Bệnh giang mai giai đoạn 3: Những điều cần biết
Bệnh giang mai giai đoạn 3 là giai đoạn cuối cùng của giang mai, thời kỳ các triệu chứng nhiễm trùng vết loét không quá rõ ràng nhưng lại có tính ăn sâu, phá hủy tổ chức. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, phủ tạng trong cơ thể bị tấn công và tàn phá và có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là tổng hợp thông tin cần biết về bệnh giang mai ở giai đoạn 3 giúp người bệnh sớm chủ động thăm khám và điều trị.
Đặc điểm của bệnh giang mai giai đoạn 3
Bệnh giang mai giai đoạn 3 là giai đoạn tiếp nối của giai đoạn 1,2 và cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Xoắn khuẩn giang mai vẫn đang tấn công trong cơ thể nhưng có thể không còn biểu hiện nhiễm trùng trên da như các giai đoạn trước và sẽ mang tính tấn công sâu, phá hủy phủ tạng.
Giai đoạn 3 bệnh giang mai thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Chúng có thể tấn công vào tim, não, hệ thần kinh, hệ xương khớp…có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là hết phần đời còn lại, khi nội tạng bị phá hủy có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân chính gây bệnh giang mai ở giai đoạn 3 là do bệnh giang mai giai đoạn 1,2 không điều trị kịp thời. Con đường lây lan chính vẫn là quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với máu, dịch chứa xoắn khuẩn giang mai của bệnh nhân.
Tổng hợp dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 3 theo từng loại
Nếu như giang mai giai đoạn 1,2 chủ yếu là các dấu hiệu nhiễm trùng ngoài da thì ở giai đoạn 3, các dấu hiệu giang mai không còn quá rõ ràng bên ngoài mà sẽ là tình trạng ăn sâu phá hủy cơ thể. Tùy vào các dạng khác nhau mà các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 3 cũng sẽ được nhận biết khác nhau.
Bệnh giang mai giai đoạn 3 – Gôm giang mai
Gôm giang mai ở giai đoạn đầu có cấu trúc là khối tròn cứng, có ranh giới bờ rõ ràng với vùng da ở xung quanh. Lâu dần, gôm giang mai mềm đi, chuyển từ bề mặt da sang ăn sâu bên trong niêm mạc, người bệnh có thể thấy tình trạng đỏ tẩy và không còn di động.
Sau khi gôm giang mai chuyển mềm sẽ tiết dịch mủ dai như gôm kẹo cao su và bị loét ra, hình thành vùng nông tròn, dày và chứa đầy máu bên trong. Khi mủ khô, gôm giang mai tạo thành sẹo kéo căng các vùng da xung quanh. Người bệnh có thể thấy được gôm giang mai xuất hiện chủ yếu ở da đầu, mặt, mông, đùi, chân, thân người.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn 3 tổ chức gôm giang mai còn có thể xuất hiện ở niêm mạc họng, lưỡi, niêm mạc môi, má, bộ phận sinh dục. Hạch xuất hiện xung quanh trở nên cứng, sờ vào không đau và mật độ khá cao.
Bệnh giang mai giai đoạn 3 – Giang mai tim mạch
Giai đoạn 3 giang mai không điều trị sớm, có khoảng 10% bệnh nhân sẽ phát triển giang mai tim mạch. Với dạng biến chứng này, có thể xác định người mắc đã nhiễm giang mai trong khoảng thời gian rất dài, ít nhất là 1 năm và nhiều nhất có thể lên tới 40 năm.
Giang mai tim mạch gây ra tổn thương phổ biến nhất là bệnh viêm động mạch chủ. Bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu ngoài những dấu hiệu bệnh tim mạch thông thường.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh có dấu hiệu suy tim trái do bị hở van động mạch chủ. Khi thăm khám sẽ thấy tiếng thổi tâm trương do hở van động mạch chủ tại vùng cạnh xương ức 2 bên,, huyết áp tâm thu được đo.
Tình trạng hở van tim lâu ngày khiến lượng máu bơm ngược về động mạch chủ sẽ vượt quá sức co giãn của thành mạch, gây giãn động mạch nghiêm trọng. Hệ quả xảy ra khi thành mạch yếu quá mức sẽ làm tăng nguy cơ bị vỡ, đồng nghĩa rằng tiên lượng tử vong gần như không thể tránh được.
Bệnh giang mai giai đoạn 3 – Giang mai củ
Giang mai củ là những tổn thương khu trú tại cấu trúc niêm mạc da, cơ bắp, mắt, hệ tiêu hóa, khớp, gan, nội tiết. Củ giang mai có thể có màu hồng và có số lượng ít, khu trú tại một khu vực nhất định không theo quy luật. Hoặc củ giang mai cũng có thể nổi thành khối tròn trên da, có đường kính nhỏ hơn 1cm, có bề mặt trơn hoặc có vẩy như vẩy nến.
Bệnh giang mai giai đoạn 3 – Giang mai thần kinh
Bệnh giang mai thần kinh xảy ra khi tổ chức xoắn khuẩn giang mai tấn công vào tùy sống – nhu mô não, dẫn đến viêm màng não tủy, bệnh viêm tủy hay viêm não.
Các biểu hiện giang mai thần kinh cũng bao gồm các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm mất cảm giác, yếu cơ, teo cơ (nhất là chi dưới), giảm trương lực cơ, chức năng tiểu tiện suy giảm.
Giang mai thần kinh nhiều trường hợp còn có thể gây rối loạn tâm thần, rất dễ bị nhầm với các bệnh lý thần kinh nếu không thăm khám tìm ra nguyên nhân.
Bệnh giang mai giai đoạn 3 có chữa được không?
Bệnh giang mai giai đoạn 3 vẫn có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, việc điều trị ở giai đoạn muộn có thể chữa khỏi được nhiễm trùng, ngăn ngừa tổn thương trong tương lai nhưng những biến chứng mà bệnh để lại sẽ không thể chữa lành được.
Bệnh giang mai giai đoạn 3 có chết không?
Câu trả lời là Có thể. Điều đáng lo ngại nhất khi nhiễm giang mai giai đoạn 3 là các tổn thương hình thành chủ yếu ở lục phủ ngũ tạng…và biến chứng cuối cùng là tử vong khi cơ thể bị tàn phá trong thời gian dài.
Chẩn đoán giang mai giai đoạn 3
Để chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn 3, các bác sĩ sẽ dựa trên đánh giá về các tổn thương trong giai đoạn này như gôm giang mai, giang mai củ…Nếu bệnh tích tại cơ quan nào thì sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý thường gặp tại cơ quan đó.
Tuy nhiên, giang mai ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần được chỉ định xét nghiệm huyết thanh học để đưa ra được kết quả dương tính chính xác nhất.
Cách điều trị bệnh giang mai giai đoạn 3 hiện nay
Cách điều trị giang mai giai đoạn 3 cũng tương tự điều trị giang mai giai đoạn trước, chủ yếu sử dụng kháng sinh penicillin. Bởi trong hầu hết các thí nghiệm nuôi cấy phòng thí nghiệm đều cho kết quả xoắn khuẩn giang mai có tính nhạy cảm rất cao với penicillin. Cho đến hiện tại không có chủng T. pallidum nào kháng lại nhóm kháng sinh này.
Do vậy, khi thăm khám và điều trị giang mai, các bác sĩ vẫn sẽ sử dụng penicillin điều trị trong bất kỳ giai đoạn nào. Người điều trị giang mai cần kiêng quan hệ tình dục đến khi điều trị hoàn thành phác đồ được chỉ định, đồng thời thăm khám kiểm tra vết loét giang mai đã lành hẳn.
Người mắc bệnh giang mai bắt buộc phải chia và thông báo với bạn tình để họ đi thăm khám và điều trị song song để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời việc điều trị song song còn giúp ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh chéo, hạn chế khả năng tái phát ở tương lai.
Bệnh giang mai giai đoạn 3 vẫn có thể chữa được nhưng nguy cơ biến chứng cũng sẽ cao, việc điều trị không thể chữa lành được các tổn thương bệnh gây ra. Do đó, nếu nghi ngờ nhiễm giang mai, hãy chủ động thăm khám sớm nhất để chẩn đoán xác định bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Để đặt lịch khám, xét nghiệm và tư vấn điều trị giang mai, vui lòng gọi về số máy 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.