Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn & cách điều trị dứt điểm?
Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm về bệnh trĩ. Khi mắc bệnh trĩ, một trong những dấu hiệu gặp phải là ngứa hậu môn, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, phiền toái, cuộc sống sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng. Vậy bị trĩ mà ngứa hậu môn là do đâu? Bị trĩ ngứa hậu môn phải làm sao?
Nguyên nhân tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?
Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến khi có đến 55% dân số Việt Nam mắc phải. Bệnh là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép lâu ngày dẫn đến sưng phồng quá mức mà hình thành nên các búi trĩ, gây đau đớn, khó chịu, ngứa hậu môn là những triệu chứng điển hình. Vậy tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn?
Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, ngứa hậu môn khi bị trĩ xuất hiện điển hình và phổ biến. Nguyên nhân có thể do người bệnh bị táo bón kéo dài khiến tĩnh mạch hậu môn căng phồng. Lúc này, vùng hậu môn xuất hiện các búi trĩ khiến người bệnh cảm thấy hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy và vướng víu.
Bên cạnh triệu chứng ngứa hậu môn, khi mắc bệnh trĩ còn gặp phải một số triệu chứng điển hình khác bao gồm:
- Đại tiện ra máu tươi
- Bị trĩ lòi ra ngoài hậu môn
- Bị trĩ sưng đau, ngứa rát hậu môn
- Hậu môn tiết dịch gây ẩm ướt, kích ứng
Ngoài ra, khi xuất hiện búi trĩ, toàn bộ vùng da xung quanh hậu môn sẽ mỏng hơn nên khi hậu môn bị kích ứng sẽ dẫn đến tình trạng sưng phồng, ngứa ngáy. Một số yếu tố gây ra hiện tượng ngứa hậu môn bao gồm:
- Do đứng hoặc ngồi ở 1 tư thế quá lâu
- Ăn nhiều chất béo và sử dụng chất kích thước thường xuyên.
- Uống ít nước, thiếu hụt chất xơ dẫn đến táo bón, phân bị khô cứng.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Người già, chức năng hậu môn lão hóa, suy giảm
- Táo bón, tiêu chảy mạn tính
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh
- Người làm công việc nặng nhọc, khiêng vác vật nặng…
Ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và công việc nên người bệnh cần chú ý đi thăm khám bác sĩ sớm ngay từ đầu.
Bị trĩ ngứa hậu môn phải làm sao khắc phục?
Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn và khi mắc bệnh nên xử lý như thế nào? Triệu chứng ngứa hậu môn do bệnh trĩ có thể gây ra nhiều phiền toái, khó chịu và những biến chứng nguy hiểm. Vậy bị bệnh trĩ mà ngứa phải làm sao?
1. Thăm khám khi bị trĩ ngứa rát hậu môn sớm
Khi thấy triệu chứng ngứa hậu môn do trĩ gây ra, tốt hơn hết nên nhanh chóng đi thăm khám để xác định mức độ, tình trạng bệnh từ đó được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, tùy thuộc vào loại bệnh trĩ, mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
- Điều trị nội khoa: Chỉ định với trường hợp bệnh trĩ nhẹ, búi trĩ còn nhỏ và triệu chứng mới khởi phát. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn kết hợp biện pháp chăm sóc và vệ sinh tại nhà theo chỉ dẫn bác sĩ.
- Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt trĩ kết hợp dùng thuốc đối với trường hợp bệnh trĩ nặng, búi trĩ đã lòi ra ngoài hoặc trường hợp đã điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang áp dụng 3 phương pháp cắt trĩ mới nhất, tiên tiến nhất bao gồm HCPT II – THD – PPH II.
– Phương pháp HCPT II: Áp dụng nguyên lý xâm lấn tối thiểu, vết cắt nhỏ hạn chế tối đa đau đớn, thương tổn cho người bệnh. Hiệu quả loại bỏ búi trĩ lên đến 99%, ngăn ngừa tối đa tái phát.
– Khâu treo triệt mạch trĩ THD: Dựa vào siêu âm Doppler xác định vị trí của mạch máu chính nuôi trĩ, sau đó khâu thắt động mạch lại trên đường lược, ngăn chặn nguồn máu nuôi trĩ khiến búi trĩ hoại tử và rụng dần. Phương pháp không cắt búi trĩ trực tiếp nên giúp hạn chế tối đa thương tổn, bảo tồn cấu trúc và chức năng hậu môn.
– PPH II: Tiến hành cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ trên đường lược sau đó khâu nối tự động. Phương pháp giúp hạn chế cảm giác đau đớn, diện tích thương tổn nhỏ nên hạn chế biến chứng, bảo vệ chức năng hậu môn.
Việc thăm khám và điều trị sẽ do trực tiếp PGS. TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng các bác sĩ chuyên môn giỏi khác thực hiện nên người bệnh có thể an tâm.
2. Dùng thuốc bôi khi ngứa hậu môn do trĩ
Bị trĩ mà ngứa hậu môn điều trị bằng thuốc gì? Hiện nay có nhiều loại thuốc có thể cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng sử dụng phù hợp.
- Kem Hydrocortisone 1%: Chống viêm tại chỗ, giúp giảm ngứa ngáy kích ứng hậu môn hiệu quả. Thuốc chống chỉ định với trường hợp ngứa ngáy kèm nhiễm trùng, viêm da, lở loét và trẻ em dưới 10 tuổi.
- Thuốc bôi Titanoreine: Thuốc giúp giảm ngứa ngứa hậu môn hiệu quả với các thành phần chính như kẽm oxide, titanium dioxide, carraghenates, lidocaine. Ngoài công dụng giảm ngứa, loại thuốc này còn giúp cải thiện tình trạng đau rát, làm co mô trĩ tạm thời và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ tốt hơn.
- Thuốc bôi Preparation H: Thuốc giúp khắc phục rất tốt tình trạng ngứa hậu môn do bệnh trĩ. Thuốc có thành phần propylparaben và Methylparaben có công dụng giảm ngứa, giảm sưng đau, chống viêm, làm giãn mạch máu và ngăn ngừa búi trĩ sa hiệu quả.
3. Cách trị ngứa hậu môn tại nhà hiệu quả
Tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn? Như đã chia sẻ, ngứa hậu môn là do hậu quả của búi trĩ sưng phồng gây kích ứng niêm mạc hậu môn gây ra. Do vậy, ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ thì người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm ngứa ngay dưới đây:
- Ngâm hậu môn bằng nước muối ấm: Bạn có thể dùng nước muối ấm pha loãng để vệ sinh xông rửa hậu môn. Muối có tính sát khuẩn và chống viêm cao, trong đo nước ấm sẽ giúp giảm ngay cảm giác kích ứng, ngứa ngáy hậu môn, từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
- Áp khăn nóng: Bạn chỉ cần ngâm khăn sạch với nước nóng nhưng không nóng quá vào hậu môn khoảng 15 phút. Cần lặp lại cách làm này 4-5 lần/ ngày để tăng hiệu quả chữa bệnh, tuy nhiên bạn không nên chà xát mạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc hậu môn.
- Lá nha đam: Chuẩn bị lá nha đam và tách lấy phần gel bên trong. Sau đó dùng phần gel bôi trực tiếp vào hậu môn đã được vệ sinh sạch sẽ. Giữ nguyên khoảng 15 phút và rửa lại với nước.
Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề tại sao bị trĩ lại ngứa hậu môn và cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Để được tư vấn online và đặt lịch khám bệnh trĩ, người bệnh có thể liên hệ ngay tới tổng đài 0243.9656.999 để được các bác sĩ Hậu môn trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.