Bệnh trĩ nội kiêng ăn gì và những thông tin cần biết
Bệnh trĩ nội kiêng ăn gì, bệnh trĩ nội có kiêng quan hệ tình dục không… Đây là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều người mắc trĩ, nhất là những người bệnh mắc trĩ nội. Có thể nói, khi mắc bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ nội nói riêng thì thói quen ăn uống là giải phá
p hiệu quả giúp hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu, giúp cải thiện sức khỏe, tránh búi trĩ bị kích thích sưng đau… Để được tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, nội dung trong bài viết dưới đây giúp bạn biết được thực phẩm hỗ trợ hiệu quả khi bị trĩ.
Bệnh trĩ nội và những thông tin cơ bản cần biết?
Trĩ là căn bệnh ở vùng hậu môn – trực tràng do sự căng quá mức của các tĩnh mạch. Trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch phía trên đường lược bị giãn quá mức. Tuy nhiên các búi trĩ ở bên trong hậu môn do đó người bệnh khó quan sát. Khi mắc trĩ nội thường bạn cũng không gây đau đớn vì búi trĩ không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian thì búi trĩ sẽ to hơn ra và sa ra ngoài, đây được gọi là sa búi trĩ.
Bệnh trĩ nội theo mức độ bệnh được chia thành 4 cấp độ, mỗi cấp độ lại kèm theo những triệu chứng khác nhau. Nếu người bệnh thấy những dấu hiệu sau đây thì nên sắp xếp thời gian đi khám, nội soi hậu môn – trực tràng để biết rõ hơn về tình trạng của mình:
- Độ 1: Cấp độ này bệnh trĩ mới hình thành, người bệnh sẽ không thấy có quá nhiều biểu hiện, tuy nhiên đại tiện ra máu là biểu hiện thường thấy nhất. Mỗi lần đi đại tiện máu thường chảy nhỏ giọt, hoặc chảy thành tia hoặc lẫn trong phân.
- Độ 2: Triệu chứng đại tiện ra máu xuất hiện thường xuyên hơn. Sau mỗi lần đại tiện người bệnh sẽ thấy búi trĩ sa ra ngoài, nhưng sau đó sẽ tự co vào được.
- Độ 3: Ở giai đoạn này bệnh diễn biến nặng hơn, kích thước búi trĩ ngày càng to hơn, gây đau đớn, khó chịu. Khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài sẽ không tự co vào được, do đó người bệnh phải dùng tay đẩy vào.
- Độ 4: Lúc này búi trĩ nằm thường trực ở bên ngoài hậu môn, người bệnh không dùng tay nhét vào trong được. Ở cấp độ này nếu bệnh trĩ không được chữa trị dễ dẫn đến hoại tử, đau nhức, nghẹt búi trĩ.
Bệnh trĩ mặc dù không phải là diện bệnh truyền nhiễm và thông thường không nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên đây là hiểu lầm tai hại vì khi búi trĩ hình thành và sa hẳn ra ngoài có thể dẫn đến trầy xước, chảy máu.
Nếu búi trĩ phình quá to có thể làm ảnh hưởng đến vùng niêm mạc hậu môn, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở hậu môn. Nếu bệnh nặng hoặc lâu ngày không được điều trị thì các búi trĩ có thể bị hoại tử, nguy cơ viêm nhiễm hậu môn, chảy máu hậu môn ồ ạt không cầm được.
Bị bệnh trĩ nội cần kiêng ăn gì để không tiến triển nặng?
Bệnh trĩ nội kiêng ăn gì? bệnh trĩ nội có thể trở nên nghiêm trọng nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại thức ăn và các loại đồ uống không phù hợp. Thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, táo bón và làm kích thích tăng kích thước búi trĩ. Để đảm bảo an toàn và hạn chế sự phát triển của búi trĩ, dưới đây là một số loại thực phẩm người bị bệnh trĩ nên kiêng.
Thức ăn gây dị ứng
Những loại thực phẩm gây dị ứng nếu sử dụng có thể gây nổi mề đay, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, ngứa, ho khan, chảy nước mũi… Tiêu chảy nếu do dị ứng thức ăn có thể kéo dài vài tuần, đi đại tiện nhiều sẽ gây đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện, kích thích búi trĩ gia tăng kích thước. Một số loại thức ăn gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, mè đen…
Gia vị cay nóng hoặc đồ ăn nhiều gia vị
Nếu bạn sử dụng những loại thực phẩm có nhiều gia vị như muối, đường, gia vị cay nóng như mù tạt, ớt, tiêu,… sẽ làm tăng nguy cơ táo bón, tăng cảm giác khó chịu, nóng rát, ngứa hậu môn.
Các loại thực phẩm gây táo bón
Người bệnh mắc trĩ nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm khó tiêu và dễ gây táo bón như: các loại thức ăn đóng hộp, các thực phẩm chứa nhiều đạm, nhiều tinh bột như: socola, bánh kẹo, bánh mỳ… Vì khi bị táo bón là yếu tố làm bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng, kích thích phản ứng viêm, ngứa ngáy ở niêm mạc hậu môn…
Nước ngọt có nhiều gas, đồ uống có nhiều chất kích thích
Các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu, bia, đồ uống lên men… có thể khiến cơ thể mất nước, đầy hơi, khó tiêu. Điều này làm gia tăng nguy cơ táo bón, đau rát hậu môn khi đại tiện. Không những thế những loại thực phẩm này còn khiến dạ dày tăng tiết dịch vị, rối loạn nhu động ruột, gây trào ngược thực quản…
Bệnh trĩ kiêng ăn rau gì?
Mặc dù rau xanh là loại thực phẩm lành tính, nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin… Tuy nhiên, có một số loại rau nếu sử dụng sẽ tác động đến sự phát triển của bệnh trĩ nói chung, trĩ nội nói riêng.
- Rau muống: Loại rau này chứa hàm lượng chất xơ, khoáng chất, vitamin dồi dào. Thế nhưng hoạt chất madecassol trong rau muống có thể gây ngứa hậu môn, mức độ sa của búi trĩ trở nên nghiêm trọng. Không những thế ăn nhiều rau muống còn làm kích thích quá trình hình thành sẹo lồi nếu trực tràng – hậu môn có các vết loét.
- Măng tây: Độc tố glucozit trong măng tây có thể gây ngộ độc tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Vì vậy, nếu bạn đang mắc trĩ hoặc điều trị bệnh trĩ, hãy tránh loại rau này.
- Rau dưa muối: Các loại rau muối thường không được khuyến khích sử dụng nhất là trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh trĩ vì rau dưa muối đã lên men có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, ống hậu môn gia tăng áp lực khi đại tiện.
Những lưu ý cần thực hiện khi điều trị bệnh trĩ nội
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa bệnh trĩ ngoài vấn đề bệnh trĩ nội kiêng ăn gì, cần thực hiện những lưu ý dưới đây trong quá trình điều trị. Bệnh trĩ nếu không có phòng tránh hiệu quả, nguy cơ bệnh trĩ chuyển nặng và tái phát nhiều lần là rất cao.
- Nên sử dụng thuốc và áp dụng đúng phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định và chưa được bác sĩ thăm khám
- Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt điều độ nhằm hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ đồng thời giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, cũng như làm chậm sự phát triển của bệnh trĩ.
- Nên nấu chín đồ ăn trước khi sử dung, không nên sử dụng các loại thực phẩm chưa được chế biến chín hoặc thực phẩm có chứa độc tính
- Không nên nhịn đại tiện, thức khuya, làm việc căng thẳng, lười vận động, tập thể dục quá mức, tránh thói quen ngồi xổm…
- Thực hiện các môn thể thao có cường độ vừa phải như: đi bộ, yoga, bơi,… giúp tăng cường sức dẻo dai, cải thiện sức khỏe, tăng cường thúc đẩy hoạt động lưu thông máu của cơ thể. Ngoài ra còn giúp kiểm soát cân nặng, nhu động ruột hoạt động tốt hơn và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng
- Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn nhất là trong thời gian bị trĩ và điều trị bệnh trĩ.
- Không nên hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia…
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết bệnh trĩ nội kiêng ăn gì? Trường hợp có bệnh lý nền như mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp… nên tìm gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống thích hợp.
random_posts tagid=”173″]
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.