Bệnh giang mai ở vùng kín có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?
Bệnh giang mai ở vùng kín và những thông tin liên quan hiện đang rất được quan tâm. Bởi, căn bệnh này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, để hiểu thêm về giang mai vùng kín, bạn đọc hãy cùng tham khảo những chia sẻ chuyên môn đến từ các bác sĩ bệnh xã hội dưới đây.
Bệnh giang mai ở vùng kín có gì nguy hiểm đối với sức khỏe?
Muốn biết những tác hại của bệnh giang mai ở vùng kín, bạn đọc cần hiểu rằng, giang mai là bệnh xã hội có khả năng lây lan với tốc độ “chóng mặt”, đa số là thông qua đường tình dục. Chính vì lẽ đó, các đối tượng hành nghề mại dâm hoặc thường xuyên sinh hoạt tình dục không an toàn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Nếu không phát hiện và điều trị giang mai kịp thời, những tác hại của bệnh đối với cơ thể là rất nghiêm trọng, do ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan nội tạng và đe dọa cả tính mạng người bệnh, cụ thể như sau:
- Tổn thương mất thẩm mỹ
Bệnh giang mai có thể gây ra nhiều biến dạng trên cơ thể và khiến người bệnh vô cùng mặc cảm, tự ti, điển hình là sự xuất hiện của các củ hoặc gôm giang mai.
Củ giang mai là những mụn thịt trơn hình vòng tròn, nổi lên bề mặt da, màu hồng đỏ, không gây cảm giác đau ngứa, đôi khi bong vảy. Các tổn thương này thường xuất hiện ở trên da hoặc niêm mạc tại các vị trí như mắt, miệng, mặt, vùng kín, hậu môn, sau đó có thể loét ra và gây hoại tử.
Gôm giang mai dạng u tròn, có bề mặt sần sùi sẽ mọc rải rác thành các mảng lớn trên da cổ, lưng hoặc cơ và xương của người bệnh. Các gôm khi mới xuất hiện thường cứng nhưng về lâu dài sẽ mềm ra và chảy mủ.
- Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác
Những vết loét do bệnh giang mai hình thành sẽ tạo cơ hội để các mầm bệnh khác dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây bệnh. Vì vậy, người bị nhiễm giang mai cũng có nguy cơ cao bị lây các bệnh lý đường tình dục khác như HIV, mụn rộp sinh dục. lậu, sùi mào gà,…
- Rối loạn tiểu tiện
Bệnh nhân giang mai cũng có thể chịu tổn thương trực tiếp đến khả năng tiểu tiện của họ. Người bệnh sẽ cảm thấy mót tiểu nhiều hơn bình thường, bí tiểu hoặc tiểu tiện không kiểm soát.
- Nguy hiểm cho thai phụ
Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh giang mai, các biến chứng có thể sẽ vô cùng nghiêm trọng. Xoắn khuẩn giang mai không chỉ có nguy cơ lây truyền sang con, mà còn dễ khiến thai phụ bị sinh non, sảy thai, chết lưu thai, thậm chí trẻ tử vong ngay sau khi sinh ra.
Những con đường nào lây truyền bệnh giang mai vùng kín?
Bệnh giang mai ở vùng kín hay còn gọi là giang mai đường sinh dục, thường do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể gây ra.
Khuẩn bệnh giang mai khu trú trong dịch tiết và các tổn thương tại cơ quan sinh dục. Các chuyên gia bệnh xã hội, giang mai ở vùng kín có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
- Quan hệ tình dục
Thông thường, niêm mạc vùng kín ở người bị giang mai sẽ xuất hiện những tổn thương chứa khuẩn bệnh. Do đó, khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh thông qua quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
- Tiếp xúc gián tiếp
Tuy trường hợp hiếm gặp nhưng lây nhiễm giang mai gián tiếp vẫn có khả năng xảy ra khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ dùng cá nhân chứa xoắn khuẩn giang mai mà người bệnh từng sử dụng như khăn tắm, quần lót…
- Lây qua truyền máu
Xoắn khuẩn giang mai lây truyền từ người sang người qua truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm là con đường nguy hiểm hơn cả. Bởi, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng của bệnh giang mai thay vì các biểu hiện giai đoạn đầu.
- Lây từ mẹ sang con
Trẻ em có thể bị lây nhiễm giang mai từ khi được sinh ra qua đường âm đạo do người mẹ đã mắc bệnh trước đó.
Đâu là những dấu hiệu giang mai vùng kín cho thấy cần đi khám?
Theo các chuyên gia, bệnh giang mai ở vùng kín có thể chữa được với điều kiện, xoắn khuẩn giang mai chưa thâm nhập quá sâu vào cơ thể và phá hủy các cơ quan nội tạng của người bệnh.
Theo đó, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được làm xét nghiệm ngay nhằm phát hiện bệnh giang mai từ giai đoạn đầu, ngay khi cơ thể có những triệu chứng bất thường dưới đây:
- Xuất hiện nhiều vết loét nhỏ và không có cảm giác đau đớn ở khu vực niêm mạc âm đạo, dương vật, xung quanh hậu môn và cả vùng miệng.
- Tại lòng bàn tay và bàn chân bắt đầu có các nốt phát ban hoặc mẩn đỏ nổi lên.
- Xuất hiện các nốt sần hơi giống mụn cóc ở hậu môn hoặc vùng kín của cả nam và nữ giới.
- Những mảng trắng bất thường xuất hiện trong khoang miệng.
- Triệu chứng kèm theo có thể bao gồm sốt cao, đau bẹn, đau đầu, nổi hạch ở vùng nách và bẹn…
Bị giang mai vùng kín nên đi thăm khám ở địa chỉ nào thì uy tín?
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi mắc bệnh giang mai ở vùng kín như viêm loét, chảy mủ ở bộ phận sinh dục, phát ban trên da hoặc niêm mạc, đau khớp, đau mỏi cơ, nổi hạch sưng… người bệnh nên đi khám và xét nghiệm để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị hiệu quả.
Hiện nay, nhắc đến địa chỉ khám bệnh giang mai uy tín và chất lượng tại thủ đô thì không thể bỏ qua Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Phòng khám được trang bị hệ thống máy móc y tế hiện đại, tiên tiến, cũng như hội tụ các y bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị các bệnh lý lây qua đường tình dục.
Tại đây, người bệnh sẽ được tận hưởng chất lượng dịch vụ y tế tốt, thủ tục khám bệnh tinh gọn, kết quả xét nghiệm nhanh chóng và được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Cụ thể, quy trình thăm khám bệnh giang mai tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng bao gồm những bước sau đây:
- Bước 1: Đăng ký đặt lịch hẹn thăm khám bằng cách gọi điện hoặc nhắn zalo đến số hotline 0243.9656.999 hoặc nhấp chuột vào khung chat trên trang web của phòng khám.
- Bước 2: Người bệnh gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn trực tiếp. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về tiền sử bệnh lý, triệu chứng hiện tại và các yếu tố liên quan. Đồng thời, bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra bộ phận sinh dục để tìm ra các dấu hiệu lâm sàng của bệnh giang mai.
- Bước 3: Người bệnh được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chức năng và tầm soát bệnh giang mai tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ sau khi tiến hành thăm khám.
- Bước 4: Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm tầm soát giang mai, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn cho người bệnh phác đồ điều trị giang mai hiệu quả.
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh biện pháp chăm sóc bản thân, dặn dò các lưu ý cần tuân thủ như như kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị và khuyến cáo người bệnh thông báo cho bạn tình để cùng đi khám và xét nghiệm để phòng ngừa bị lây nhiễm bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh giang mai ở vùng kín, hy vọng bài viết này có thể giúp bạn đọc biết cách xử lý phù hợp nếu chẳng may mắc phải căn bệnh quái ác này. Mọi thắc mắc nào khác về vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để nhận hỗ trợ từ các chuyên gia.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.