Những điều cần biết về bệnh giang mai ở miệng, cách điều trị thế nào hiệu quả?
Bệnh giang mai ở miệng không phải một tình trạng hiếm gặp, hơn nữa còn có xu hướng phổ biến hơn trong thời gian gần đây. Giang mai miệng không chỉ gây ra các vấn đề sức khỏe cho người bệnh mà còn đe dọa tới sự an toàn của những người xung quanh. Để tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh lý này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau đây về nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và cách điều trị giang mai miệng.
Giang mai ở miệng hình thành do những con đường nào?
Khác với giang mai đường sinh dục, bệnh giang mai ở miệng thường xuất hiện với dạng tổn thương tại khu vực môi, khoang miệng, lưỡi, kể cả họng. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội, giang mai thường xảy ra ở nam và nữ giới từ 25-45 tuổi và ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
Tác nhân gây ra bệnh giang mai miệng là xoắn khuẩn Treponema pallidum, một trong những loại vi khuẩn không tồn tại được lâu ở môi trường ngoài nhưng khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành là rất cao.
Giang mai nằm trong những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lan bằng nhiều con đường. Cụ thể, có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị giang mai ở miệng bao gồm:
- Quan hệ đường miệng: Nguyên nhân phổ biến nhất làm xuất hiện bệnh giang mai ở khoang miệng, lưỡi, họng chính là thói quen sinh hoạt tình dục không an toàn qua đường miệng.
- Hôn môi, hôn sâu: Khi hôn người bị giang mai miệng, xoắn khuẩn có cơ hội dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc miệng, đặc biệt khi mới nhổ răng hay đang bị viêm lợi, viêm nướu hoặc có vết thương hở trong khoang miệng.
- Dùng chung đồ cá nhân: Nếu người khỏe mạnh thường xuyên dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu với người bị giang mai ở miệng thì tỷ lệ nhiễm bệnh là khá cao.
- Giang mai bẩm sinh: Nếu nữ giới mắc bệnh giang mai khi đang mang thai thì khả năng cao sẽ lây truyền bệnh cho trẻ qua tiếp xúc với niêm mạc đường sinh dục khi sinh thường. Xoắn khuẩn xâm nhập vào miệng sẽ khiến trẻ mới sinh ra đã mắc bệnh giang mai.
Giang mai là một căn bệnh xã hội “khó nói” khiến cho nhiều người cảm thấy e ngại, không đi thăm khám và chữa trị sớm, vì vậy dẫn đến bệnh chuyển biến nghiêm trọng, gây khó khăn trong điều trị.
Nhận biết giang mai ở miệng bằng những dấu hiệu như thế nào?
Theo các chuyên gia, bệnh giang mai ở miệng trong thời kỳ ủ bệnh từ 20-35 ngày sẽ không có triệu chứng nào xuất hiện. Sau từ 3-90 ngày kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn, xung quanh miệng sẽ có một vài biểu hiện không quá rõ ràng. Bởi, các triệu chứng ban đầu của bệnh giang mai miệng tương đối giống với biểu hiện các bệnh nhiệt miệng hay viêm họng.
Vì vậy, nhiều người thường có tâm lý chủ quan, cho rằng mình chỉ mắc phải các vấn đề thông thường nên không đi thăm khám kịp thời. Chỉ khi những sang thương trở nên ngày càng nặng và ảnh hưởng đến việc ăn uống thì người bệnh mới đi khám. Khi mắc giang mai ở miệng, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng tiêu biểu như sau:
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, khi ăn thấy khó nuốt. Các triệu chứng này dễ bị bỏ qua do người bệnh nhầm lẫn với các chứng cảm cúm thông thường.
- Các vết loét có kích thước khoảng 1-2cm xuất hiện xung quanh môi, khoang miệng, lưỡi hoặc hầu họng. Chúng thường có hình tròn hoặc bầu dục, màu hồng nhạt, nền cứng, ban đầu không đau hay khó chịu cho người bệnh.
- Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các sang thương sẽ lan rộng với kích thước lớn dần và số lượng vết loét cũng tăng lên. Người bệnh cảm thấy đau, ngứa rát, vướng víu do các nốt mụn li ti mọc lên dày đặc.
- Trên niêm mạc cổ họng, amidan bị sưng lên và gây ra cảm giác đau đớn hoặc ngứa rát.
- Không ít người cảm thấy đau đớn và khó chịu với việc nuốt nước bọt, gây cản trở việc ăn uống.
- Một số triệu chứng kèm theo của giang mai khác có thể bao gồm đau sưng khớp, đau bụng, phát ban khắp cơ thể, rụng tóc nhiều, thậm chí khó thở, mất tiếng,…
- Các trường hợp bệnh nặng, miệng thường xuyên có mùi hôi, tại các vết loét xuất hiện dịch mủ màu trắng đục.
Giang mai ở miệng tiềm ẩn những mối nguy hại nào?
Giang mai nói chung và bệnh giang mai ở miệng nói riêng đều vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh chóng. Vì vậy, nếu không có phương án điều trị kịp thời sẽ gây ra các hệ quả nghiêm trọng đối với cơ thể người bệnh, cụ thể:
- Người bệnh gặp khó khăn khi nhai nuốt thức ăn, gây mất cảm giác giác ngon miệng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sụt cân và suy nhược cơ thể.
- Các hệ lụy phổ biến ở người bị giang mai miệng như sưng viêm lợi, vàng răng, hôi miệng sẽ khiến họ trở nên vô cùng tự ti, mặc cảm, né tránh giao tiếp với người khác.
- Các tiếp xúc thân mật với người bệnh như thơm, hôn có thể lây giang mai miệng cho người khỏe mạnh.
- Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời, khi giang mai chuyển sang giai đoạn cuối, các biến chứng nguy hiểm sẽ bắt đầu xuất hiện và phá hủy tất cả các nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh, tim mạch, xương khớp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Các nguyên tắc trong điều trị và phòng tránh giang mai ở miệng tái phát
Bệnh giang mai ở miệng nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Phương pháp điều trị về cơ bản có thể áp dụng cho đa số trường hợp giang mai ở miệng là sử dụng phác đồ thuốc kháng sinh Benza Penicillin G theo nguyên tắc:
- Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ liệu trình điều trị khi phát hiện xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể.
- Nếu các triệu chứng không được điều trị vẫn có thể tự biến mất sau vài tuần, tuy nhiên xoắn khuẩn giang mai vẫn tồn tại và tiếp tục diễn biến sang giai đoạn nặng hơn.
- Người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị giang mai để tránh lây cho bạn tình.
Bên cạnh việc chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh cũng cần tuân thủ một số điều dưới đây để phòng ngừa bệnh giang mai miệng quay trở lại:
- Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tốt hơn hết không nên quan hệ bằng đường miệng.
- Tuân thủ lối sống lành mạnh, không tham gia hoạt động mại dâm.
- Bạn cần đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để tầm soát bệnh xã hội và can thiệp điều trị kịp thời.
Mách bạn địa chỉ chuyên khoa thăm khám giang mai miệng
Hầu hết những người mắc bệnh giang mai ở miệng đều có tâm lý xấu hổ, ngại không dám đi khám. Thấu hiểu tâm trạng của phần lớn người bệnh, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp gói khám, xét nghiệm và tư vấn điều trị đối với các bệnh xã hội, cụ thể:
- Thông tin cá nhân và bệnh án của mọi khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối, không có tình trạng chia sẻ với bên thứ ba khi chưa được người bệnh cho phép.
- Người bệnh được trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa với trình độ cao, kinh nghiệm phong phú trên 30 năm.
- Chi phí khám và xét nghiệm tiết kiệm khi người bệnh đặt hẹn lịch khám trước thông qua hotline hoặc website trực tuyến của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
Chính vì những tác hại của bệnh giang mai ở miệng, hy vọng bạn đọc sẽ trang bị được thêm kiến thức bổ ích để phòng tránh và biết cách xử lý khi mắc bệnh. Mọi thắc mắc khác về vấn đề này bạn đọc vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.