Chia sẻ từ chuyên gia: Bệnh giang mai lây qua đường nào, có nguy hiểm không?
Bệnh giang mai lây qua đường nào là một trong những thắc mắc “nóng hổi” hiện nay. Lý do là bởi, hiểu biết về căn nguyên gây bệnh giang mai không những có ích cho việc điều trị mà còn giúp mọi người phòng tránh bệnh hiệu quả. Để biết rõ về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng tham khảo những thông tin được chuyên gia chia sẻ thông qua bài viết dưới đây.
Giải đáp về bệnh giang mai lây qua đường nào?
Đối với thắc mắc bệnh giang mai lây qua đường nào, các chuyên gia cho biết, xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể người bình thường theo những con đường sau:
- Lây qua đường tình dục
Bệnh giang mai dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc trực tiếp với các vết loét giang mai. Do vậy, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn là một con đường lây nhiễm bệnh giang mai phổ biến. Bên cạnh đó, quan hệ bằng miệng hoặc hậu môn cũng là nguyên nhân dẫn đến lây truyền bệnh giang mai.
- Tiếp xúc gián tiếp
Việc tiếp xúc với đồ dùng cá nhân như chăn gối, quần áo, bàn chải, dao cạo,… có sự hiện diện của dịch mủ hoặc máu của người bệnh cũng là một nguyên nhân gây bệnh giang mai. Ngoài ra, các hành động thân mật với người bị giang mai như ôm hôn, tiếp xúc da thịt cũng có thể khiến người khỏe mạnh nhiễm bệnh.
- Lây qua đường máu
Tất các các hình thức truyền máu, tiêm chích đều tạo điều kiện để khuẩn bệnh dễ dàng tấn công vào cơ thể. Đặc biệt khi lây truyền qua đường máu, xoắn khuẩn giang mai sẽ trực tiếp xâm nhập được vào mạch máu mà không có biểu hiện bên ngoài.
- Lây cho con từ người mẹ
Bệnh giang mai có khả năng lây truyền từ cơ thể người mẹ sang con trong suốt thời gian thai nghén. Con đường lây truyền này vô cùng nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thậm chí gây tử vong.
Giang mai gây ra mối nguy thế nào cho sức khỏe người bệnh?
Ngoài vấn đề bệnh giang mai lây qua đường nào, bạn đọc cần biết rằng, khi xoắn khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể có thể phá hủy toàn bộ cơ quan phủ tạng của người bệnh nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, các biến chứng của giang mai dưới đây còn gây ra nỗi ám ảnh đối với người bệnh, cụ thể:
- Củ và gôm giang mai
Củ giang mai là những mụn thịt trơn nhú lên khỏi bề mặt da, màu đỏ hồng, thịt trơn, có thể có vảy, không gây đau ngứa. Chúng sẽ xuất hiện ở niêm mạc mắt, miệng, bộ phận sinh dục,… sau đó gây ra những vết lở loét và hoại tử.
Gôm giang mai là các khối u tròn, sần sùi, nổi lên thành các mảng lớn rải rác ở cơ, da lưng, cổ hoặc trên xương của người bệnh. Khi mới xuất hiện, các gôm giang mai thường cứng, về sau sẽ mềm ra và chảy mủ.
- Nguy cơ mắc thêm các bệnh xã hội khác
Những tổn thương niêm mạc do giang mai gây ra sẽ tạo cơ hội để các khuẩn bệnh, virus xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi, phát bệnh. Vì vậy, khi mắc giang mai, người bệnh có khả năng bị lây nhiễm các bệnh lý xã hội qua đường tình dục khác như HIV/AIDS, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, lậu,…
- Giang mai thần kinh
Khi xoắn khuẩn giang mai tấn công lên trung khu thần kinh, não bộ, tủy sống sẽ gây ra các bệnh vô cùng nghiêm trọng như viêm não, viêm màng não… Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, động kinh, ảo giác, đột quỵ, bại liệt, rối loạn thần kinh.
- Biến chứng thị giác
Khi khuẩn bệnh tiến đến vùng mắt sẽ gây ra các dị tật và tổn thương cho bộ phận này như làm thu hẹp đồng tử, mắt dần mất đi phản xạ tự nhiên với ánh sáng, mắt mờ, khó nhìn, nặng nề hơn có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng đến tim mạch
Việc xoắn khuẩn giang mai đi vào hệ tim mạch của người bệnh sẽ gây ra một vài vấn đề như tụt huyết áp đột ngột, tim đập tăng tốc hơn bình thường, đau tức lồng ngực. Nghiêm trọng hơn, người mắc bệnh giang mai còn phải đối mặt với nguy cơ bị hở động mạch vành, giãn cơ tim, phì đại hoặc vỡ động mạch dẫn tới tử vong.
- Rối loạn tiểu tiện
Bệnh nhân giang mai cũng có khả năng bị tổn thương trực tiếp đến chức năng co thắt khi đi tiểu. Người bệnh sẽ cảm thấy mót tiểu thường xuyên, đi vệ sinh nhiều lần nhưng không hết nước tiểu, khó tiểu hoặc tiểu tiện mất kiểm soát.
- Ảnh hưởng đến xương khớp
Vào giai đoạn nặng của bệnh giang mai, các xoắn khuẩn có khả năng tấn công vào xương khớp và gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với chức năng vận động của người bệnh như viêm khớp, xương dễ gãy, thoát vị khớp xương.
- Biến chứng thai kỳ
Khi người phụ nữ mắc bệnh giang mai trong khi mang thai thì các biến chứng có thể xảy đến là rất nghiêm trọng. Không chỉ lây truyền bệnh giang mai sang đứa trẻ, mà còn khiến thai phụ dễ bị sinh non, sảy thai, thai chết lưu, thậm chí băng huyết và tử vong.
- Giang mai bẩm sinh
Giang mai bẩm sinh ở trẻ em từ dưới 1-3 tuổi thường đi kém với các biến chứng cho bé như suy dinh dưỡng, nhẹ cân, vàng da, thiếu máu, sưng gan tụy, viêm phổi, viêm gan, viêm thận, giảm hồng cầu, phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên, các biến chứng có thể xảy ra bao gồm viêm giác mạc, sa sút trí tuệ, trí nhớ kém, chậm phát triển, giảm thính lực và thị lực, điếc, mù lòa, biến dạng cấu trúc xương,…
Những biện pháp phòng tránh sự lây truyền bệnh giang mai
Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bệnh giang mai lây qua đường nào, theo các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguyên nhân gây bệnh có thể giúp mọi người phòng tránh bị lây nhiễm giang mai hiệu quả.
Có ý kiến cho rằng quan hệ tình dục bằng miệng là biện pháp an toàn vừa có tác dụng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn vừa hạn chế nguy cơ lây bệnh xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng quan hệ bằng miệng không có khả năng phòng ngừa được các bệnh xã hội.
Mặc dù, bệnh giang mai không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của người bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa nguy cơ bị lây nhiễm bệnh giang mai, bạn cần tuân thủ việc thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện lành mạnh, khoa học.
- Khi đang có các vết thương hở trên da hoặc niêm mạc sinh dục, miệng hoặc hậu môn, bạn cần hạn chế hoặc không nên quan hệ tình dục vì khả năng lây truyền mầm bệnh là rất cao.
- Tiến hành tiêm chủng để phòng ngừa mắc bệnh và thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu từ 1-2 lần/năm để tầm soát bệnh kịp thời.
- Bạn cần đi khám tại các địa chỉ y tế đáng tin cậy khi phát hiện thấy những triệu chứng lạ trên cơ thể.
- Luôn sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục là một trong những biện pháp phòng bệnh giang mai hiệu quả nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ tay, miệng và vùng kín trước và sau khi quan hệ.
Vừa rồi là thông tin về vấn đề bệnh giang mai lây qua đường nào, hy vọng có thể giúp bạn đọc trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn đọc cần được giải đáp thắc mắc, xin vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ ngay.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.