15.000.000 đơn vị, liều tiêm mỗi ngày là 1.000.000 đơn vị chia 2 lần, sáng chiều lần lượt là 500.000 đơn vị.
  • Benzyl penicillin G (hòa tan trong nước): Tổng liều điều trị 30.000.000 đơn vị, mỗi ngày tương ứng 1.000.000 đơn vị và chia thành nhiều lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ sử dụng 100.000-150.000 đơn vị.

Lưu ý: Áp dụng 1 trong 3 phác đồ với thứ tự ưu tiên, tuy nhiên trong mọi trường hợp cần thăm khám trực tiếp và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tham khảo và tự ý áp dụng để tránh gây ra những rủi ro không đáng có.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh giang mai, hãy chủ động thực hiện các biện pháp an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

  • Luôn sử dụng bao cao su, quan hệ bằng miệng cũng cần sử dụng biện pháp vì giang mai có thể lây truyền khi quan hệ tình dục cả bằng miệng, hậu môn hay âm đạo.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, quan hệ chung thủy chỉ 1 bạn tình.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục sau mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Không dùng đồ cá nhân chung với người khác, nhất là người có nguy cơ cao, người nghi ngờ nhiễm giang mai.
  • Dừng hoạt động tình dục nếu nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh hoặc có triệu chứng của bệnh.
  • Chủ động thực hiện thăm khám định kỳ, sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang mong con cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để tránh trường hợp nhiễm bệnh mà không biết, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho con.

Trên đây bài viết đã giải đáp các thông tin về bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu, về cách nhận biết, đặc điểm và cách điều trị phòng ngừa bệnh tốt nhất. Chị em có băn khoăn cần giải đáp, vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 hoặc liên hệ chát với bác sĩ để được hỗ trợ.

Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.

Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.

Bác sĩ CK II khoa Ngoại tiêu hóa

Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa, trong đó có 7 năm giữ chức vụ Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa - bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội và 8 năm đương nhiệm chức vụ PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương.

Đặt hẹn bác sĩ
  • BS.CKI Ngô Việt Thành

    Chuyên khoa: Ngoại – Tiết niệu

    Chuyên gia y tế quốc tế và công tác tại Cộng Hòa Angola.

    Phó khoa Ngoại tại bệnh viện Phổi Trung Ương.

    2216 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKII Trịnh Tùng

    Chuyên khoa: Ngoại khoa

    Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn

    Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW

    Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng

    3647 lượt đặt Đặt hẹn ngay
  • BS.CKI Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa: Sản phụ khoa

    Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

    Hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.

    Gương mặt bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc năm 2020.

    4258 lượt đặt Đặt hẹn ngay
Phản hồi của bệnh nhân phòng khám
ANH NGÔ VĂN THUẬN Lái xe taxi - Thái Nguyên
Tôi bị trĩ nội ám ảnh suốt 1 năm trời không biết kể khổ cùng ai. Cuối cùng không chịu được nữa, nhờ có sự động viên và sự tận tình chữa trị của các bác sỹ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội mà tôi đã không còn bị trĩ nữa. Niềm vui này chỉ biết chia sẻ cùng nhân viên phòng khám và những người cũng đang bị như tôi, chúc mọi người sớm khỏi bệnh!
CHỊ LÊ NGỌC BÍCH Kế toán - Hưng Yên
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.
ANH NGUYỄN VĂN HÒA Công nhân - Nam Định
Công việc của tôi khá vất vả, thường xuyên bê vác vật nặng nên sau khi bị đi ngoài ra máu, tôi đã đi khám tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội và được biết mình bị trĩ ngoại cấp độ 2. Và thật may mắn sau 9 tháng điều trị tôi không hề thấy dấu hiệu của bệnh trĩ tái phát. Rất cảm ơn các bác sỹ và chúc mọi người cũng được may mắn như tôi!
CHỊ PHẠM THANH TÂM NV thu ngân - Hà Nội
Tôi bị đi ngoài ra máu trong 1 thời gian và đã dùng nhiều loại thuốc tây y, đông y nhưng đều không khỏi hẳn, càng ngày đi đại tiện càng đau. Trong một lần tìm trên mạng, tôi đã được Bác sỹ tư vấn và đến thăm khám điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng Hà Nội. Sau điều trị bệnh tình của tôi đã khỏi hoàn toàn, rất cảm ơn các bác sỹ.