Trĩ nội độ 1: Đặc điểm và cách điều trị bệnh hiệu quả
Trĩ nội độ 1 là tình trạng trĩ nội mới bắt đầu khởi phát, kích thước búi trĩ còn nhỏ chưa sa ra ngoài hậu môn. Khi đi cầu xuất hiện chảy máu là biểu hiện chính của bệnh trĩ nội cấp độ 1. Nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn này, có thể điều trị dễ dàng và không tốn kém nhiều chi phí.
Thông tin cần biết về bệnh trĩ nội độ 1 là gì?
Bệnh trĩ nội là bệnh thường gặp ở hậu môn – trực tràng, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng đối tượng dễ mắc phải nhất là phụ nữ mang thai, người già, đối tượng ngồi, đứng lâu làm việc,… Bệnh trĩ có nhiều cấp độ khác nhau, trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn mới hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ xuất hiện ở dọc 2 bên ống hậu môn trên đường lược, bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ khác nhau phụ thuộc vào kích thước của búi trĩ.
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ bắt đầu mới hình thành, kích thước còn nhỏ, người bệnh chưa có triệu chứng điển hình nào.
- Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu to dần lên, người bệnh có biểu hiện đi đại tiện khó khăn, có lẫn máu vào giấy vệ sinh hoặc trong phân. Búi sẽ tự lòi ra ngoài khi đi vệ sinh nhưng sau đó tự co lên được.
- Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ đã sa ra ngoài mỗi lần đi vệ sinh đại tiện nhưng sau đó không thể tự co lên được mà phải dùng tay để đẩy búi trĩ lên.
- Trĩ nội cấp độ 4: Mức độ 4 búi trĩ sa hẳn ra ngoài, dùng tay đẩy vào nhưng sau đó búi trĩ lại sa ra ngoài. Mức độ 4 người bệnh cần can thiệp ngoại khoa để điều trị.
Có thể thấy, bệnh trĩ cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất trong 4 cấp độ trên, các búi trĩ mới bắt đầu hình thành nên chưa có triệu chứng cụ thể. Điều trị bệnh sớm trong giai đoạn này sẽ đơn giản và hiệu quả cao.
Nguyên nhân nào gây bệnh trĩ nội độ 1 hay gặp phải?
Trĩ nội độ 1 bắt đầu xuất hiện khi các mạch máu nằm ở vị trí hậu môn và trực tràng bị giãn do áp lực lặp lại nhiều lần mà vùng bụng dưới phải gánh. Những nguyên nhân cho là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh như:
- Ngồi lâu trong phòng vệ sinh quá lâu
- Rặn mạnh quá mạnh mỗi khi đi đại tiện làm tăng áp lực lên hậu môn
- Nhịn đại tiện quá lâu
- Tăng cân nhiều
- Mang thai và sinh đẻ
- Quan hệ tình dục vào hậu môn
- Tiêu chảy, táo bón nhiều lần
Ngoài các nguyên nhân được nêu ở trên, người già cũng rất dễ mắc bệnh trĩ nội cấp độ 1 do ảnh hưởng của quá trình lão hóa vì các tĩnh mạch trĩ bị suy giảm nên rất dễ phình giãn khi gặp các yếu tố thuận lợi ở phía trên.
Triệu chứng điển hình bệnh trĩ nội độ 1
Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ nội nên các triệu chứng chưa được rõ ràng cụ thể còn mơ hồ, khó có thể phát hiện nếu bạn không quan tâm tới sức khỏe của mình. Dưới đây, là một số căn cứ giúp bạn phát hiện bệnh trĩ nội đang ở giai đoạn đầu:
- Chảy máu khi đi cầu: Chảy máu khi đi cầu là biểu hiện sớm nhất của bệnh và cũng xuất hiện xuyên suốt các giai đoạn của bệnh, chỉ khác số lượng máu ít hoặc nhiều.
- Việc chảy máu khi đi cầu cũng không loại trừ các bệnh lý khác như: táo bón, viêm đại tràng, polyp, xuất huyết tiêu hóa,…
- Ngứa hậu môn, khó chịu: Khi các búi trĩ được hình thành có thể bị viêm, sưng và tiết dịch. Dịch tiết có thể thoát ra ngoài làm ẩm ướt, hôi tanh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển.
- Cảm giác khó đi cầu, vướng víu: Cảm giác khó đi cầu, khó chịu do các mạch máu tăng sinh và phình to xâm lấn vào hậu môn nên có thể gặp cảm giác vướng, khó chịu mỗi khi đi đại tiện.
- Táo bón: Người bệnh gặp tình trạng khó khăn khi đi cầu, đây là tình trạng dễ gặp nhất khi bị bệnh trĩ.
Biến chứng trĩ nội cấp độ 1 có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, trĩ nội độ 1 chỉ có biểu hiện vướng, ngứa, chảy ít máu khi đi đại tiện, 3 triệu chứng trên không gây nguy hiểm ngay cho người bệnh. Nhưng nếu người bệnh chủ quan không đi thăm khám ngay và điều trị sớm bệnh trĩ nội cấp độ 1 sẽ chuyển sang cấp độ nặng hơn 2,3 thậm chí là cấp độ 4.
Kèm theo đó các triệu chứng rầm rộ hơn, gây nhiều khó chịu ảnh hưởng tới cuộc sống như: chảy dịch mùi hôi, chảy máu nhỏ giọt hoặc thành tia, các búi trĩ sa ra ngoài, đau rát hậu môn,… Bệnh trĩ nội độ 1 không được điều trị kịp thời có thể có nguy cơ cao trĩ tiến triển thành các biến chứng như: Nghẹt búi trĩ, huyết khối búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn…
Như vậy, bệnh trĩ nội cấp độ 1 có thể nguy hiểm khi bệnh tiến triển sang cấp độ nặng, do đó cần điều trị bệnh ngay từ ban đầu để khắc phục tình trạng dễ dàng và hiệu quả.
Đâu là cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 hiệu quả nhất?
Hiện nay để điều trị bệnh trĩ nội độ 1 có nhiều phương pháp nhưng phổ biến nhất là chữa bằng thuốc Tây Y và mẹo dân gian tại nhà.
Dùng thuốc Tây Y chữa bệnh trĩ nội cấp độ 1: Đây là các chữa hiệu quả cao, có tác dụng nhanh, người bệnh có thẻ sử dụng cách dùng thuốc điều trị sau:
- Dạng thuốc bôi trực tiếp hoặc thuốc đặt: Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, giảm viêm nhiễm. Thuốc chỉ giảm triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh.
- Dạng thuốc viên nang hoặc viên nén: Thuốc có khả năng làm tăng tính thẩm thấu, giúp thành mạch vững chắc, giảm phù nề, giảm viêm, cầm máu và làm búi trĩ co lên.
Khi sử dụng thuốc Tây Y trong điều trị bệnh trĩ nội giai đoạn I bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều hay giảm liều khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi nếu sai cách có thể gây ra tác dụng phụ khiến quá trình điều trị không đạt hiệu quả cao.
Điều trị bệnh trĩ nội cấp độ 1 bằng mẹo dân gian
Sử dụng thuốc Tây Y đem lại tác dụng nhanh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Để tránh những vấn đề trên các bạn có thể áp dụng phương pháp mẹo dân gian. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có thể các bạn áp dụng điều trị bệnh trĩ nội độ 1:
- Rau diếp cá: chuẩn bị rau diếp cá đem đi rửa sạch sau đó ngâm nước muối trong thời gian 5 phút sau đó để ráo nước. Xay nhuyễn lấy nước cốt uống mỗi ngày hoặc có thể ăn kèm với thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Thực hiện thường xuyên bài thuốc rau diếp cá trong điều trị sẽ có hiệu quả như mong muốn.
- Lá thiên lý: Chuẩn bị 100g lá thiên lý đem đi rửa sạch. Sau đó, xay nhuyễn lá thiên lý với muối và đổ thêm 30ml nước lọc và khuấy thật đều. Lọc lấy nước cốt của hỗn hợp trên, lấy bông sạch thấm hỗn hợp này và đắp lên vị trí hậu môn. Thực hiện thao tác trên thường xuyên sẽ có tác dụng rõ rệt.
- Lá bỏng: chuẩn bị lá bỏng và rau sam mỗi loại 6g đem rửa sạch để ráo nước. Sau đó, đem lá đun với nước. Sử dụng nước đã đun được uống hàng ngày, thực hiện trong thời gian dài sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng.
- Hoa hòe: Chuẩn bị hoa hòe, bá tử nhân, chỉ xác, kinh giới tuệ khoa đem trộn đều với nhau sau đó đem tán mịn thành bột. Sử dụng bằng cách pha uống 2 đến 3 lần với nước ấm.
Phương pháp điều trị trĩ nội cấp độ 1 bằng mẹo dân gian hiện nay chưa được khoa học kiểm chứng. Nếu các bạn có ý định sử dụng phương pháp để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Trĩ nội cấp độ 1 nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị và khắc phục bệnh trĩ ở giai đoạn đầu. Vậy khi mắc bệnh trĩ nội độ 1 nên ăn gì để đảm bảo bệnh không tái phát mà vẫn an toàn?
- Bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: bắp cải, rau diếp, cải xanh, khoai lang,… Đây là những loại thực phẩm tốt cho đường tiêu khoa giúp đi đại tiện dễ dàng, giảm áp lực vùng hậu môn,..
- Thực phẩm chứa nhiều sắt phòng nguy cơ thiếu máu như: thịt bò, thịt cừu, thịt dê, cua,..
- Thực phẩm chứa nhiều omega như: ngũ cốc, các loại cá,..
- Bổ sung nhiều nước khoáng mỗi ngày từ 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước hoa quả.
- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau, khoai lang, ngũ cốc,…
Trĩ nội cấp độ 1 nên kiêng ăn gì?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội do chế độ ăn uống không khoa học không hợp lý. Vì vậy khi bị trĩ nội độ 1 bạn cần tránh sử dụng những thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này làm tăng áp lực lên hậu môn, khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn.
- Sử dụng các chất kích thích, rượu bia và ăn quá no: Điều này sẽ khiến tăng áp lực cho ổ bụng, khi đi đại tiện sẽ phải dùng lực để rặn.
- Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ như đồ cánh gà chiên rán, xúc xích
Bệnh trĩ nội cấp độ 1 có nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Nếu nghi ngờ mắc bệnh trĩ bạn cần chủ động gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và phù hợp
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh trĩ, giúp người bệnh mau chữa lành mà còn ngăn bệnh tái phát, bạn cần chú ý một số lưu ý sau đây:
- Hạn chế ngồi, đứng làm việc quá lâu tại một vị trí bởi dễ tạo áp lực cho tĩnh mạch vùng hậu môn.
- Luyện tập thể dục thể thao, vận động để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Trên đây là mọi thông tin về bệnh trĩ nội độ 1 và các điều trị bệnh hiệu quả. Vì bệnh giai đoạn nhẹ nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể điều trị bệnh dứt điểm tránh khỏi phiền toái bệnh gây ra. Nếu có vấn đề gì thắc mắc về bệnh trĩ nội cấp độ 1 các bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 0243 9656 999 để được gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng giải đáp thắc mắc.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.