Đi đái buốt ra máu bệnh gì, có chữa khỏi được không? [Bác sĩ giải đáp]
Đi đái buốt ra máu kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề tại hệ tiết niệu. Do vậy, khi gặp tình trạng này bạn nên đi thăm khám cụ thể để xác định đúng nguyên nhân, từ đó chữa trị hiệu quả nhất, hạn chế biến chứng. Vậy nguyên nhân đi đái buốt và ra máu là gì, có chữa được không và chữa trị như thế nào cùng bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp ngay dưới đây.
Tìm hiểu về hiện tượng đi đái buốt ra máu
Đi đái buốt ra máu là tình trạng đi tiểu có cảm giác đau buốt như bị kim châm ở niệu đạo, nước tiểu ngắt quãng và phát hiện có lẫn máu trong nước tiểu. Tình trạng này kéo dài và không được chữa trị có thể gây phiền toái trong đời sống sinh hoạt, đồng thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đi đái buốt và ra máu chắc hẳn ai cũng có thể từng bị một lần. Tuy nhiên, nếu thời gian xuất hiện kéo dài và kèm theo biểu hiện tiểu dắt, tiểu đau, tiểu nhiều lần hay đau bụng dưới thì cần hết sức cẩn thận. Bởi đây thường là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nguyên nhân đi đái buốt ra máu là do đâu?
Theo bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, hiện tượng đi đái buốt ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Cụ thể nguyên nhân đi tiểu buốt đái ra máu là do đâu?
Đi đái nhiều buốt ra máu do nguyên nhân sinh lý
Những nguyên nhân sinh lý dẫn đến đi đái buốt ra máu thường chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi tự hết, không cần điều trị.
- Điều trị thuốc tây y kéo dài (thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau…) gây ra tác dụng phụ khiến cơ thể gặp thay đổi. Khi ngừng dùng thuốc thì các triệu chứng đái buốt rắt ra máu sẽ kết thúc.
- Quan hệ tình dục thô bạo gây tổn thương niệu đạo, vùng sinh dục từ đó gây ra hiện tượng đi tiểu buốt ra máu.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thói quen rửa từ hậu môn ra vùng kín ở nữ giới tạo điều kiện vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn E.Coli) xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm.
- Cơ thể bị nóng trong, thói quen lười uống nước, ít ăn rau xanh, ăn nhiều đồ cay nóng cũng có thể khiến cơ thể bị nóng trong, nước tiểu chuyển màu vàng khai nồng, cảm giác đau buốt khi tiểu tiện.
Đối với nguyên nhân này, bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, uống nhiều nước…
Đi đái dắt buốt ra máu do nguyên nhân bệnh lý
Khi tình trạng đi đái buốt ra máu kéo dài, đồng thời gây ra một số biểu hiện bất thường đi kèm thì bạn cần hết sức cẩn trọng. Bởi lúc này rất có thể bạn đã mắc phải một số căn bệnh đường tiết niệu hay viêm nhiễm vùng sinh dục cần được điều trị càng sớm càng tốt.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Là nguyên nhân thường gặp nhất gây hiện tượng đi đái ra máu bị buốt ở cả nam giới và nữ giới. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác mót tiểu và đi tiểu nhiều lần, đau thắt lưng, đau bụng dưới,…
- Viêm bàng quang: Viêm bàng quang thường do nhiễm khuẩn gây ra (điển hình là vi khuẩn E.Coli) dẫn đến các triệu chứng như đi đái đau buốt ra máu, tiểu ra mủ, tiểu dắt, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít bất thường, nước tiểu màu vàng đục và mùi khai nồng…
- Viêm thận – viêm bể thận: Thận mang chức năng lọc máu và lọc chất thải để bài tiết đưa ngoài, đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiết niệu. Nếu thận bị tổn thương, bị vi khuẩn tấn công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận, kéo theo những vấn đề về sức khỏe và gia tăng nguy cơ suy thận. Những triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm đi đái ra máu bị buốt, đau thắt lưng và bụng dưới, sốt, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao…
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh xã hội như bệnh lậu, chlamydia, mụn rộp sinh dục…có thể gây ra triệu chứng đi đái ra máu và buốt đi kèm các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn vùng kín,…
- Viêm tuyến tiền liệt: Nam giới đi đái buốt ra máu cũng có thể do bệnh viêm tuyến tiền liệt gây ra. Bệnh không điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý của nam giới. Một số triệu chứng viêm tiền liệt tuyến thường gặp như tiểu đêm nhiều lần, tiểu đau, đi tiểu rát buốt, đau vùng bìu bẹn, xuất tinh đau, có thể có lẫn máu trong nước tiểu và tinh dịch…
- Ung thư bàng quang: Đi đái buốt ra ít máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư bàng quang hay u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Viêm phụ khoa: Ở nữ giới, vùng kín rất nhạy cảm nên nếu không vệ sinh cẩn thận rất dễ bị viêm nhiễm. Một số bệnh viêm phụ khoa ở nữ giới có thể gây hiện tượng đi đái buốt rát ra máu như viêm âm đạo, nấm âm đạo, viêm lộ tuyến hay viêm cổ tử cung…Một số triệu chứng viêm phụ khoa điển hình khác như ngứa ngáy vùng kín, khí hư bất thường, vùng kín có mùi hôi, đau rát khi quan hệ…
Tìm hiểu cách chữa đi đái buốt ra máu hiệu quả hiện nay
Đi đái buốt ra máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần đi thăm khám trực tiếp để xác định bệnh lý, từ đó điều trị theo chỉ định của bác sĩ theo từng nguyên nhân.
Cách chữa đi đái buốt ra máu bằng Tây y
Thuốc tây y chữa đái buốt và ra máu là phương pháp chủ yếu được bác sĩ chỉ định hiện nay. Thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh và có thể loại bỏ dứt điểm triệu chứng bệnh.
Một số loại thuốc chữa đái buốt ra máu thường được bác sĩ chỉ định như thuốc kháng sinh, thuốc cầm máu, thuốc giảm đau,…Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định, không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Do đó, người bệnh cần lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị tại nhà, tránh trường hợp triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa đi đái buốt ra máu bằng ngoại khoa
Tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, sau khi đã xác định được bệnh lý mắc phải, ngoài việc điều trị bằng thuốc chuyên khoa thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị với hệ thống trị liệu quang dẫn CRS II hiện đại.
- Chỉ định điều trị với các trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm niệu đạo…
- Thông qua khả năng dẫn nhiệt để tác động trực tiếp vào ổ bệnh, tiêu diệt hoàn toàn tổ chức viêm nhiễm.
- Giúp tăng khả năng thẩm thấu thuốc, từ đó gia tăng hiệu quả điều trị viêm nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc của chủng vi khuẩn nhạy cảm.
- Hệ thống trị liệu kích thích giúp tăng khả năng miễn dịch, từ đó giúp ngăn ngừa tái phát bệnh.
- Ánh sáng quang dẫn tăng khả năng tiêu viêm mà không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến vùng lành tính.
- Thời gian điều trị từ 15-30 phút (tùy trường hợp bệnh), thời gian hồi phục được rút ngắn tối đa.
Cách phòng ngừa đi đái buốt ra máu hiệu quả
Bên cạnh việc thăm khám sớm, tuân thủ điều trị theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 1,5 lít giúp cơ thể được bổ sung nước đầy đủ, ngăn ngừa tích sỏi.
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh như cam quýt, rau cải, súp lơ…để bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.
- Nên bổ sung lợi khuẩn với sữa chua, phô mai, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn lau rửa theo từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn về vùng kín dẫn đến viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, luôn dùng biện pháp an toàn để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn.
- Khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để có thể chủ động kiểm soát sức khỏe bản thân, đồng thời có thể phát hiện các bệnh lý (nếu có) để điều trị kịp thời nhất.
Trên đây bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã giải đáp chi tiết về hiện tượng đi đái buốt ra máu và phương pháp điều trị hiệu quả. Để nhận tư vấn online và đặt lịch khám tại Phòng khám, vui lòng gọi đến số máy 0243.9656.999 để bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.