Giun sán gây ngứa hậu môn: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
Nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn chắc hẳn không còn quá xa lạ với mọi người. Thông thường khi bị ngứa hậu môn, mọi người thường nghĩ do vệ sinh không tốt hoặc bệnh hậu môn trực tràng nhưng ít ai nghĩ đến do giun sán. Vậy vì sao nhiễm giun sán gây ngứa da? Dấu hiệu nhận biết nhiễm giun sán và cách điều trị như thế nào?
Tổng quan các loại giun sán gây ngứa hậu môn
Nhiễm giun sán đường tiêu hóa đang là vấn đề nóng của các quốc gia đang phát triển, nhất là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm nóng như Việt Nam. Vậy nguyên nhân nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn do đâu?
Một số loại giun sán gây ngứa hậu môn phổ biến
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính có hơn 1.000.000.000 ca nhiễm giun sán đường ruột và khoảng 2.000.000.000 người có nguy cơ nhiễm giun sán. Theo đó, những loại giun sán thường gặp ký sinh ở người bao gồm:
- Giun đũa: Ký sinh trùng này có kích thước lớn tối đa tới 35cm, hình ống, kích thước như cái đũa, có màu trắng/ hồng, đầu đuôi thon, nhọn.
- Giun móc: Ký sinh trùng thuộc họ Ancylostomatidae, có hai đôi răng hình tròn móc giúp chúng cắn chặt vào niêm mạc hút máu, giun có màu trắng sữa hoặc màu hồng/ đỏ nâu, giun đực dài từ 8-11mm, giun cái dài từ 10-13mm.
- Giun tóc: Có màu hồng nhạt/ trắng sữa, giun cái thường dài khoảng 30-50mm, giun đực dài khoảng 30-35mm.
- Giun kim: Đầu hơi phình, ngoài vỏ có khía và mang màu trắng đục. Giun cái dài khoảng 9-12mm có đuôi nhọn thẳng chứa đầy trứng; giun đực dài khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục.
- Sán dây: Thân dẹp, có màu trắng đục và nhiều đốt nốt liên tiếp nhau. Sán dây thường ký sinh ở vật chủ trung gian trước khi ký sinh trong người. Thông thường sán dây chia thành sán dây lợn, sán dây chó, sán dây bò…
Nguyên nhân nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn
Về cơ bản, cả người trưởng thành và trẻ em đều có nguy cơ nhiễm giun sán thông qua những con đường dưới đây:
- Tiếp xúc, uống nguồn nước ô nhiễm
- Tiếp xúc với đất ô nhiễm có chứa trứng giun và ấu trùng giun, sau đó cho tay lên miệng mà không vệ sinh tay sạch sẽ.
- Tiếp xúc với phân có chứa trứng giun, đi đại tiện xong không rửa tay. Trường hợp này thường gặp ở những người thường xuyên bón phân chuồng/ phân hữu có chưa được xử lý cho cây cối.
- Ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm không được nấu chín đun sôi, thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Một số loại giun sán có khả năng xâm nhập qua da để ký sinh trong vật chủ. Do đó, nếu thường xuyên đi chân trần ngoài đất cát cũng có thể bị nhiễm giun sán.
- Tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có chứa trứng giun cũng có thể bị nhiễm giun, nhất là khi bạn có thói quen để móng tay dài, không vệ sinh tay miệng thường xuyên.
Nhận biết triệu chứng giun sán gây ngứa hậu môn
Ngoài triệu chứng nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn, khi bị nhiễm giun sán sẽ bộc phát ra những dấu hiệu khá điển hình và dễ nhận biết bao gồm:
- Suy dinh dưỡng, chân tay còi cọc
- Bụng bủng beo, đau bụng và tiêu chảy thường xuyên
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Buồn nôn và nôn, đi ngoài ra giun
- Cơ thể gầy yếu, suy nhược, mệt mỏi do thiếu máu, vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh những dấu hiệu nhiễm giun sán điển hình trên, một số trường hợp nhiễm các loại giun sán khác nhau thì triệu chứng cũng sẽ khác nhau:
- Nhiễm giun kim: Gây ngứa hậu môn về đêm, nếu dùng đèn có thể nhìn thấy giun nằm ở kẽ hậu môn đẻ trứng. Nếu dùng tay gãi mạnh có thể gây trầy xước, mẩn đỏ hậu môn.
- Giun móc, giun lươn xâm nhập qua da vào ký sinh, chúng di chuyển dưới da và nổi lên những đường màu đỏ hoặc màu hồng, gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội.
- Một số loại giun hút máu gây ra triệu chứng thiếu máu.
Nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn có nguy hiểm không?
Giun sán chiếm chất dinh dưỡng khiến cơ thể bị suy kiệt do thiếu chất dinh dưỡng, điển hình là khi người bệnh nhiễm giun sán chó với kích thước lớn như giun đũa, giun móc, giun mỏ, sán xơ mít.
Bên cạnh đó, một số loại ấu trùng giun sán khi ký sinh trong cơ thể có vòng đời từ ruột vào máu, sau đó là các tạng, phổi, cuống họng, thực quản và xuống ruột non. Và trong quá trình di chuyển này, chúng có thể bị mắc kẹt hay lạc chỗ gây u, hình thành các ổ áp xe tại tim, gan, mắt và não bộ. Nhóm ấu trùng này không thể không kể đến giun đũa chó Toxocara, giun lươn, sán lãi chó, sán lá gan, sán gạo heo, chúng có thể tấn công gây tổn thương gan, tổn thương não bộ và hệ thần kinh trung ương.
Bị nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn phải làm sao?
Khi phát hiện triệu chứng nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn, bạn có thể điều trị tại nhà bằng thuốc tẩy giun không kê đơn bán ngoài hiệu thuốc. Các loại thuốc tẩy giun được khuyên dùng như albendazole, mebendazole, praziquantel, ivermectin. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tẩy giun tốt nhất.
WHO khuyến cáo mọi người cần điều trị bằng thuốc tẩy giun định kỳ mà không cần chẩn đoán trước, nhất là những những người có nguy cơ cao và sống ở vùng lưu hành. Điều trị nên được khuyến nghị mỗi năm một lần nếu tỷ lệ nhiễm giun sán cộng đồng trên 20% và hai lần một năm nếu tỷ lệ nhiễm giun sán cộng đồng trên 50%.
Phương pháp trên giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như giảm số lượng giun. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo một số biện pháp khác như:
- Tăng cường giáo dục sức khỏe, vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày nhằm làm giảm sự lây truyền và tái nhiễm trong cộng đồng.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa nhiễm giun sán.
- Giữ vệ sinh cá nhân như không để móng tay móng chân quá dài, cần thường xuyên cắt gọn, vệ sinh sạch sẽ.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không phóng uế bừa bãi.
- Khi tiếp xúc với đất cát ẩm cần đi giày, dép, đeo găng tay nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp gia tăng nguy cơ nhiễm giun.
- Bổ sung chương trình y tế học đường, đặc biệt là hướng dẫn phòng ngừa nhiễm giun sán cho trẻ em.
Nhìn chung, nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn thường không gây vấn đề quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn chỉ cần chú ý tẩy giun định kỳ và có chế độ ăn uống, sinh hoạt sạch sẽ hàng ngày để phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây, bạn cần nhanh chóng đi thăm khám để được xử lý kịp thời:
- Có mủ, máu lẫn trong phân
- Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa
- Thân nhiệt tăng cao
- Cơ thể suy nhược nặng, thường xuyên mất nước
- Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân
- Bị ốm thường xuyên, đau dạ dày hoặc tiêu chảy quá 2 tuần
- Phát ban, ngứa ngáy hoặc xuất hiện những đường màu đỏ giống hình con giun trên da.
Trên đây là thông tin giải đáp tình trạng nhiễm giun sán gây ngứa hậu môn. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo ngay cả khi không có triệu chứng nhiễm giun sán thì bạn vẫn cần tẩy giun định kỳ. Song song đó, hãy chú ý duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa nhiễm giun sán.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.