Bị viêm bàng quang: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị
Theo thống kê, tỷ lệ người bị viêm bàng quang đang có xu hướng gia tăng chóng mặt, bệnh lý này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Do vậy, để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, bạn không nên bỏ qua những kiến thức về nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu bị viêm bàng quang nhận biết thế nào và cách chữa viêm bàng quang ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Bệnh viêm bàng quang là gì?
Bị viêm bàng quang là dạng bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do sự tấn công của vi khuẩn tại bàng quang gây ra. Viêm bàng quang là bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu phổ biến với tỷ lệ chiếm đến 50% tổng số ca.
Viêm bàng quang có thể điều trị nhanh chóng nhưng nếu không điều trị dứt điểm có thể khiến bệnh tái phát nhiều lần. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, gây ra những cơn đau đớn, khó chịu và trở nên nghiêm trọng nếu tình trạng nhiễm khuẩn lây lan đến thận.
Nguyên nhân tại sao bị viêm bàng quang?
Vì sao bị viêm bàng quang? Theo bác sĩ chuyên khoa, tác nhân chính gây bệnh viêm bàng quang là do sự tấn công của các loại vi khuẩn có hại cho bàng quang. Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh viêm bàng quang bao gồm.
- Do vi khuẩn tấn công
Vi khuẩn có hại trong bàng quang được cho là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Trong đó, điển hình phải kể đến là vi khuẩn E.Coli, trực khuẩn mủ xanh hay tụ cầu vàng…
Khi điều kiện thuận lợi, sức đề kháng của cơ thể suy giảm chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập tấn công.Ngoài ra, nếu niệu đạo gặp tổn thương, tổ chức vi khuẩn gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập, đe dọa đến đường tiết niệu của chúng ta.
- Một số nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang khác
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc hóa trị cũng có thể gây biến chứng viêm bàng quang, trong đó thuốc chứa cyclophosphamide hay ifosfamide có nguy cơ cao gây bệnh.
Khi tiếp xúc với các loại hóa chất, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với bệnh viêm bàng quang. Đây cũng là nguyên nhân vì sao không nên xà phòng tạo bọt tiếp xúc được với niệu đạo. Đặc biệt là ở phụ nữ, cần hết sức lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh hay thuốc diệt tinh trùng, hãy kiểm tra thành phần và chất lượng của sản phẩm.
Những người đặt ống thông tiểu trong một thời gian dài, niệu đạo cũng sẽ có nguy cơ viêm nhiễm.
Triệu chứng bị viêm bàng quang là gì?
Như đã chia sẻ, nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn nam giới. Do cấu tạo vùng sinh dục, chiều dài niệu đạo của nữ giới ngắn hơn, lại gần hậu môn và lỗ tiểu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể phân biệt được triệu chứng bị viêm bàng quang ở nam giới và nữ giới.
Dấu hiệu bệnh viêm bàng quang ở nữ
Một số triệu chứng viêm bàng quang ở nữ khá giống với viêm nhiễm phụ khoa nên chị em cần chú ý theo dõi và đi thăm khám sớm nhất:
- Thói quen tiểu tiện bị thay đổi: Đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu đau…
- Khí hư bất thường: Ra nhiều, màu sắc bất thường và có mùi tanh hôi khó chịu
- Nước tiểu đổi màu: Màu đục hơn, mùi khai nồng, có thể chứa mủ hoặc máu với trường hợp viêm nhiễm nặng
- Đau vùng chậu, đau vùng lưng dưới, thậm chí bị sốt cao, ớn lạnh…
Hiện tượng bị viêm bàng quang ở nam giới
Các triệu chứng viêm bàng quang nam giới thường biểu hiện điển hình và rất dễ nhận biết:
- Rối loạn tiểu tiện: Tiểu buốt rắt, tiểu đau, tiểu khó, tiểu nhiều lần…
- Nước tiểu đục màu hơn, có mùi khai nồng có chứa mủ, thậm chí chứa máu
- Niêm mạc bàng quang bị xơ hóa: Siêu âm cho thấy niêm mạc bàng quang xung huyết, có dấu hiệu phù nề dẫn đến tình trạng đau dọc niệu đạo khi đi tiểu. Bệnh để càng lâu, niêm mạc tại thành bàng quang càng dày hơn khiến khả năng co bóp đàn hồi của bàng quang bị suy giảm nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân nam giới bị bệnh viêm bàng quang thường sẽ kèm theo bí tiểu, khó tiểu và tiểu ngắt quãng.
- Đau thắt lưng một bên, xuất hiện cảm giác ớn lạnh, rét run, lạnh rùng mình…
Bị viêm bàng quang có gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không?
Dù là bất kỳ bệnh lý nào, nếu không sớm được phát hiện cũng như điều trị kịp thời đều có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng không mong muốn. Vậy bị viêm bàng quang có nguy hiểm không và gây ra những biến chứng gì?
Một biến chứng nguy hiểm nhất của viêm bàng quang đó là nhiễm trùng thận. Tình trạng nhiễm trùng tại bàng quang không được khắc phục sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng lên thận, gây viêm thận, viêm đài bể thận và suy giảm chức năng thận.
Ngoài ra, đi tiểu ra máu cũng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm bàng quang do không được kiểm soát kịp thời từ đầu.
Cách điều trị viêm bàng quang phổ biến
Viêm bàng quang cần được điều trị ngay từ đầu để ngăn ngừa những tai biến không mong muốn. Căn cứ vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khi bị viêm bàng quang phù hợp nhất.
Với tình trạng viêm bàng quang do nhiễm khuẩn, phương pháp được ưu tiên hàng đầu là dùng thuốc kháng sinh đặc trị. Còn đối với trường hợp viêm bàng quang không do nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định chữa trị theo nguyên nhân cơ bản.
Chữa trị viêm bàng quang do nhiễm khuẩn
Bị viêm bàng quang uống thuốc gì? Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh đặc trị, căn cứ theo tình trạng sức khỏe và chủng vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nước tiểu.
Thời gian điều trị bằng kháng sinh kéo dài khoảng 7 ngày, người bệnh tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn đạt cao nhất.
Cách chữa viêm bàng quang không do vi khuẩn
Với trường hợp viêm bàng quang không do nhiễm khuẩn, người bệnh vẫn nên đến gặp bác sĩ để xác định đúng căn nguyên gây ra viêm nhiễm. Nếu do dị ứng hóa chất, tác dụng phụ của thuốc hay do thói quen vệ sinh không sạch sẽ hãy tiến hành cải thiện chế độ sinh hoạt.
Nếu viêm nhiễm do tác dụng phụ của hóa trị hay xạ trị, bác sĩ sẽ xem xét tiến hành điều trị bệnh hoặc kiểm soát các cơn đau bằng thuốc.
Cách điều trị bị viêm bàng quang kẽ
Do nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ không rõ ràng nên sẽ không cố định phương pháp điều trị cho người bệnh. Tùy theo mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh:
- Phác đồ thuốc kháng sinh hay tiêm vào bàng quang
- Tiến hành phẫu thuật hoặc thủ thuật tại bàng quang nhằm loại bỏ triệu chứng
- Kích thích hệ thần kinh, sử dụng xung điện nhằm loại bỏ sưng viêm, xơ hóa, giảm đau vùng chậu và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Bị viêm bàng quang thì nên làm gì?
Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì khi bị bệnh viêm bàng quang, người bệnh cần chủ động phòng ngừa theo một số biện pháp dưới đây.
- Uống nhiều nước 1,5-2 lít nước hàng ngày để cung cấp lượng nước thiết yếu cho cơ thể. Việc uống đủ nước sẽ giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm tại đây.
- Bị viêm bàng quang nên kiêng ăn gì? Hạn chế uống rượu, bia, trà, cam chanh, cà phê đồng thời tránh xa đồ cay nóng. Bởi các loại thực phẩm này có thể khiến bàng quang kích thích quá mức, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu quá lâu, hãy đi tiểu ngay khi mắc để phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
- Thay đổi thói quen vê sinh sau khi đại tiện, rửa sạch vùng kín từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn tấn công ngược lên vùng sinh dục, niệu đạo và bàng quang.
- Hãy tắm đứng và không nên tắm bồn
- Hạn chế dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có thành phần kích ứng với cơ thể bạn.
- Nếu gặp phải cơn đau hay cảm giác căng tức bàng quang, hãy dùng khăn tay chườm nóng để lên vùng bụng.
Trên đây là tất cả thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa khi bị viêm bàng quang. Những thắc mắc cần giải đáp vui lòng gọi số 0243.9656.999 để sớm được giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.